Bệnh thường gặp ở ‘núi đôi’ khi cho con bú
Viêm tuyến sữa cấp tính là bệnh thường gặp phải trong thời gian cho con bú. Vì sao lại bị bệnh này, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến vú như thế nào?
Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, có con lần đầu, cháu được 5 tháng tuổi. Tôi cho cháu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tuy nhiên thời gian gần đây tôi hay bị viêm sưng một bên vú vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho con bú hàng ngày. Tôi xin hỏi có cách nào để hạn chế tình trạng này.
Trả lời:
Với các biểu hiện mà bạn nêu, nhiều khả năng đây là loại bệnh viêm tuyến sữa cấp tính, loại bệnh này thường xảy ra ở thời kỳ phụ nữ cho con bú.
Bệnh viêm tuyến sữa cấp tính có biểu hiện lâm sàng đa dạng, nói chung có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: biểu hiện chủ yếu là sưng cục bộ bên vú bị viêm, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Video đang HOT
Viêm tuyến vú là bệnh thường gặp trong thời kỳ đang cho con bú.
Giai đoạn 2: vú sưng, nóng, đỏ, đau tăng, thân nhiệt tăng, sốt kéo dài. Lúc này trong tuyến sữa đã có mủ.
Giai đoạn 3: Mưng mủ và chín, da vỡ loét, chảy mủ.
Cách điều trị
Nếu bệnh còn trong giai đoạn đầu, lúc này nên cố gắng thải thật nhanh số sữa ứ đọng bằng cách là nặn bằng tay hoặc dùng dụng cụ hút sữa. Ngoài ra có thể đắp ở ngoài bằng thuốc đông dược như Bồ công anh, Địa đinh hoa tím giã nát. Ở giai đoạn này vẫn có thể cho bé bú được.
Nếu bệnh không thuyên giảm mà chuyển sang giai đoạn tiếp theo, lúc này cần sớm gặp bác sỹ để được khám, chẩn đoán và cho thuốc điều trị; lúc này không nên cho bé bú sữa mẹ mà nên nuôi bé bằng sữa ngoài, khi mẹ khỏi viêm thì tiếp tục cho bé bú lại.
Để dự phòng ngừa bệnh này nên thường xuyên bảo đảm vệ sinh đầu vú, dùng vải gạc rửa đầu vú, khiến cho da vú chắc dai, không dễ bị nước bọt làm rách; cho bé bú đúng cách và đúng tư thế.
Nếu lượng sữa quá nhiều, bú một lần không hết, nên vắt hết sữa thừa tránh để ứ đọng dễ gây viêm. Khi đã có biểu hiện viêm, nên đến khám bác sỹ để có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Tiền Phong
Bài thuốc trị ốm nghén
Rất nhiều phụ nữ khi có thai thường bị ốm nghén. Với những triệu chứng: người mệt mỏi, nôn mửa liên tục, bụng dưới căng tức khó chịu, ăn cơm rất ít, có những trường hợp không ăn cơm mà chỉ ăn vặt, thấy hoa quả có vị chua chát là rất muốn được thưởng thức. Toan trang mêt moi, luôn muốn nằm, hơi thở mạnh hơn lúc bình thường, trong lồng ngực thấy rạo rực, tính tình cũng thay đổi, thân nhiệt thường cao hơn bình thường từ 0,1 - 0,3oC. Rất nhiều người sau 3 tháng đầu là hết những triệu chứng kể trên, cơ thể trở lại bình thường, ăn uống, ngủ nghỉ được, cơ thể tăng cân, tinh thần thoải mái, lạc quan. Nhưng cũng có môt số ít chị em tình trạng nghén có thể kéo dài đến tháng thứ 5 - 6. Nêu nghen năng, ăn uông kem se anh hương đên thai nhi.
Muốn khắc phục tình trạng ốm nghén, Đông y có nhưng bai thuôc giup làm bớt những triệu chứng, an thai, tăng cường sức lực cho người mẹ. Muốn đạt được điều đó, không ngoài việc bổ tì vị, bổ thận, củng cố mạch đới, mạch nhâm, hạ khí, chống nôn...
Ngải diệp.
Bài thuốc: Ngải diệp 16g, tía tô 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, bạch truật 12g, bán hạ chế 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác (sao cám) 10g, sa nhân 8g, hoàng cầm 12g, phòng sâm 12g, đương quy 12g, cam thảo 12g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 16g, đại táo 10g.
Cách sắc thuốc: lần 1: đổ nước 1.200ml, sắc lấy 250ml, lần 2; đổ nước 1.000ml, sắc lấy 200ml. Chung 2 nước lại hâm sôi, chia 3 lần uống trong ngày.
Trong bài: bán hạ, hậu phác: hạ khí, chống nôn; bạch truật, sa nhân, cam thảo, ngũ gia bì, trần bì: bổ tỳ bổ vị; ngải diệp, tía tô, hoàng cầm: an thai; chỉ xác có tác dụng làm êm dịu trung châu. Các vị khác đi kèm làm nhiệm vụ tá sứ.
Trần bì.
* Gia giảm: nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân 16g. Nếu ngứa ngoài da, gia: ngân hoa 12g, liên kiều 12g. Nếu ho nhiều, gia: mạch môn 16g, tang bạch bì 12g. Nếu tiểu đỏ tiểu buốt, gia: mã đề thảo 16g, râu ngô 12g.Theo SK&ĐS
Xử trí đúng cách khi trẻ bị sốt cao Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Khi trẻ bị sốt có nghĩa là cơ thể bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) chủ yếu là các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy... Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể...