Bệnh tiểu đường: Những lưu ý đặc biệt trong mùa hè
Nhiệt độ cao và sức nóng của mùa hè có thể gây tổn hại cho bất cứ ai, nhưng nếu bạn đang bị tiểu đường thì cần thận trọng gấp hai lần so với những người không bị bệnh.
Với những biện pháp đề phòng dưới đây, bệnh nhân tiểu đường sẽ không còn phải quá lo lắng về những rắc rối có thể xảy ra trong mùa hè này:
Cẩn trọng trong ăn uống
Thời tiết nóng bức chúng ta dễ có tâm trạng mệt mỏi chán ăn, ăn không ngon miệng. Ăn uống không đủ chất và thiếu điều độ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, rất nguy hiểm. Để tránh hiện tượng này người bệnh có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo không bị tụt đường huyết.
Cần thận trọng khi chọn hoa quả ngày hè
Mùa hè cũng là mùa của nhiều loại trái cây có hàm lượng đường lớn như nhãn, vải, quýt, vú sữa, hồng xiêm, mít… Ăn quá nhiều các hoa quả này sẽ khiến đường huyết tăng cao, nếu không được kiểm soát hợp lý sẽ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như biến chứng mãn tính ở mắt, thận, thần kinh. Một số trái cây tươi như cam, nho, dưa chuột, bưởi thích hợp cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè, vừa có hàm lượng đường không quá cao, vừa giúp cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể.
Bệnh tiểu đường và mất nước
Mùa hè, nhiệt độ cao cơ thể thường bài tiết ra mồ hôi gây mất nhiều nước và các chất khoáng. Với người bệnh tiểu đường, nguy cơ mất nước tăng cao hơn nhiều lần. Nguyên nhân là do khi lượng đường máu tăng cao dẫn tới sự gia tăng bài tiết nước tiểu của cơ thể, dẫn tới mất nước nhanh hơn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như Metformin cũng làm tăng nguy cơ mất nước.
Vì vậy điều quan trọng cho tất cả người bị tiểu đường trong mùa hè là phải bổ sung đầy đủ lượng nước. Cách tốt nhất là bổ sung nước tinh khiết hoặc nước sôi để nguội, hạn chế các loại nước uống chứa nhiều đường nước ngọt, chè hoa quả.
Bảo quản các thiết bị y tế
Nhiệt độ cao vào mùa hè có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc và thiết bị y tế của người bị tiểu đường.
Video đang HOT
Insulin không nên để trực tiếp dưới cánh sáng mặt trời
Thuốc tiêm Insulin đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Nếu bạn đi du lịch hè, cần chú ý không bao giờ để Insulin ở nơi có nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Không nên để trong hộc xe hoặc trong cốp xe hoặc đặt trên nước đá sẽ làm hỏng Insulin. Chỉ nên để Insulin trong túi giữ lạnh đặc biệt.
Dụng cụ thử đường huyết cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Tốt nhất nên để máy thử đường huyết và que thử đường huyết ở nhiệt độ từ 15 – 35 ºC.
Đề phòng biến chứng trong mùa hè
Người bệnh tiểu đường có biến chứng thận nếu để cơ thể thiếu nước vào mùa hè sẽ gia tăng nguy cơ suy thận nhất là khi đang dùng thuốc lợi tiểu. Bên cạnh đó, thiếu nước cũng khiến người mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng huyết khối, tắc mạch.
Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong mùa hè, biến chứng về nhiễm khuẩn sẽ là nguy cơ không nhỏ và cần phải đề phòng cao ở người bệnh tiểu đường. Trong đó nguy hiểm nhất là bệnh lý bàn chân, nguy cơ gây hoại tử lan rộng thậm chí là cắt cụt chi. Để tránh các biến chứng này, mùa hè người bệnh cần lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ giầy và tất, nên sử dụng tất bằng chất liệu mềm như cotton. Không được đi chân trần khi đi dạo.
- Không nên dùng dép xỏ ngón vì có thể gây tổn thương, loét kẽ chân.
- Cần kiểm tra kỹ đôi chân mỗi ngày xem có mụn rộp, bóng nước, vết thương không
Việc phòng ngừa các biến chứng càng trở nên quan trọng với người bệnh trong mùa hè. Với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, những người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe với căn bệnh này mà không phải lo lắng những biến chứng nguy hiểm ghé thăm.
Thông tin hữu ích: Viên tiểu đường TĐCARE chiết xuất từ 7 thảo dược quý, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như biến chứng tim mạch, biến chứng nhiễm khuẩn, biến chứng thần kinh… Ngoài ra, TĐCARE còn giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kéo dài thời gian ổn định đường huyết, giúp hạ mỡ máu.
