Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Bệnh thủy đậu là căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không chữa trị cẩn thận nó sẽ để lại hậu quả là những biến chứng khó lường như: viêm phổi, viêm não …
Bệnh thủy đậu ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Bệnh thủy đậu do một loại vi rut mang tên Varicella Zoster Virus, thường bùng phát dịch vào các mùa trong năm. Bệnh rất dễ lây và thường có các triệu chứng chóng mặt, sốt nhẹ, khắp người nổi mụn. Khi đã mắc thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 – 7 ngày, dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học.
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.
Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn còn người lớn bị sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước có đường kính vài milimet. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
Sau khi nốt đậu mọc thì thường người bệnh giảm sốt và tổn thương bóng nước khô dần rồi tự bong vẩy vài ngày sau đó nhưng để lại sẹo mờ trên da sau vài tuần mới hết hẳn.
Điều trị thủy đậu cho trẻ
Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể
Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.
Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn
Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.
Video đang HOT
Điều trị triệu chứng
Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.
Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…
Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus
Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).
Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
Lưu ý: Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.
Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.
Bài thuốc Đông y trị bệnh thủy đậu
Phương dược: Tam hoàng ngân kiều kinh phòng giải độc thang: hoàng cầm 12g; hoàng bá 12g; hoàng liên 8g; kim ngân hoa 20g; liên kiều 16g; kinh giới 12g; phòng phong 12g; độc hoạt 8g; khương hoạt 8g; tiền hồ 8g; sài hồ 10g; chỉ xác 8g; cát cánh 8g; bạch linh 16g; cam thảo 8g; xuyên khung 8g; bạch chỉ 8g; bạc hà 6g; đảng sâm 16g; gừng tươi 3 lát; đại táo 3 quả.
Tất cả 21 vị hợp thành 1 thang thuốc, hiện có bán ở tất cả các hiệu thuốc Đông y.
Công dụng: diệt siêu vi khuẩn thủy đậu rất hiệu quả, hết ngứa giảm đau, làm xẹp mụn, giải độc, cải thiện sức đề kháng và phục hồi sức khỏe. Điều trị được giai đoạn khởi phát, toàn phát và biến chứng, nhất là biến chứng thủy đậu nhiều năm sau như bệnh Zona thần kinh (dời leo)…
Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang, sắc 2 nước: nước nhất cho 5 chén nước sạch sắc còn 1 chén, uống bất kỳ, nước thứ hai cho 5 chén nước sắc còn chén lưng, uống sau nước thứ nhất 4 giờ.
Hiệu quả: chỉ sau khi uống thuốc 20 phút, bệnh nhân đi tiểu đã thấy hương thơm tinh dầu kinh giới, chứng tỏ thuốc hấp thu rất nhanh và tuần hoàn khắp cơ thể, nhờ vậy ức chế ngay siêu vi khuẩn và mụn thủy đậu dừng tiến triển, sau 3 thang thuốc trong 3 ngày điều trị, mụn thủy đậu xẹp đóng vảy bay dần. Nhưng phải uống đủ 6 thang để tiệt nọc và không còn biến chứng về sau.
Theo thoidai
Những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu mà ai cũng cần biết
Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng trên dưới 30.000 trường hợp mắc thuỷ đậu, 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Thuỷ đậu tuy là bệnh lành tính, xong theo cảnh báo của các chuyên gia, bệnh này cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc...
Người lớn, bà bầu, trẻ em đều có thể "dính" thuỷ đậu
Trong thời gian gần đây, bên cạnh các dịch bệnh khác có bệnh nhân nhập viện như sốt xuất huyết, tại Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TW cũng ghi nhận nhiều phụ nữ mang thai mắc thủy đậu. Tại Khoa Virus - Ký sinh trùng, BV Bệnh nhiệt đới TW trong vòng một tháng trở lại đây đã có rất nhiều ca mắc bệnh thủy đậu.
Dù đang mang thai tuần thứ 15 nhưng chị K.T.L., 22 tuổi (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) không may bị mắc thủy đậu khiến chị hoang mang, lo lắng. Được biết, chị L. có tiếp xúc với anh trai, chị dâu và cháu gái đều bị mắc thủy đậu trước đó.
Chị K.T.L. không may bị mắc thủy đậu khi đang mang thai khiến chị rất lo lắng.
Tại các BV khác như BV Nhi TW, BV Bạch Mai... thi thoảng vẫn có bệnh nhân mắc thuỷ đậu gồm cả người lớn và nhập viện.
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, thuỷ đậu còn có tên khác là bệnh trái rạ, là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn suy giảm miễn dịch. Bệnh rất dễ lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thuỷ đậu có tính lây nhiễm cao, nhất là trong giai đoạn sớm. Nó lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, tiếp xúc gián tiếp qua những vật dụng có dính virus kể cả trong giai đoạn ủ bệnh khi cơ thể chưa nổi mụn nước.
Đây là một căn bệnh rất thường gặp. Hàng năm, bệnh vẫn thường tạo nên những trận dịch khiến cho số trẻ nhập viện cao và tỉ lệ biến chứng cũng vì thế trở nên nghiêm trọng hơn.
Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện mụn nước nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Đối với trẻ, mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm.
Biến chứng của bệnh rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng
Theo thống kê của Hội Y học Dự phòng, năm 2018, cả nước có tổng cộng hơn 31.000 người mắc bệnh, 2017 là 39.000 ca, tăng 45.9% so với năm 2016 với gần 22.000 ca mắc bệnh. 90% bệnh nhân bị nhiễm thuỷ đậu là trẻ trong độ tuổi từ 2 - 7 tuổi.
Tiêm phòng vắc xin: cách hữu hiệu để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh
PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, mắc bệnh thuỷ đậu sẽ phục hồi sau một quãng thời gian nhất định và không để lại di chứng gì nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, biến chứng của bệnh cũng rất khó lường và có thể để lại những di chứng nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng nốt thuỷ đậu- đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em, nguy cơ cao rơi vào giai đoạn 2 tuần sau khi các thương tổn xuất hiện. Nó cũng có thể dẫn đến chốc lở, đinh nhọt, viêm quầng và là di chứng về mặt thẩm mỹ đến suốt đời.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, biến chứng viêm phổi khi mắc thuỷ đậu cũng có thể xảy ra khiến trẻ có thể ho ra máu, khó thở, sốt cao, nguy cơ tử vong cao
Ngoài ra là biến chứng về nhiễm trùng máu, khi vi khuẩn có thể xâm nhập từ mụn nước thuỷ đậu bị vỡ và đi vào mạch máu
Một biến chứng khác của bệnh thuỷ đậu là biến chứng về thần kinh thường gặp là mất điều hòa tiểu não, viêm não, hội chứng Reye, viêm cột sống ngang, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng Guillain-Barré
Ngoài ra, có một trường hợp đặc biệt khi bị mắc bệnh nhiễm sơ khởi ở tuổi nhỏ, virus Varicella Zoster sẽ "lẩn trốn" trong các hạch cảm giác trong cơ thể, sau đó, chúng có thể "thức dậy" ở tuổi trung niên gây ra bệnh Zona (giời leo) mạn tính. Đặc biệt nghiêm trọng là mẹ mang thai bị mắc bệnh thuỷ đậu có thể lây truyền sang con
Tiêm vắc xin là một trong những cách hữu hiệu để phòng chống bệnh thuỷ đậu
Do đó, các chuyên gia về y tế dự phòng lưu ý cha mẹ nên lưu ý tiêm phòng vắc xin phòng thuỷ đậu cho trẻ lẫn bản thân mình để giúp bảo vệ con trẻ trước nguy cơ mắc bệnh, cũng như chống lại các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và nâng cao rào chắn miễn dịch cộng đồng tốt hơn.
Điều này giúp giảm số ngày bệnh của trẻ trong năm, cũng như góp phần bảo vệ nhóm người dễ bị biến chứng nặng khi mắc bệnh thuỷ đậu như: các bạn nhỏ bị suy yếu hệ miễn dịch, phụ nữ có thai mà chưa có miễn dịch
Hiện nay, các khuyến cáo đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai là nên tiêm phòng vắc xin MMR (Sởi - quai bị - Rubella) và thuỷ đậu trước một quãng thời gian nhất định mới nên có thai. Thời gian chờ đối với MMR là trước ít nhất 1 tháng, đối với thuỷ đậu là trước ít nhất 3 tháng.
Theo SK&ĐS
Biến chứng bệnh thủy đậu có thể gây viêm não, tử vong: Cha mẹ đừng chủ quan mà có thể mất con Mùa hè năm nay, do tình hình thời tiết thay đổi thất thường nên những căn bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, sởi, zona thần kinh... vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, số ca mắc bệnh thủy đậu vẫn đang tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều trẻ em. Nếu như bố mẹ không có...