Bệnh tật vợ con bỏ đi, cụ ông chỉ mong đoàn tụ sau 7 năm mất liên lạc
Biết rằng trong hàng triệu người, may mắn mỉm cười với người này nhưng chưa chắc đã tới với người khác, có nhiều mảnh đời khắc khổ khiến chúng ta không khỏi nghẹn lòng khi chứng kiến.
Nhiều người dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn không có một mái nhà ấm áp, không được ở cạnh người thân và gia đình khi về già.
Mới đây, một đoạn clip trên TikTok được đăng tải bởi tài khoản Q.T.K nhanh chóng thu hút sự chú ý của người xem. Trong đó một cụ ông tuổi xế chiều mang nhiều bệnh trong người với mong ước cuối cùng là được đoàn tụ cùng gia đình làm người xem xót xa.
Hoàn cảnh của cụ ông khiến nhiều người xem xót xa. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.T.K)
Cụ thể, đó là câu chuyện của ông Phạm Hữu Lợi năm nay 64 tuổi, bị vỡ mạch máu sau khi bị tai biến khoảng vài tháng thì vợ con cũng bỏ đi. Ông Lợi chỉ có một nguyện vọng cuối cùng là gặp lại người em gái ruột tên Phạm Thị Xuân Mai, năm nay hơn 30 tuổi, đã 7 năm rồi không được gặp em, ông rất nhớ em và gia đình.
Tuổi cao sức yếu, ông lại mang nhiều bệnh tật trong người. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.T.K)
Mong ước lớn nhất của ông là tìm lại được người thân. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.T.K)
Khi được hỏi ông có muốn nói gì với em gái, trong làn nước mắt và di chứng của bệnh tật, ông Lợi khó khăn nói: “Anh là Phạm Hữu Lợi, đã lên mái ấm tình thương rồi, anh bây giờ bệnh lắm, có thương anh thì lên thăm anh, để anh ra đi đó…”
Ông gửi lời nhắn nhủ tới em gái đã mất liên lạc từ lâu. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.T.K)
Đoạn clip sau khi đăng tải vài giờ đã nhanh chóng thu hút lượng tương tác khủng từ người xem. Ai nấy đều xót thương cho cảnh tuổi già cô đơn một mình và mong mọi người chia sẻ rộng rãi để ông sớm tìm được người thân.
Mong câu chuyện của ông được chia sẻ rộng rãi và sớm tìm lại được người thân. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok Q.T.K)
Clip: Bệnh tật vợ con bỏ đi, cụ ông chỉ mong đoàn tụ sau 7 năm mất liên lạc. (Nguồn: TikTok Q.T.K)
Trước đó không lâu, câu chuyện cụ ông tuổi xế chiều bị con bỏ mặc, mang bệnh trong người phải vật lộn ngoài đường xá, ai cho gì ăn nấy nhưng vẫn đau đáu nỗi nhớ về bạn đời làm người xem phải suy ngẫm.
Cụ thể, hằng ngày ông ngồi một mình tại ga tàu Cát Linh (Hà Nội) lúc 12 giờ đêm. Theo chia sẻ của ông, vợ bỏ nhà đi từ lâu, con gái cũng không quan tâm đên cha “no thấy ông thế này cung không quan tâm đâu”. Du đa gia yêu va co nha nhưng ông vân ngủ vật vờ nơi goc đương.
Cụ ông già yếu lang thang khắp đường phố Hà Nội. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.)
Cụ ông cũng bày tỏ nỗi nhớ vợ da diết. Được biết, bà bỏ đi từ lâu nhưng ông vẫn rất yêu bà. Ngày bà đi, ông chỉ biết đắm chìm trong những cơn say, rồi về sau lại lang thang khắp phố xá, dành phần đời còn lại để đi tìm người trong lòng. Ông cụ chỉ mong được thấy bà để cả hai cùng nhau về nhà. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, ở cái tuổi gần đất xa trời, người đàn ông này vẫn không giấu được niềm vui khi nhắc đến vợ.
Vợ bỏ đi, con cái cũng không quan tâm đến ông. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.)
Ông thể hiện rõ niềm vui khi nhắc đến vợ. (Ảnh: Chụp màn hình TikTok N.)
Dù ở tuổi nào đi nữa, ai cũng mong được sống trọn vẹn, bình an bên người thân thương của mình. Hi vọng rằng, sau nhiều năm xa gia đình mọi người sẽ được đoàn tụ vào mùa xuân năm nay, và cũng chúc ông mạnh khỏe, luôn kiên cường để chiến đấu với bệnh tật. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của cụ ông này? Chia sẻ bình luận với chúng tôi nhé!
Bé gái phải xa mẹ trong một chiều buồn, lưu lạc 45 năm, ngày trở về nức nở thấu sự tình
Là mẹ của 4 cô con gái, đã lên chức bà ngoại, mỗi khi ôm con, ôm cháu trong tay, chị Nga lại nhớ về người mẹ của mình.
Cả nhà ly tan rồi làm thất lạc con, đứa trẻ cực khổ hơn 20 năm mới trở về Ham chơi nên bỏ nhà đi, biết lối nhưng không về, đứa trẻ thất lạc 45 năm, ân hận tột cùng
Hai ký ức buồn của người phụ nữ thiệt thòi
Trong trí nhớ của chị Hồ Thị Kim Nga (tức Lê Thị Chiến) có nhiều ký ức buồn. Đầu tiên là tiếng bom đạn đã cướp đi ba và anh hai của chị. Thứ hai là khi mẹ dắt theo chị và chị gái, tay ôm em út lên xe lam đi tìm họ hàng mà không thấy do chiến tranh.
Chị Nga nhớ hôm ấy, mẹ mua mấy chiếc kem cho các con ăn. Bỗng dưng, chị Nga khóc rồi nói: " Mẹ ơi, mẹ ăn đi, con không ăn đâu". Vài ngày sau, mẹ chị làm giấy để cho chị đi làm con nuôi. Đó là một chiều tháng 4/1971.
Chị Nga có quê gốc ở xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nhưng sau nhiều năm lưu lạc, chị về sống ở quận 9, TP.HCM, làm nghề thợ may. Sau này khi đã làm vợ, làm mẹ, trong thâm tâm chị Nga không trách mẹ, chị đã đồng ý việc mẹ cho mình đi, đổi lấy chút tiền nuôi chị gái và em út.
Chị Nga (tức chị Chiến), thất lạc gia đình từ năm 1971.
Khi trưởng thành, chị Nga xin mẹ nuôi cho xem tấm giấy cho con mà mẹ ruột chị viết năm xưa. Nhờ đó, chị mới biết được quê hương của mình ở đâu.
Chị Nga kết hôn rồi sinh được 4 cô con gái, đã lên chức bà ngoại. Vợ chồng chị sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc, ông xã luôn yêu thương chị. Mỗi lần ôm con, ôm cháu, chị lại nghĩ về người mẹ của mình.
" Mẹ tôi có lẽ còn khổ gấp tôi trăm lần. Trong lòng tôi lúc nào cũng mong tìm được mẹ và các chị, em. Nhưng tôi không biết đâu mà tìm vì không có thông tin, hình ảnh gì của mọi người", chị Nga thổ lộ. Chị đem khao khát đó gửi gắm tới chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly".
Chị Nga khao khát tìm lại người thân ruột thịt.
45 năm mới được về với mẹ
Dựa theo những thông tin chị Nga cung cấp, chương trình đã tìm về xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và được biết, ba của chị Nga là ông Lê Hiên. Phần mộ của ông vẫn nằm tại Quảng Nam và được một người cháu họ là ông Lê Hường thờ cúng. Ở đây chỉ còn những người họ hàng của gia đình chị Nga. Khi nghe tin về chị, ai cũng bất ngờ vì suốt mấy chục năm qua, họ không có tin tức gì, cứ nghĩ chị đã qua đời cũng nên.
Ngược về quá khứ, không lâu sau khi chị Nga đi làm con nuôi, em trai của chị là anh Lê Lỳ (nay đã đổi tên thành Hoàng Thịnh, theo họ của người ba dượng) mới 6-7 tuổi cũng phải đi trông em cho người ta.
Mẹ của anh, bà Đặng Thị Nhuận sau đó lập gia đình mới để có nơi nương tựa, sinh thêm 3 người con. Sau này, ba dượng đưa cả gia đình đi kinh tế mới ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, anh Thịnh mới tìm về chung sống.
Mẹ và em trai của chị Nga.
Người phụ nữ thiệt thòi được gặp lại người thân sau gần 50 năm lưu lạc.
Năm 1987, kết hôn xong, anh tìm về quê cũ theo trí nhớ thời thơ ấu, mất một tháng mới tìm được. Về quê, anh xây lại phần mộ cho ba.
Nhớ lại ngày phải đành đoạn cho đi đứa con gái dứt ruột đẻ ra, để mong con có cuộc sống tốt hơn, bà Nhuận bùi ngùi: " Hồi đó cực quá, tôi thì chẳng biết làm sao, con nhỏ quá, không biết lấy gì cho con ăn. Có hai vợ chồng ông đó không có con, ông ấy muốn xin con bé về nuôi, tôi viết giấy rồi hai vợ chồng ông ấy dẫn Chiến đi.
Tôi rất mong con gái về, được gặp con, mai này có nhắm mắt xuôi tay cũng an lòng".
Năm 2019, chị Nga đã chính thức được đoàn tụ với gia đình, được gặp lại mẹ, các dì, cậu, các em,... Chị khóc vì xúc động, vì hạnh phúc, vì còn may mắn tìm lại được gốc gác của mình.
Ăn cơm nhà con gái, cụ ông không quên gói mang về cho cháu đích tôn Bấy lâu nay, con trai trưởng của người trưởng nam của dòng họ bên nội được xem là cháu đích tôn, có vai trò quan trọng trong việc hương khói tổ tiên và thừa kế tài sản. Quan niệm quý cháu đích tôn là chuyện không hiếm thấy. Không khó để nghe qua câu chuyện cháu đích tôn được cả dòng họ yêu...