Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp
Các ca bệnh nhiễm mới có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan trước dịch bệnh.
Đến thời điểm này, tại tỉnh Bến Tre đã phát hiện gần 2.000 ca bệnh, tay chân miệng; trong đó 2 ca tử vong. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tập trung ở 2 huyện ven biển là Bình Đại và Ba Tri.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các ngành, đoàn thể và địa phương thực hiện khẩn trương các biện pháp đối phó với dịch bệnh tay chân miệng hạn chế ca tử vong đến mức thấp nhất. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh tại các trường học, các khu dân cư nơi xảy ra ổ dịch. Ngành y tế có kế hoạch giám sát, khống chế dịch bệnh.
Bác sĩ Lê Văn Thành, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết: “Trung tâm y tế chỉ đạo các cơ sở y tế từ trạm đến y tế ấp phải giám sát các ca bệnh. Đồng thời giao cho khoa dịch tễ giám sát bệnh, lấy mẫu gửi về Viện Pastures để phân lập virus. Ngành y tế cũng phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo các trường theo dõi các em học sinh, khám sàng lọc trước khi nhập học, nếu có bệnh thì cho các em nghỉ và báo ngay cho trạm y tế để theo dõi xử lý”.
** Tại Quảng Ngãi, những ngày gần đây, bệnh tay chân miệng có chiều hướng tăng nhẹ trở lại, trung bình mỗi ngày Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi có trên 20 trẻ nhập viện. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 4.300 ca mắc bệnh, 5 ca tử vong tại 14 huyện, thành phố.
Thời gian qua, bệnh tay chân miệng tại Quảng Ngãi giảm đáng kể nên nhiều người dân chủ quan. Nhiều gia đình đưa con vào viện một vài ngày đã muốn xin về, do chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì vậy các cấp, các ngành trong tỉnh Quảng Ngãi cần quan tâm tuyên truyền nhiều hơn nữa cách phòng ngừa dịch bệnh, tránh để cho mầm bệnh có điều kiện phát triển.
Video đang HOT
Đặc biệt, phụ huynh và giáo viên cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho các cháu; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước, sau khi ăn và đi vệ sinh. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi có thể nhiễm vi rút bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%.
Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh hoặc người bệnh và áp dụng một số biện pháp hạn chế bệnh lây truyền theo đường phân, miệng khác như ăn chín, uống chín. Cách ly trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm.
** Huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng vừa có ca tử vong thứ 2 do bệnh tay chân miệng. Trước đó, hồi đầu tháng 9, tại ấp Xung Thum B cũng có một ca tử vong do bệnh tay chân miệng.
Trong 3 tuần gần đây, dịch bệnh tay chân miệng tại huyện Vĩnh Châu đã tăng đột biến, với mỗi tuần gần 100 ca, tổng số ca bị mắc tay chân miệng tại huyện trên 300 ca, chiếm gần 1/3 số ca bệnh của cả tỉnh. Như vậy đến nay, Sóc Trăng có trên 850 ca bị bệnh tay chân miệng, hầu hết là trẻ em.
Hiện dịch tay chân miệng ở Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp và tăng nhanh, có tuần trên 200 ca phát hiện mới. Trước tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng, ngành y tế Sóc Trăng khuyến cáo người dân không nên hoang mang mà cần có sự hợp tác chặt chẽ với ngành y tế, cũng như thực hiện hiện tốt các khuyến cáo phòng bệnh do ngành đề ra.
Hiện ngành y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh ở các địa phương và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường học, nhất là các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, tổ chức làm vệ sinh môi trường, hướng dẫn các giáo viên về các dấu hiệu phát hiện bệnh tay chân miệng để hướng dẫn gia đình học sinh đưa trẻ đến các cơ sở y tế, khám, điều trị kịp thời khi mới phát hiện bệnh./.
Theo VOV
Bệnh tay chân miệng bùng phát trở lại
Bệnh tay chân miệng đang ngày một bùng phát, lây lan khiến các tỉnh luôn trong tình trạng lo ngại...
Tại trường mầm non Họa Mi, thuộc Thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện 3 trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng. Sau khi phát hiện bệnh, cán bộ y tế đã đến khử trùng, nhà trường cũng đã tiến hành làm vệ sinh các phòng như lau sàn bằng thuốc Cloramin B; hướng dẫn các em trong trường rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trước và sau khi ăn, vệ sinh tất cả các dụng cụ, đồ chơi.
Riêng 3 em nhiễm bệnh được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Hiện tại, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để bệnh không lây lan ra diện rộng.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Thành Hiểu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết, phía trung tâm y tế cũng đã xử lý môi trường tại các điểm trường. Đồng thời, cho những lớp có mắc bệnh tạm ngưng học và cũng tăng cường thông báo đến các gia đình có con em theo học kịp thời phát hiện nhũng triệu chứng lâm sang của bệnh tay chân miệng.
Cùng thời điểm này, lãnh đạo thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) cũng đã chỉ đạo Trường mẫu giáo Hoa Sen ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến tạm nghỉ để tiến hành vệ sinh, khử khuẩn bệnh tay chân miệng theo quy định của Bộ Y tế. Hiện ở điểm trường này đã có 5 cháu mắc bệnh tay chân miệng.
** Còn tại Đồng Nai, bệnh tay chân miệng đã lây lan ra tất cả 171 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Hiện nay, mỗi ngày vẫn có hơn 30 trẻ phải nhập viện vì mắc bệnh này.
Từ đầu năm đến nay, Đồng Nai đã có gần 5.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, cao gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 22 ca tử vong.
Mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền các địa phương thực hiện 7 biện pháp cấp bách và chi hơn 10 tỷ đồng cho công tác phòng chống bệnh nguy hiểm này nhưng vẫn không kiểm soát được dịch.
Việc không công bố dịch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tay chân miệng tại Đồng Nai lây lan mạnh như hiện nay.
Bác sỹ Trần Minh Hòa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, lực lượng y tế triển khai khá quyết liệt nhưng do chưa có vaccine, thuốc điều trị đặc hiệu, rồi diễn biến rất nhanh... Bên cạnh đó, 40% người dân chưa thực hiện các biện pháp phòng chống như rửa tay, chân, vệ sinh nhà cửa, ăn uống và chưa làm đúng các khuyến cáo của vệ sinh dịch tễ.
** Tại Quảng Ngại, tính đến nay, đã phát hiện gần 5.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 5 trường hợp tử vong.
Bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, với gần 73%, bệnh bùng phát mạnh vào tháng 5, 6 và có dấu hiệu chững lại trong tháng 7, 8. Tuy nhiên, từ cuối tháng 8 đến nay, bệnh tay chân miệng ở Quảng Ngãi có dấu hiệu tăng trở lại, trung bình mỗi ngày có 40 ca nhập viện.
Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển và vào mùa tựu trường, lượng học sinh tập trung đông khiến bệnh lây lan nhanh"./.
Theo VOV
Quảng Nam có trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng hiện đang lây lan nhanh ở Quảng Nam làm hoang mang phụ huynh và học sinh khi bước vào năm học mới, đã có 1 em tử vong. Quảng Nam là tỉnh thứ 3 tại miền Trung sau Đà Nẵng và Quảng Ngãi có chiều hướng gia tăng bệnh này. Toàn tỉnh có 190 ca, trong đó có một...