“Bệnh thì tôi chưa chết ngay được, nhưng đói là… chết chắc”
Ông Lâm mang trong mình hai căn bệnh hiểm nghèo mà không có điều kiện để chữa trị. Mắt ông ngày một lồi to ra đến chẳng còn thấy rõ. Căn bệnh thoát vị ruột khiến ông đi lại khó khăn nhưng hàng ngày ông vẫn phải đi bán vé số để nuôi vợ con.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Lâm (53 tuổi, ngụ ấp Phụng An, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) vào một ngày đầu tháng 6, cũng là lúc ông Lâm kết thúc một ngày bán vé số với kết quả không mấy vui. “Bữa nay bán được 70 vé thôi chú ơi, tui phải về sớm vì đau quá đi không nổi nữa”, ông Lâm mở đầu câu chuyện.
Ông Hà Văn Lâm với đôi mắt ngày một lồi ra, nhìn rất mù mờ.
Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Lâm chia sẻ, ông sinh ra và lớn lên ở ấp Phụng An này. Ông lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Hạnh, có một người con gái là cháu Hà Thị Mộng Cầm, hiện nay đang học lớp 8 tại Trường THCS xã Song Phụng.
Cuộc đời ông bà không may mắn khi bị cái đói đeo đẳng suốt bao nhiêu năm qua. Rồi nỗi khốn khó lại ập đến khi cách đây 4 năm, ông Lâm bị bệnh về mắt. Lúc đầu ông cứ nghĩ mắt đau bình thường nên không đi chữa trị vì cũng chẳng có tiền mà đi viện. Chỉ đến khi thấy đôi mắt của mình cứ ngày một lồi to ra, gây cảm giác khó chịu thì ông đành phải mượn chỗ này, vay chỗ kia chút ít đi khám thì đã muộn vì bệnh đã trở nặng. Theo kết quả khám bệnh của Bệnh viện Mắt TPHCM thì đôi mắt của ông Lâm có “nhiều khối tổn thương lan tỏa hốc mắt hai bên, cả ngoài nón, trong nón và các cơ vận nhãn, nghi u lymphoma”.
Dù mang trong mình nhiều căn bệnh nhưng ông Lâm vẫn phải đi bán vé số để nuôi vợ con.
Không chỉ bị bệnh về mắt, đã mấy năm nay, ông Lâm còn “gánh” thêm trong mình một căn bệnh là bị thoát vị ruột. Căn bệnh này khiến cho việc đi lại của ông rất khó khăn, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ông phải lặn lội bán vé số để tìm miếng cơm, manh áo cho cả nhà. “Tui vẫn phải gắng nén đau để đi bán vé số chứ nghề này mà không đi thì làm sao bán được, bữa nào đau quá chịu không nổi thì mới nghỉ thôi chứ thế nào cũng ráng hết. Chú thấy đó, tui bệnh, vợ con cũng bệnh nên khổ lắm, cả nhà bữa đói, bữa no là thường xuyên”, ông Lâm ngậm ngùi nói.
Ông Lâm cho biết, cách đây khoảng hơn 2 tháng, ông được bệnh viện hẹn tái khám. Lúc đó trong nhà không có tiền nên ông phải cho một người khác thuê một phần đất của gia đình để làm nhà ở được 8 triệu đồng. Cầm tiền lên bệnh viện mắt khám xong đóng hết 4 triệu đồng. Sau đó họ hẹn tuần sau lên tái khám để có kế hoạch mổ nhưng 3 lần lên khám vẫn chưa được. “Đi tới đi lui nên số tiền còn lại cũng không còn vì mỗi lần đi khám phải trả tiền xe đò, tiền thuê nhà trọ ở chờ khám, tiền ăn uống nữa. Cũng vì hết tiền nên từ đó đến nay tui ở nhà luôn. Thôi thì tới đâu hay đó chứ biết làm sao được”, ông Lâm bùi ngùi.
Tiếp lời chồng, bà Nguyễn Thị Hạnh nói hết sức xót xa: “Khi có kết luận ban đầu, bệnh viện cho biết phải mổ mới mong cải thiện được đôi mắt cho ông ấy. Chi phí cho ca mổ là 120 triệu đồng, do mình có bảo hiểm nên chỉ đóng 50%, nhưng cũng mất hết 60 triệu đồng. Nói thiệt là số tiền này vợ chồng tôi có nằm mơ cũng không có. Nếu có bán hết cả đất đai, nhà cửa cũng không thể có đủ tiền mà trị bệnh. Biết bệnh nặng nhưng nghèo quá đành mặc cho nó hành hạ thôi chú à”.
Nhận kết quả khám bệnh với những căn bệnh hiểm nghèo mà ông Lâm chưa một lần dám mơ được trị bệnh bởi quá nghèo.
Được biết, gia đình ông Lâm chỉ có khoảng trên 1 công đất vừa làm nhà, vừa trồng cây ăn trái nhưng thu hoạch bấp bênh bởi không có vốn đầu tư nên trồng cây chẳng thu được gì. Để có miếng ăn cho cả nhà, ông Lâm phải đi bán vé số từ sáng đến tối, mỗi ngày kiếm được chừng 70.000 đồng- 100.000 đồng, số tiền này cũng chỉ tạm đủ cho gia đình có bữa ăn hằng ngày chứ không thể nào tích lũy để mà chữa bệnh.
Khốn khổ thêm khi không chỉ ông Lâm mang bệnh, vợ và con ông cũng bị bệnh. Bà Hạnh bị bệnh về huyết áp, khớp, dạ dày…Còn cháu Hà Thị Mộng Cầm bị viêm phổi kéo dài nên sức khỏe rất yếu. Cả nhà ông Lâm chỉ trông chờ vào công việc bán vé số của ông chứ không có nguồn sống nào khác. Khi chưa bị bệnh, bà Hạnh đi làm thuê kiếm vài đồng phụ thêm. Nhưng từ ngày bị bệnh đến nay, sức khỏe yếu hẳn nên bà phải ở nhà. “Giá như không bị bệnh thì tui cũng ráng đi làm thêm phụ với chồng lo cho gia đình chứ để ông ấy một mình thân mang bệnh kiếm tiền nuôi vợ con, tui đau lắm chú à”, bà Hạnh xót xa.
Cuộc sống mưu sinh đã khổ, đến chỗ ở của gia đình ông Lâm cũng hết sức tồi tàn.
Video đang HOT
Đơn xác nhận gia đình khó khăn của ông Lâm.
Căn nhà của gia đình ông Hà Văn Lâm cũng là nhà do nhà nước xây tặng cách đây nhiều năm. Nền nhà chỉ là nền được đắp lên từ đất ruộng nên bị sụt lún, chỗ thấp, chỗ cao; còn mái nhà lợp tôn đã bị rỉ sét nhiều chỗ. Tài sản trong nhà không có gì quý giá ngoài một cái giường gỗ và một bộ ván gỗ cũ kỹ làm chỗ ngủ cho cả nhà. Nhiều năm qua, căn nhà đã xuống cấp, xiêu vẹo, giờ có thể bị sập bất cứ lúc nào nhưng với tình cảnh hiện nay, ông Lâm chẳng thể nào sửa sang lại được.
Bà Nguyễn Thị Phượng (một người dân ở địa phương) chia sẻ: “ Hoàn cảnh gia đình ông Lâm thật khổ. Nhà có 3 người thì ai cũng bị bệnh cả, mà toàn bệnh nhà giàu mới chết chứ. Nhìn ông Lâm mắt mỗi ngày một lồi to ra, nhìn khó khăn, chân đi không mấy vững vàng mà vẫn phải cặm cụi bán vé số kiếm sống, thấy thật tội nghiệp. Chúng tôi mong qua báo, mọi người chung tay giúp đỡ ông Lâm vượt qua khó khăn này”.
Chia sẻ với chúng tôi, vợ chồng ông Lâm cho biết, mong muốn của gia đình lúc này là có tiền để đi trị bệnh cho ông Lâm. “Là trụ cột trong gia đình, lỡ như ông ấy ngã xuống thì mẹ con tui biết phải làm sao. Còn việc học của đứa con gái nữa, cũng chưa biết thế nào bởi nhà khó khăn quá nên tương lai của cháu nó mịt mờ lắm chú à”, bà Hạnh nghẹn lòng.
Để giúp người đàn ông này có điều kiện trị bệnh, rất mong sự sẻ chia của các tấm lòng hảo tâm.
Ông Phan Văn Nhã- Phó Chủ tịch UBND xã Song Phụng xác nhận: “Hoàn cảnh gia đình ông Hà Văn Lâm thực sự khó khăn, là hộ nghèo của địa phương. Chúng tôi và bà con cũng tạo điều kiện giúp gia đình ông nhưng không thấm vào đâu. Qua báo Dân trí, chúng tôi rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ cho ông Lâm có điều kiện chữa trị lành bệnh để ông còn lo cho vợ con mình”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1818: Ông Hà Văn Lâm, ấp Phụng An, xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. ĐT: 016767 30745 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Lương – Huỳnh Hải
Theo Dantri
Thương người đàn ông với nụ cười... "khó coi"
Hơn 60 tuổi nhưng ông chưa một ngày được sống như người bình thường. Căn bệnh quái ác đang rút cơ thể ông co lại, những cơn đau thâu đêm. Mẹ già mất, nhà cửa cũng không còn, ông phải đến nương nhờ em gái, ngày ngày nằm co quắp trên chiếc chõng đơn trong góc tường.
Tìm về xóm 2, xã Nam Lộc, Nam Đàn (Nghệ An) hỏi thăm ông &'Kính tật', ai ai cũng lắc đầu cám cảnh. Hàng chục năm qua, chẳng ai lạ gì cảnh một người đàn ông với thân hình co quắp, khổ sở nằm bệt trên chõng tre trong góc nhà.
Ông tên thật là Đậu Văn Kính (SN 1954). Từ lúc bẩm sinh, ông đã mang thân phận bất hạnh khi không được khỏe mạnh như người thường. Mẹ ông là bà Đậu Thị Ân sinh được 3 người con, ông Kính là con trai duy nhất. 2 người con gái sớm lấy chồng, một mình bà Ân nai lưng, buộc bụng chăm sóc đứa con trai tàn tật từ thuở lọt lòng đến lúc trưởng thành vẫn chỉ nằm được một bề trên chiếc chõng.
Ông Kính hơn 60 tuổi, từ lúc sinh ra đến lúc về già ông phải chịu đựng bao khổ cực vì bệnh tật
Suốt nhiều năm trời, 2 mẹ con sống tạm bợ tại xóm 3, xã Nam Lộc. Bà mẹ già một tay làm lụng sớm trưa, một tay chăm sóc đứa con trai bất hạnh. Đến năm 2010, bà Ân lâm bệnh qua đời, lúc này ông &'Kính tật' bơ vơ chẳng còn ai cưu mang. Nhà cửa cũng chẳng còn, ông đành tìm đến nương nhờ vợ chồng em gái thứ 2 ở xóm trên.
Trong một góc buồng ẩm thấp, người đàn ông với gương mặt &'khó coi' nằm co quắp trên chiếc chõng nhỏ, miệng rên rỉ không thành tiếng do cơn đau hành hạ. Bà Nguyễn Thị Hường (SN 1967, em gái ông Kính) cho biết, do dây thần kinh co giật nên anh trai đau khắp người, rên rỉ suốt ngày đêm.
Bố mẹ mất, ông sống nhờ vào nhà em gái.
"Nhiều đêm trở trời anh ấy không ngủ được chút nào vì đau quá. Vợ chồng tôi thương anh nhưng chẳng biết làm sao. Nhất là vào mùa rét, hầu như ngày nào anh cũng bị cơn đau hành hạ dù uống thuốc liên miên. Để anh ăn được cơm, tôi phải xoa dầu cho anh cho đỡ đau. Tội nghiệp lắm!", bà Hường buồn bã. Vợ chồng chị cũng chỉ làm nông, ngày ngày phải ra đồng. Những lúc ấy, ông &'Kính tật' chỉ nằm một chỗ trong góc buồng!
Do chỉ nằm được một chỗ, hiện một chân và tay của ông Kính đã bị liệt không thể cử động. Chúng tôi muốn hỏi ông vài câu nhưng người đàn ông khốn khổ không thể phát âm thành tiếng. Mỗi lần cố gắng nói thì cái miệng bị giật móm méo lại, nước mắt ông lại rỉ ra.
Ông sống trong nhà em gái cũng chỉ có chiếc giường bằng chõng tre để nằm tạm.
Bà Hường cho biết, mỗi ngày ông Kính chỉ ăn được nửa bát cơm vào buổi sáng, trưa và tối ông không ăn được gì, mà uống một vài ly sữa nhưng tiền lấy đâu ra để mua cho anh. Ngày nào ông cũng phải uống thuốc mà hai vợ chồng còn phải lo lắng mưu sinh, nuôi con cái học hành nên khó kham nổi. Nhiều lúc vợ chồng chị hết cả tiền mua thuốc, chị đành nuốt nước mắt nhìn người anh trai tội nghiệp rên rỉ đau đớn.
"Có hôm anh cố để nói chuyện. Anh gắng nói rằng muốn chết đi để khỏi phải chịu khổ, để được đi gặp mẹ. Vợ chồng tôi nghe anh nói mà nước mắt trào ra không kìm lại được. Dạo này anh bị đau khắp người, hầu như không đêm nào ngủ được. Không có tiền để đi khám, chúng tôi chỉ biết động viên anh chịu khó chịu khổ mà thôi chú ơi!", bà Hường nói như khóc.
Xác nhận của chính quyền địa phương.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1785 : Bà Nguyễn Thị Hường, xóm 2, xã Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An. Số điện thoại bà Hường - em gái ông Kính: 01664.986.788 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Duy
Theo Dantri
"Ông trời ơi ! Sao con mãi tụt dốc thế này?" Tôi trở lại Tuần Giáo sau những ngày dự án HIV kết thúc. Trời Tây Bắc nắng, gió, lại theo tôi tới căn nhà tơi tả dựng trên lưng đồi của một bệnh nhân HIV (mà tôi đã tới thăm vào năm 2013), nghe nói đang chuyển sang giai đoạn AIDs. Chị là Cà Thị Hinh, người mẹ đang thay chồng, vật lộn...