Bệnh tay chân miệng tăng vượt dự báo
Có tuần lên đến trên 500 ca nhập viện chỉ tính riêng tại ba bệnh viện lớn (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM), bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng lên đột ngột, vượt mức dự báo của ngành y tế TP.HCM.
Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, chỉ trong tháng 8.2012, TP.HCM ghi nhận thêm 2.258 ca bệnh TCM. Con số này đã tăng lên gần gấp đôi so với tháng 7.2012 (với 1.212 ca) và gấp 1,5 lần so với tháng 8.2011. Đây cũng là mức tăng cao nhất của bệnh TCM từ đầu năm đến nay tại TP.HCM.
Đặc biệt, có tuần cao điểm, chỉ tính riêng ba bệnh viện lớn là Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã có đến 500 bệnh nhân TCM nhập viện mỗi tuần.
Bệnh TCM đã vào đỉnh dịch với mức tăng vượt dự báo của ngành y tế – Ảnh: Nguyên Mi
Tính chung 8 tháng (từ đầu năm đến nay), TP.HCM có 7.804 ca mắc TCM, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011 (với 7.843 ca).
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định: nếu như mùa dịch TCM năm 2011, đỉnh cao nhất rơi vào tháng 5 và tháng 6 thì trong năm nay, sau khoảng thời gian đầu năm ngành y tế khống chế tốt dịch thì đỉnh dịch lại chuyển rơi về tháng 8 cũng như tháng 9.
Video đang HOT
“Mặc dù dự đoán bệnh TCM sẽ lại bắt đầu gia tăng vào khoảng tháng 8, tháng 9 khi bước vào đỉnh dịch thứ hai trong năm nhưng số lượng bệnh nhân đang tăng lên đột ngột, vượt dự báo của Sở Y tế”, ông Thọ, đánh giá.
Như vậy, theo ông Thọ, diễn biến của bệnh TCM hiện nay là rất khó lường.
Tuy nhiên, ghi nhận tại các bệnh viện, diễn biến bệnh TCM cho đến thời điểm này đa số là ca nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp, với 6 ca tử vong từ đầu năm đến nay (ít hơn 16 ca so với cùng kỳ năm 2011).
Trường học là vùng có nguy cơ lây bệnh cao được xác định cần kiểm soát chặt chẽ – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
“Vì diễn biến các ca bệnh nhẹ nên y tế dự phòng và nhiều người dân còn chủ quan, lơ là phòng bệnh. Nếu không tập trung phòng chống dịch thì bệnh sẽ tiếp tục tăng lên”, ông Thọ cảnh báo.
Mặt khác, theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, số lượng bệnh nhân TCM từ các tỉnh chuyển về TP.HCM hiện nay rất lớn vì cũng tạo ra khả năng lây bệnh trên địa bàn TP.HCM.
Vì vậy, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM yêu cầu các quận huyện kiểm soát, phòng dịch theo đối tượng và cả vùng nguy cơ chứ không dựa vào điều tra từng ca bệnh.
Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu kiểm soát các trường học để kiềm chế TCM khi thời gian này học sinh đã tập trung đi học, vì đây là vùng nguy cơ lây lan bệnh cao.
Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, số ca sốt xuất huyết trong tháng 8 đã tăng 17,4% so với tháng 7.
Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết đang có sự quá tải trong chống dịch của các trung tâm y tế dự phòng tuyến dưới vì một lúc phải đối phó với hai bệnh dịch.
Theo TNO
Gia tăng bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết
Sau một thời gian số mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tại TP.HCM giảm còn dưới 200 ca mắc/tuần, thì trong 3 tuần gần đây, số người bị bệnh này đã gia tăng trở lại.
Tuần qua, tại TP có 312 trường hợp mắc bệnh, tuần trước đó có 277 ca..
Theo thống kê của hệ thống y tế dự phòng thành phố, tổng số ca mắc TCM tại thành phố cộng dồn từ đầu năm đến nay là 5.238 ca, 5 trường hợp tử vong.
Cũng theo Sở Y tế, tuần qua tại thanh phố có 245 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. Tổng số mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại thành phố là 5.520 trường hợp, 5 trường hợp bị tử vong.
Những ngày gần đây, tình hình bệnh sốt xuất huyết tại thành phố gia tăng (trên 300 ca mắc/tuần), trước đó mỗi tuần chỉ trên 200 ca.
Theo VNE
Tăng vitamin C giúp trẻ phòng bệnh tay chân miệng Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phòng tránh dịch bệnh, phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và bổ sung vitamin C. Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh tay chân miệng do virus thuộc nhóm virus đường ruột (enterovirus) gây ra. Enterovirus có nhiều...