Năm 2012, sản phẩm TĐCARE đồng hành cùng chương trình Đái tháo đường – Bạn nên biết của Bộ Y tế nhằm cung cấp những kiến thức để người bệnh sống vui sống khỏe. Bệnh nhân nên theo dõi những thông tin hữu ích này trên kênh O2TV (VCTV10 truyền hình cáp) vào 21h thứ 7 hàng tuần, hoặc websitehttp://www.tieuduong360.com Tư vấn: 0439878787
Theo Dân trí
Ăn ngon mỗi hè
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm nếu không ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số quy tắc ăn uống ngày hè cho mọi gia đình.
Quy tắc nên nhớ : Quy tắc cơ bản là "Thực phẩm nóng nên giữ nóng, thực phẩm lạnh nên giữ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhanh chóng", Giáo sư Donald Zink, chuyên gia tư vấn khoa học tại Trung tâm an toàn và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Hiệp hội Thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết.
Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm gây ra bởi các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli, campylobacter và listeria. Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong mùa hè vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ ấm. Do vậy, cần lưu ý:
Tại siêu thị
- Kiểm tra thực phẩm trước khi cho vào giỏ hàng. Tránh mua các loại thịt không được đóng gói cẩn thận hoặc bao bì đóng gói đã bị rách vì có thể nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác. Kiểm tra xem thực phẩm đông lạnh có thực sự lạnh và đảm bảo chắc chắn những thực phẩm lấy từ tủ đông lạnh vẫn trong trạng thái đông cứng.
- Trái cây và rau củ được thái lát trước phải được lưu giữ trong tủ làm lạnh, nếu không thì không nên mua chúng.
- Đặt thịt sống và hải sản vào dưới đáy giỏ hàng để không ảnh hưởng đến thực phẩm đặt dưới. Bạn cúng có thể gói chúng trong túi plastic tránh các khả năng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm khác.
- Cho các thực phẩm làm lạnh như trứng, thịt, thực phẩm đông lạnh vào sau cùng trước khi thanh toán để giữ lạnh được lâu. Nếu vận chuyển bằng xe hơi nên để thực phẩm hàng ghế sau thay vì cho vào cốp xe để giảm thiểu vi khuẩn phát triển.
Tại nhà
- Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh ngay lập tức (tốt hơn là để chúng nguội rồi mới cho vào)
- Ướp thịt trong tủ lạnh. Không quệt nước ướp thịt lên thịt sống, nên đun sôi ít nhất 5 phút đầu tiên.
- Không rửa thịt sống. Điều này thực sự làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nước bắn tung tóe và vi khuẩn sẽ bám vào bồn rửa chén bát.
Nên rửa cái gì? Tất nhiên, hoa quả và rau. Đặt chúng dưới vòi nước, chà kỹ vỏ để loại bỏ bụi và vi khuẩn. Gọt các vết thâm tím nhỏ bởi vì đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.
- Có 3 cách để rã đông thịt sống: rã đông trung tủ lạnh, trong nước mát khoảng 30 phút thay nước 1 lần, hoặc bằng lò vi sóng. Đối với 2 cách sau nên nấu ngay sau khi rã đông.
Khi dã ngoại
- Để giữ thực phẩm lạnh, thiết kế hộp đá riêng biệt cho thực phẩm và đồ uống để tránh mởthường xuyên. Tránh xa ánh nắng mặt trời, có thể đậy lại bằng chăn.
- Luôn có hai đĩa trên bàn nướng: một để thịt sống và chiếc kia để thịt sau khi nấu.
- Nếu bạn thích humburger, nên chú ý như sau: nhờ chủ bán hàng thịt lấy loại thịt vừa được giết mổ để xay và đóng gói cẩn thận. Việc làm này nhằm tránh nguy cơ thịt nhiễm khuẩn từ các loại thịt khác được bày bán trong quán, giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ đôi tay sạch sẽ. Vi khuẩn trên tay có thể lây nhiễm sang thực phẩm, phát tán vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được nấu chín. Đối với các sự kiện ngoài trời, sử dụng chất khử trùng độ cồn khoảng 60% là tốt nhất.
Quách Vinh
Theo Dân trí
Các thực phẩm bồi bổ cơ thể ngày hè Thanh nhiệt, giải độc... là những công dụng chính của 8 loại thực phẩm dưới đây. Rau diếp giúp thông khí Rau diếp chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hoá, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt nhất cho những người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng...