Bệnh TCM tăng 10 lần so với năm trước

Theo dõi VGT trên

Tại cuộc họp trực tuyến phòng chống bệnh tay chân miệng do Bộ Y tế tổ chức hôm 25-5, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình cho hay bệnh tay chân miệng đang bùng nổ.

Báo cáo của ông Nguyễn Văn Bình cho hay chưa hết năm tháng đầu năm 2012, số ca mắc bệnh tay chân miệng cả nước đã lên đến trên 46.000 trường hợp, 27 bệnh nhi đã tử vong. So với cùng kỳ năm 2011, số mắc đã tăng 10,2 lần, số tử vong tăng 1,7 lần.

Đặc biệt, có những địa phương như Đà Nẵng số mắc tăng… 22,27 lần so với cùng kỳ năm 2011. TP Hải Phòng, địa phương không phải là trọng điểm tay chân miệng mùa dịch 2011, nhưng cũng tăng số mắc ngay từ đầu năm và đến nay đã có trên 4.000 trường hợp mắc bệnh, liên tục dẫn đầu cả nước về số mắc bệnh.

Tăng hơn 10,2 lần

Bệnh TCM tăng 10 lần so với năm trước - Hình 1

Một ca mắc bệnh tay chân miệng đang được theo dõi tại phòng cấp cứu khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – Ảnh: Minh Đức

Số liệu về bệnh tay chân miệng 5 tháng đầu năm Tháng 1 có 4.385 ca mắc bệnh, tử vong 7 tháng 2 mắc 6.785, tử vong 4 tháng 3 mắc 13.608, tử vong 7 tháng 4 mắc 14.930, tử vong 4 tháng 5 mắc 6.569, tử vong 7. So với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực, số ca mắc bệnh tay chân miệng mùa dịch này ở VN cao hơn hẳn. Singapore là 13.289 ca (cùng kỳ 2011 có 4.044 ca, tăng 3,3 lần), Nhật Bản 6.036 ca (cùng kỳ 2011 có 5.685 ca, tăng 1,1 lần), Macau 302 ca (cùng kỳ có 71 ca, tăng 4,1 lần), Trung Quốc 99.052 ca (cùng kỳ có 34.709 ca, tăng 2,9 lần), VN có 46.277 ca, tăng 10,2 lần.

Tại cuộc họp trực tuyến, đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng – cơ sở đã điều trị cho trên 3.200 bệnh nhi từ đầu năm đến nay – rất lo lắng khi triệu chứng bệnh tay chân miệng mùa dịch 2012 tỏ ra bất bình thường: tuổi mắc bệnh giảm xuống, xuất hiện bệnh nhi mắc tay chân miệng dưới 6 tháng tuổi, trong khi trước đây phải biết đi, biết nghịch ngợm hoặc đi học mẫu giáo mới có nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh không điển hình, nhiều trường hợp không có phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chỉ sốt, viêm đường hô hấp rồi đột ngột chuyển sang thể nặng: co giật, khó thở sau 2-3 ngày. Tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng, thời gian qua có 103 bệnh nhi thể nặng từ độ 3 trở lên và tất cả các em đều phải thở máy, hiện có hai trường hợp bệnh rất nặng, có tiên lượng tử vong.

Theo dõi diễn biến bệnh tay chân miệng năm tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay có nhiều địa phương đang đề nghị thành lập cơ sở riêng để điều trị bệnh tay chân miệng. Theo ông Long, rất cần theo dõi sát bệnh nhân, tránh bệnh chuyển sang thể nặng mà không kịp điều trị, như TP.HCM gần đây có hai trường hợp tử vong đều do đến viện quá muộn.

Ông Long cho rằng ngoại trừ tháng 5 chưa kết thúc, bệnh tay chân miệng đã tăng đều trong thời gian từ tháng 1-4, và lên đến đỉnh điểm ở tháng 4 với gần 15.000 trường hợp mắc mới, tương đương giai đoạn đỉnh của mùa dịch 2011. Trong tháng 5, tuy số mắc đã giảm nhưng số tử vong lại tăng thêm ba trường hợp.

Video đang HOT

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, phó giám đốc bệnh viện Trần Minh Điển cho hay có 50% bệnh nhi vào viện là bệnh nhi của Hà Nội, tỉ lệ nhiễm virút EV, dòng virút độc lực cao là 58,7% và hầu hết bệnh nhân ở thể nặng.

Bệnh TCM tăng 10 lần so với năm trước - Hình 2

Nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng khiến Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) quá tải, một số bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang – Ảnh: M.Đức

Truyền thông chưa đến nơi

Có rất nhiều tồn tại được mổ xẻ ở buổi giao ban trực tuyến hôm 25-5, trong đó có yếu tố truyền thông. Theo đại diện Bệnh viện Nhi Hải Phòng, dường như việc truyền thông chống dịch chưa đến đích, ở Hải Phòng có hiện tượng trẻ vào viện vì bệnh tay chân miệng nhưng có rất nhiều người đến thăm, người nào cũng muốn ôm hôn em bé, nắm tay, ngồi lên giường bệnh…

Theo ông Nguyễn Văn Bình, việc truyền thông chưa đến đúng đối tượng là người chăm sóc trẻ và các hộ gia đình có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bà Ngô Thị Kim Yến, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, đề xuất làm việc với Liên đoàn Lao động để đẩy mạnh việc truyền thông ở nhóm công nhân, người lao động thu nhập thấp vì họ hầu như không có thời gian xem tivi, báo chí…

Thống kê của Cục Y tế dự phòng tại sáu địa phương có tổ chức lễ phát động chiến dịch rửa tay sạch phòng chống dịch, số mắc tay chân miệng giảm đáng kể kể từ khi phát động chiến dịch. Cụ thể tại tỉnh Thái Bình, số mắc giảm từ mức 100 ca/tuần thời điểm phát động chiến dịch xuống 50-70 ca/tuần ở những tuần gần đây, nhưng đến nay còn đến tám địa phương vẫn đang ở giai đoạn… trình kế hoạch tổ chức lễ phát động, trong khi lễ phát động toàn quốc đã được tổ chức từ ngày 1-3-2012.

Mùa dịch 2011, số mắc bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ tháng 4 và tăng vọt từ tháng 5, rồi giữ ở mức cao trong suốt sáu tháng. Năm nay, bước vào tháng 5, số mắc có giảm nhưng số tử vong lại tăng lên, cho thấy dự báo trong bảy tháng tới bệnh tay chân miệng vẫn là một điểm đáng báo động trong đời sống dân sinh.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, tỉ lệ tử vong trên nhóm bệnh nhân nặng (độ 3-4) đã giảm từ 41,6% còn 8,5% sau khi có phác đồ điều trị cập nhật. Cục đã giao Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM làm đầu mối xây dựng cẩm nang chẩn đoán, điều trị tay chân miệng, cụ thể hóa các thuốc sử dụng trong điều trị, các kỹ thuật hồi sức nhi khoa, các thủ thuật và theo dõi bệnh nhân tay chân miệng để hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới.

Trong khi đó, Cục Y tế dự phòng đề xuất nghiên cứu và thử nghiệm văcxin phòng chống bệnh tay chân miệng lần đầu tiên tại VN. Trước mắt sẽ cấp xà phòng, hóa chất, vật tư đến tận gia đình trong ổ bệnh. Năm 2011, sau tám năm xuất hiện bệnh nhân tay chân miệng đầu tiên tại VN, cơ quan hữu quan đã xác lập được một kỷ lục về số mắc, số tử vong. Nếu không muốn kỷ lục ấy lặp lại thì phải quyết liệt từ bây giờ, từ trung ương, địa phương, từ điều trị, dự phòng, chống dịch, dập dịch thì cơ may còn kịp.

238 người mắc bệnh “lạ”

Chiều 25-5, ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho biết bệnh nhân mắc bệnh “lạ” Phạm Thị Ân (20 tuổi) thôn Làng Rêu, xã Ba Điền) đưa ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị trước đó nhưng không bớt bệnh, nên đã chuyển về Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi tiếp tục chữa trị.

Tuy nhiên, bệnh nhân Ân không chịu ở lại bệnh viện mà một mực yêu cầu bệnh viện giải quyết về Trung tâm Y tế Ba Tơ chữa bệnh. Bệnh viện buộc phải chuyển bệnh nhân Ân về Ba Tơ.

Theo bà Đặng Thị Phượng – giám đốc Trung tâm Y tế Ba Tơ, đến nay đã có thêm bốn trường hợp mắc bệnh “lạ” chuyển về trung tâm. Trong đó có một trường hợp bệnh nặng là cháu Phạm Văn Trinh (8 tuổi, ở xã Ba Điền). Khi nhập viện dù chưa có dấu hiệu rõ, nhưng nội tạng cháu Trinh có triệu chứng tổn thương rất nặng. Theo số liệu của Phòng y tế huyện Ba Tơ, tính đến nay có 238 người mắc bệnh “lạ” (theo Sở Y tế là 211 ca), trong đó 48 ca đang điều trị tại các tuyến y tế. Trường hợp bệnh nhi mắc bệnh “lạ” Phạm Văn Thách (9 tuổi), điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sức khỏe rất yếu, đang được cho lọc máu.

Cùng ngày, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang đã về vùng bệnh “lạ” xã Ba Điền tiếp tục lấy mẫu đất, mẫu nước để tìm nguyên nhân.

V.MINH

Theo L.Anh (Tuổi trẻ)

Phòng chống tay-chân-miệng: Y tế "đánh xuôi", giáo dục "thổi ngược"

Trong khi ngành Y tế ra sức tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia phòng chống dịch tay chân miệng mỗi ngày một "nóng" thì nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố đang thực hiện theo kiểu đối phó thậm chí giấu ca bệnh không báo cáo.

Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã có 1.836 trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) trong đó có 2 ca tử vong. Hiện loại bệnh này đã xuất hiện ở gần 70% phường xã, tập trung chủ yếu tại các quận huyện vùng ven như Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12... Tuy nhiên, những con số nói trên mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm bởi số ca mắc bệnh không được đưa đến bệnh viện hoặc chưa được khai báo, thống kê còn nhiều trong cộng đồng.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế cho biết: "Bệnh TCM đang tấn công chủ yếu vào đối tượng trẻ dưới 5 tuổi, trong đó số trẻ đi học mắc bệnh có xu hướng tăng cao. Đây là điều đáng cảnh báo bởi nếu không ngăn chặn được nguồn lây bệnh thì số ca mắc TCM sẽ tăng theo cấp số nhân" nhưng trên thực tế việc phòng chống, giám sát bệnh TCM của ngành giáo dục mầm non đang mang tính đối phó.

Phòng chống tay-chân-miệng: Y tế đánh xuôi, giáo dục thổi ngược - Hình 1

Nhiều trường mầm non phòng chống dịch chỉ mang tính đối phó

Tại buổi làm việc giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục trong công tác phòng chống bệnh TCM (ngày 4/4), nhiều hạn chế đã được vạch ra. Cụ thể, trong thời gian từ ngày 10/2 - 23/3 Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố đã tiến hành kiểm tra, giám sát bệnh TCM tại 10 trường mầm non trên địa bàn, đã phát hiện 41 trường hợp trẻ mắc bệnh tại 16 lớp học, nhiều trường có "chùm bệnh" như trường mầm non 19/5 (quận 7) có 5 ca bệnh trong 4 lớp trường mầm non Bông Sen (Q. 8) có 5 ca bệnh trong 3 lớp mầm non Sơn Ca (quận 5) có 5 ca bệnh trong một lớp...

Khảo sát về kiến thức phòng chống bệnh tay chân miệng trên Dantri.com.vn cho thấy, sự hiểu biết về bệnh này khá tốt. Cụ thể:
- 75% (33.510 vote) tin rằng rửa tay và khử khuẩn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ sẽ giúp phòng bệnh.
- 8% (3.700 vote) cho rằng nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với nhau để ngăn ngừa sự lây lan bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.

- 17% cho rằng chẳng có cách nào thực sự hiệu quả.

Công tác phòng chống dịch càng trở nên khó khăn khi nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp không nắm được cách phòng bệnh. Biện minh cho vấn đề này, nhiều trường lấy lý do giáo viên được tập huấn đã lâu nên quên, hoặc giáo viên mới nhận về trường nên chưa qua tập huấn. Trong khi ngành Y tế "bỏng cổ" kêu gọi tăng cường rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh khử khuẩn hàng ngày nơi các bé học tập và vui chơi thì nhiều trường "bỏ ngoài tai" với lý do thiếu hóa chất khử khuẩn hoặc "xà phòng rửa tay bị đánh cắp"...

Nhưng nguy hiểm hơn cả là hiện tượng các trường giấu ca bệnh không báo cáo cho ngành y tế để khoanh vùng xử lý dịch. Phân tích của bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng, chỉ ra: "Nếu báo cáo ca bệnh, nhà trường sẽ buộc phải đóng cửa lớp học để xử lý dịch, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy và học của nhà trường, chưa kể đến tâm lý hoang mang của phụ huynh và học sinh".

Phòng chống tay-chân-miệng: Y tế đánh xuôi, giáo dục thổi ngược - Hình 2

Thiếu đồng bộ trong công tác phòng chống khiến bệnh TCM khó kiểm soát

Nhiều khó khăn khác nhà trường đang phải đối mặt đó là tình trạng học sinh mắc bệnh nhưng vẫn được phụ huynh đưa đến trường vì nhiều lý do khác nhau như "con tôi không mắc bệnh TCM", "Bệnh nhẹ không sao"... hoặc không báo cáo mà vẫn âm thầm gửi con để đi làm. Trong khi đó, nhiều giáo viên không nhận biết được những biểu hiện của bệnh khiến nguy cơ lây nhiễm TCM trong môi trường học đường tăng cao.

Trước vấn đề này, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận 3, quận vừa có một trẻ tử vong tại trường Mần non 9, cho biết: "Nhiệm vụ của ngành giáo dục là việc dạy và học, nhưng thời gian vừa qua chúng tôi đã phải gánh thêm cả việc phòng chống dịch bệnh. Giáo viên phải tăng ca để làm những công việc ngoài trách nhiệm của mình nhưng không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp nào, trong khi nhân viên ngành y tế tham gia phòng chống dịch thì lại được hưởng.... Việc thanh kiểm tra liên tục của ngành y tế sau khi có ca bệnh xảy ra trên địa bàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của giáo viên và học sinh".

Công tác phòng chống TCM của ngành Y tế đang vấp phải lực cản lớn khi đối mặt với những cuộc tranh luận nảy lửa của ngành giáo dục về vấn đề song song giữa "quyền lợi và nghĩa vụ". Trước vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó giám đốc Sở Y tế, đề nghị Trung tâm y tế, Phòng giáo dục tại các quận huyện cần sớm có đề xuất lên UBND các cấp để xin thêm kinh phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

Vân Sơn

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộThời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộ
08:34:12 22/11/2024
Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?
09:33:35 22/11/2024
Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mớiCảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới
10:11:04 23/11/2024
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh nonDẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non
20:10:31 22/11/2024
Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt NamNhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
14:54:32 23/11/2024
Sáu cách đơn giản để giảm huyết ápSáu cách đơn giản để giảm huyết áp
13:42:11 23/11/2024
Coi chừng ngừng tim, đột quỵ khi chạy bộCoi chừng ngừng tim, đột quỵ khi chạy bộ
08:19:52 22/11/2024
Hai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sángHai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sáng
07:25:35 22/11/2024

Tin đang nóng

Mỹ nhân hạng A biến mất khỏi showbiz một cách bí ẩn, 2.300 ngày không rõ tung tích khiến ai cũng lo sợMỹ nhân hạng A biến mất khỏi showbiz một cách bí ẩn, 2.300 ngày không rõ tung tích khiến ai cũng lo sợ
15:16:58 23/11/2024
Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"Số tiền tiết kiệm lên đến 8,5 tỷ đồng của nhiều người bỗng biến mất sau 16 năm, một ngân hàng ở Trung Quốc nói: "Chúng tôi chỉ bồi thường 50%"
14:17:15 23/11/2024
Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?Kỳ Hân lộ nhan sắc thật qua "camera thường" của Mạc Hồng Quân, đọ sắc cùng H'Hen Niê, ai cuốn hút hơn?
15:47:20 23/11/2024
Ca sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấyCa sĩ Thủy Tiên và động thái hiếm thấy
13:43:43 23/11/2024
2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy tiền2 cô gái trang điểm bị gia đình chú rể lục vali, yêu cầu cởi đồ vì nghi lấy tiền
14:44:45 23/11/2024
Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sôngTìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông
13:55:36 23/11/2024
Nấu ăn trên miệng bình gas, Khoai Lang Thang khiến người xem tá hoả khuyên đừng nên thử cách này tại nhàNấu ăn trên miệng bình gas, Khoai Lang Thang khiến người xem tá hoả khuyên đừng nên thử cách này tại nhà
14:34:19 23/11/2024
Danh tính cô dâu đẹp như "xé truyện bước ra" trong đám hỏi hút gần 2 triệu lượt xemDanh tính cô dâu đẹp như "xé truyện bước ra" trong đám hỏi hút gần 2 triệu lượt xem
13:06:44 23/11/2024

Tin mới nhất

Thương vong vì ăn thịt cóc, chuyên gia chống độc khuyến cáo

Thương vong vì ăn thịt cóc, chuyên gia chống độc khuyến cáo

18:12:46 23/11/2024
Sức khỏe và tính mạng của mỗi người là vô giá. Đừng vì những thông tin không chính xác về tác dụng của thịt cóc mà mạo hiểm , TS. Nguyễn Lương Kỷ khuyến cáo.
Bệnh truyền nhiễm vẫn là mối nguy với sức khỏe người Việt

Bệnh truyền nhiễm vẫn là mối nguy với sức khỏe người Việt

18:10:45 23/11/2024
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Y tế, cho biết bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng quay trở lại. Bộ Y tế đã có những chiến lược đối phó, điển hình là nâng cao năng lực tuyến y tế cơ sở, dự phòng.
Có nên giảm béo bằng cách 'loại bỏ cả mảng mỡ'?

Có nên giảm béo bằng cách 'loại bỏ cả mảng mỡ'?

18:01:03 23/11/2024
Sau khi phẫu thuật hút mỡ tạo hình thành bụng tại một cơ sở làm đẹp, nữ bệnh nhân 30 tuổi (ở Hà Nội) phải nhập viện điều trị do tình trạng tụ dịch, nhiễm khuẩn.
Loãng xương ngày càng trẻ hóa

Loãng xương ngày càng trẻ hóa

18:00:27 23/11/2024
Ngoài ra, các thói quen tiêu cực như hút thuốc lá và sử dụng rượu bia cũng góp phần gây loãng xương ở người trẻ. Nicotine trong thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Thói quen đơn giản nhưng có lợi cho tim

Thói quen đơn giản nhưng có lợi cho tim

17:45:10 23/11/2024
Thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân lớn nhất gây ra các vấn đề về tim mạch. Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?

Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?

17:17:13 23/11/2024
Trong đó, mỡ nội tạng là tác nhân góp phần dẫn đến béo bụng. Người bị béo bụng dễ có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và nhiễm độc mỡ.
Phép tính đơn giản nhất dự đoán nguy cơ đột quỵ, gan nhiễm mỡ

Phép tính đơn giản nhất dự đoán nguy cơ đột quỵ, gan nhiễm mỡ

17:15:29 23/11/2024
Điều này có nghĩa là nếu người thừa cân - béo phì giảm được BMI, hoặc người bình thường kiểm soát được mức BMI khỏe mạnh, họ thậm chí có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các bệnh và biến cố sức khỏe nói trên, cho dù có yếu tố di truyền bất l...
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ trở nặng hơn nếu mắc bệnh

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ trở nặng hơn nếu mắc bệnh

15:00:33 23/11/2024
Các bác sĩ lưu ý, trẻ béo phì nói riêng và người béo phì nói chung có nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Khi mắc bệnh tiểu đường, trẻ béo phì có nguy cơ bị biến chứng về mắt, hệ thần kinh hoặc chức năn...
Nhiều nỗi lo khi mang thai sau tuổi 35

Nhiều nỗi lo khi mang thai sau tuổi 35

14:58:05 23/11/2024
Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo phụ nữ nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ; nếu mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp, cần được bác sĩ điều trị và tư vấn kỹ để kiểm soát tốt các tình trạng này khi mang thai.
Chế độ ăn giúp người bị gãy xương mau phục hồi

Chế độ ăn giúp người bị gãy xương mau phục hồi

14:45:10 23/11/2024
Gãy xương có thể bị tác động bởi một lực mạnh vượt quá khả năng chịu đựng, các mô xương sẽ bị đứt gãy, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động của bộ phận đó.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao

14:42:05 23/11/2024
Chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao là vấn đề thường gặp, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhiều chấn thương thể thao gây ra cảm giác đau đớn hoặc khó chịu ngay lập tức.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

14:38:50 23/11/2024
Một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm đau nhức xương khớp là giữ cho cơ thể đủ ấm kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động. Sau đây là những cách để giảm đau xương khớp tại nhà:

Có thể bạn quan tâm

Đồng yen mất giá làm ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi tại Nhật Bản

Đồng yen mất giá làm ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi tại Nhật Bản

Lạ vui

18:50:42 23/11/2024
Ngày 22/11 là Ngày của các cặp vợ chồng tốt lành Nhật Bản . Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi đồng yen mất giá với nhiều kỷ lục mới, vật giá tăng cao, kinh tế khó khăn..., các hoạt động này bị thu hẹp, thậm chí biến mất.
"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông

"Hoa hậu đông con nhất Việt Nam" Oanh Yến nói lý do lại bỏ phố về làm nông

Sao việt

18:17:02 23/11/2024
Gần một năm sau khi về thành phố, Hoa hậu Oanh Yến quyết định trở lại nông trại ở Đồng Nai, tiếp tục ước mơ làm nông nghiệp sạch.
HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"

HOT: T-ara đổ bộ sân bay Nội Bài, visual đỉnh cao khiến fan "xỉu lên xỉu xuống"

Nhạc quốc tế

17:39:55 23/11/2024
Trưa 23/11, T-ara đã chính thức có mặt tại sân bay Nội Bài, Hà Nội để chuẩn bị cho sự kiện âm nhạc Vincom 20 diễn ra ở Quảng trường K-Town, Vinhomes Ocean Park 2 tối nay.
Xôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếng

Xôn xao tin đồn Từ Hy Viên ly hôn lần thứ 2, người trong cuộc lên tiếng

Sao châu á

17:26:11 23/11/2024
Ngày 22/11, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước thông tin Từ Hy Viên và người chồng thứ 2 ly hôn. Phía nữ diễn viên Vườn sao băng đã lên tiếng về thông tin này.
David Beckham bổ nhiệm đồng đội của Messi làm HLV trưởng Inter Miami

David Beckham bổ nhiệm đồng đội của Messi làm HLV trưởng Inter Miami

Sao thể thao

17:19:08 23/11/2024
Một tin tức vô cùng hấp dẫn vừa được tiết lộ: David Beckham đã chính thức bổ nhiệm Javier Mascherano làm HLV trưởng mới của CLB Inter Miami.
"Ông trùm nhạc rap" Diddy tiếp tục hầu tòa, đệ đơn tại ngoại lần thứ 4

"Ông trùm nhạc rap" Diddy tiếp tục hầu tòa, đệ đơn tại ngoại lần thứ 4

Sao âu mỹ

17:19:01 23/11/2024
Theo ABC News, ngôi sao nhạc rap Diddy vừa hầu tòa ở New York (Mỹ) ngày 22/11. Nam rapper người Mỹ tiếp tục đấu tranh để được tại ngoại lần thứ 4 và sẵn sàng chi 50 triệu USD.
Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim Hàn hot tại Việt Nam nhưng "flop" ở nước ngoài: Dàn cast xịn sò có cả "tình cũ Park Min Young" cũng không cứu nổi

Phim châu á

16:50:10 23/11/2024
Theo thống kê của Box Office Vietnam, cuối tuần qua, Cười xuyên biên giới là tác phẩm thống trị phòng vé Việt với doanh thu gần 28 tỷ đồng.
400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

400 khách du lịch nước ngoài trải nghiệm du lịch Việt Nam qua tàu hỏa

Du lịch

16:47:06 23/11/2024
Đường sắt Việt Nam vừa đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai thông qua chuyến tàu charter đầu tiên của chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch Lào Cai với ngành đường sắt...
Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Hậu trường làm ra siêu phẩm battle của Rap Việt mùa 4 hé lộ sự gia trưởng của B Ray

Tv show

16:46:43 23/11/2024
Mới đây, một video hậu trường ghi lại một góc quá trình sáng tác ra track Qua Từng Khung Hình đang được lan truyền trên MXH với tốc độ chóng mặt, thu hút sự quan tâm lớn của người hâm mộ.
Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Mặc đẹp như quý cô nước Pháp

Thời trang

16:39:28 23/11/2024
Các nhà mốt đã khéo léo pha lẫn chất retro trong từng thiết kế đương đại, để mang đến cho phái đẹp nét thanh lịch cổ điển thường thấy ở các quý cô nước Pháp. Bên cạnh trang phục, phụ kiện là thứ cũng không thể thiếu nếu bạn theo đuổi ph...
Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng

Netizen

16:37:29 23/11/2024
UAE - Bà nội trợ ở Dubai chia sẻ cuộc sống sang chảnh và trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Mỗi tháng, cô khoe được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng tiền tiêu vặt.