Bệnh tật thường đi cặp đôi
Bạn có để ý, nếu hay bị đau nửa đầu thì cơ thể cũng có những trục trặc hệ tim mạch. Đó chính là bệnh núp bóng
Bệnh tật thường đi cặp đôi. Hiện tượng y học từ lâu đã biết. Hệt cái bóng đuổi theo bệnh đã được chẩn đoán và chữa trị, là chứng bệnh nguy hiểm hơn, song thường bị bỏ qua.
Chứng đau nửa đầu có thể là thí dụ điển hình, mà “cái bóng” là những trục trặc hệ tim-mạch có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến não.
Tại sao một số bệnh thích cặp đôi? Đến nay các chuyên gia có hai cách giải thích. Trong một số trường hợp bệnh thứ nhất gây cho cơ thể những chấn thương dẫn đến sự xuất hiện của bệnh thứ hai. Trong những trường hợp khác hai bệnh có chung nền tảng di truyền hoặc cùng là hậu quả của thói quen xấu (thí dụ hút thuốc lá hoặc nếp sống lười vận động). chúng tôi xin giới thiệu một số trường hợp.
1. Lạc nội mạc tử cung – bóng của nó: ung thư da
Tại Pháp năm 2007 người ta đã tiến hành công trình nghiên cứu phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung trên diện rộng. Bệnh chủ yếu của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Kết quả cho thấy: 62% đối tượng đã được nghiên cứu bị nguy cơ ung thư da. Các chuyên gia chưa thể giải thích chính xác lý do. Nhiều khả năng khuyết tật gen là nguyên nhân.
Lời chuyên gia: Hoàn toàn có thể điều trị có hiệu quả, trường hợp ung thư da phát hiện sớm. Vậy nên, cố gắng quan tâm đến da trường hợp không may bị bệnh lạc nội mạc tử cung.
2. Áp huyết cao – bóng của nó: Tiểu đường
Bệnh đau nửa đầu với cái bóng của nó là bệnh tim mạch là cặp bệnh nguy hiểm nhất (ảnh minh họa)
Đã khá lâu các bác sĩ quan sát được mối liên quan này ở những người thừa cân. Tuy nhiên kết quả những nghiên cứu với sự tham gia của 38 ngàn phụ nữ đã khẳng định, một khi áp huyết trong thời gian dài vượt chuẩn (thậm chí lớn), nguy cơ tiểu đường tăng gấp đôi không phụ thuộc vào cân nặng của đối tượng. Tệ hơn, áp huyết càng cao, nguy cơ bệnh nấp bóng càng lớn.
Trạng thái viêm nhiễm trong cơ thể là một trong số giả thiết được nhắc đến nhiều nhất trong trường hợp này. Thủ phạm cũng có thể liên quan đến tình trạng tổn thương thành mạch.
Lời chuyên gia: Hãy làm xét nghiệm độ đường trong máu nếu thời gian dài bị áp huyết cao (vượt ngưỡng 120/80 mm Hg). Để giảm thiểu nguy cơ tiểu đường, hãy cố gắng:
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Tăng cường vận động cơ thể.
- Hạn chế đồ ngọt và đồ hộp, không ăn mặn.
- Không hút thuốc lá.
3. Bệnh vẩy nến – bóng của nó: Nhồi máu cơ tim
Video đang HOT
Không ai nghĩ, bệnh da liễu mạn tính liên quan đến hệ tim-mạch. Tiếc rằng thực tế đúng nhu vậy: bệnh vẩy nến càng nghiêm trọng; nguy cơ nhồi máu cơ tim càng lớn. Nguy cơ hai lần cao hơn so với người khỏe mạnh với trường hợp bệnh vẩy nến nặng nhất.
Tại sao có chuyện như vậy? Nhiều khả năng vẩy nến liên quan đến tình trạng rối loạn hoạt động của tế bào hệ đề kháng của cơ thể. Bản thân những nhân tố này có thể dẫn đến trạng thái viêm nhiễm trong cơ thể, làm tổn thương hệ mao mạch bao quanh quả tim – TS Joel M. Genlfand, chuyên gia da liễu Đại học Pennylvania (nhóm nghiên cứu của nhà khoa học đã quan sát trên 500 ngàn bệnh nhân vẩy nến trong thời gian 5 năm) khẳng định.
4. Bệnh hen suyễn – bóng của nó: Trầm cảm
Kết quả một trong những nghiên cứu mới nhất chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và những trục trặc tâm lý, trong đó có trầm cảm và những trạng thái hoảng sợ.
Những người bị hen suyễn dễ trầm cảm (ảnh minh họa)
Năm 2004 các nhà khoa học Mỹ ở Colorado công bố: khoảng 18% bệnh nhân hen suyễn đồng thời là nạn nhân các rối loại tâm lý. Sự lệ thuộc này cũng hoạt động theo chiều ngược lại. Những binh sĩ là nạn nhân hội chứng stress sau chấn thương bị nguy cơ ngã bệnh hen suyễn cao hơn hai lần so với đối tượng đối chứng. Đó là cái vòng luẩn quẩn: những rắc rối loạn phong độ và những bệnh này có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng hen suyễn.
Lời chuyên gia: Nhanh chóng gõ cửa phòng khám bác sĩ, trường hợp nhận ra triệu chứng, thậm chí không rõ ràng của “bóng”. Những dấu hiệu chính của bệnh hen suyễn:
- Những cơn khó thở.
- Ho khan, mệt mỏi.
- Cảm giác nặng lồng ngực.
- Tiếng thở rít.
Trầm cảm là bệnh phức tạp hơn, song có thể nhận dạng qua các dấu hiệu:
- Cảm giác buồn vô cớ, hay khóc.
- Thờ ơ với nghĩa vụ thường nhật.
- Mệt mỏi kinh niên.
- Mất ngủ.
- Khó tập trung chú ý.
- Cảm giác vô tích sự.
5. Hội chứng trao đổi chất – bóng của nó: sỏi thận
Hội chứng trao đổi chất thực chất không phải một bệnh, là tập hợp nhiều nhân tố làm gia tăng đáng kể nguy cơ xuất hiện các bệnh của nền văn minh, trong đó có tiểu đường và bệnh tim thiếu máu. Đối tượng là nạn nhân của hội chứng trao đổi chất, khi xuất hiện tối thiểu ba trong số những triệu chứng sau:
Uống đủ nước để phòng chống sỏi thận (ảnh minh họa)
- Béo bụng.
- Nồng độ cao trigliceryd trong máu.
- Áp huyết cao.
- Nồng độ cholesterol “tốt bụng” HDL thấp.
- Những rỗi loạn glukoza.
(Thực tế nguy cơ sỏi thận tăng 54% ở những người xuất hiện hai trong số những triệu chứng đã kể và tăng lên 70% – ở đối tượng có ba triệu chứng).
Lời chuyên gia: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì là nền tảng chung của hai bệnh. Các chuyên gia cho rằng, trong thành phần thực đơn của người thừa cân chứa quá nhiều protein và chất kiềm, những hợp chất một mặt làm tăng áp huyết; mặc khác – tác thành sỏi thận. Vậy nên vứt bỏ những kilôgam dư thừa là cách thức tránh sỏi thận và cải thiện sức khỏe toàn thân tốt nhất.
6. Đau nửa đầu – bóng của nó: Các bệnh tim-mạch
Là cặp bệnh biết nhiều nhất và một trong những cặp bệnh nguy hiểm nhất. Cho đến cách đây không lâu trước nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến não, các bác sĩ chỉ cảnh báo những trường hợp đau nửa đầu kèm dấu hiệu quáng gà thoáng qua. Khoảng 25% bệnh nhân khổ sở vì dạng hội chứng này.
Nó biểu hiện bằng những rối loạn thị lực khoảng 30 phút trước cơn đau nửa đầu. Trước mắt đối tượng xuất hiện “mây mờ”, những đường zích zắc hoặc hiện tượng lóe sáng bao quanh đồ vật. Hiện tượng diễn ra trong thời gian từ vài phút đến hơn mười phút.
Từ năm 2007 khi công bố kết quả những nghiên cứu mới nhất, các bác sĩ kiểm tra lại tất cả các trường hợp đau nửa đầu – bao gồm các dạng kinh điển (không bị quáng gà) chiếm đa số nạn nhân. Kết quả cho thấy: nguy cơ biến chứng tim-mạch chịu tác động lớn nhất trước tiên của tần suất các cơn đau đầu.
So với người khỏe mạnh, đối tượng bị đau đầu trung bình mỗi tháng một lần bị nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn 50%. Trái lại đối tượng bị đau đầu tối thiểu mỗi tuần/một lần, bị nguy cơ cao hơn ba lần!
Lời chuyên gia: Cần phải hết sức lưu ý bảo vệ tim – trường hợp không may thường xuyên bị chứng đau nửa đầu.
Theo Eva
Bắt rùa Hồ Gươm đưa vào "bệnh viện" như thế nào?
Ngay sau khi thoát lưới nhỏ, rùa Hồ Gươm tiến sát mép lưới lớn tìm cách thoát thân. Rất nhanh, những chiến sĩ đặc công tiến tới, vây lấy rùa Hồ Gươm...
Hôm qua (3.4) rùa Hồ Gươm đã được lai dắt vào trong lồng sắt và đưa về khu vực chữa trị được chuẩn bị sẵn tại Tháp Rùa. Đến 17 giờ chiều, sau hơn hai tiếng vây bắt, lực lượng bộ đội đặc công phối hợp với các nhân viên tập đoàn thương mại KAT đã vây bắt thành công rùa Hồ Gươm và đưa về Tháp Rùa chữa trị.
Một chiến sĩ đặc công tham gia vây bắt rùa hồ Gươm vào chiều 3.4
Trong buổi sáng, lực lượng vây bắt rùa Hồ Gươm đã đưa lồng sắt và lưới vây bắt đến Bờ Hồ trên đường Lê Thái Tổ lắp ráp, vận chuyển ra Tháp Rùa chờ đợi chỉ đạo.
11 giờ 30 phút, rùa hồ Gươm bất ngờ nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn. Tuy nhiên do rùa nổi ở giữa hồ, nên không thể quây lưới vây bắt.
Đến gần 14 giờ chiều, rùa Hồ Gươm nổi ngay sát bờ đoạn gần cầu Thê Húc và sau đó lại nổi lên ở một vị trí khác, nhưng ông Nguyễn Ngọc Khôi - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KAT quyết định không vây lưới bắt vì địa hình quá rộng.
Tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi, đến 15 giờ, các chiến sĩ phát hiện tăm rùa ở phía trước trụ sở Báo Nhân Dân trên đường Lê Thái Tổ. Ngay lập tức, mệnh lệnh bủa lưới được đưa ra. Vòng vây lưới được khép lại, lồng sắt được gắn vào đuôi lưới.
Lồng sắt dự phòng của phương án hai cũng được chở đến. Các mép lưới được cắm sào lên cao tránh trường hợp rùa Hồ Gươm vọt ra khỏi lưới. Ông Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội và ông Nguyễn Ngọc Khôi trực tiếp xuống thuyền chỉ đạo lực lượng vây bắt.
Xác định rùa Hồ Gươm đang ở giữa vòng vây, một lưới nhỏ được thả xuống và từ từ khép lại. Nhìn vẻ mỏng manh của tấm lưới, nhiều người lo ngại rùa Hồ Gươm lại cắn thoát lưới ra ngoài. Sự thực diễn ra đúng như vậy, rùa Hồ Gươm bất ngờ nổi ngay chỗ những chiến sĩ đang đứng, phá lưới nhỏ chui ra ngoài.
Ngay sau khi thoát lưới nhỏ, rùa Hồ Gươm tiến sát mép lưới lớn tìm cách thoát thân. Rất nhanh, những chiến sĩ đặc công tiến tới, vây lấy rùa Hồ Gươm.
Hai người nhanh nhẹn đã bám vào lưng rùa bơi theo dẫn dắt rùa đến vị trí của chiếc lồng sắt. Tuy nhiên rùa Hồ Gươm chỉ tiến vào cạnh lưới chứ không chịu chui vào lồng sắt. Phải mất tới hơn 20 phút, hai chiến sĩ này mới lái được rùa Hồ Gươm ra vị trí gần túi lưới.
Cùng lúc đó, một chiếc thuyền ập vào mang theo một tấm lưới nhỏ. Các chiến sĩ đã cố gắng đưa được rùa vào trong lưới. Chiếc lồng sắt dự phòng được mang tới. Rùa Hồ Gươm nằm gọn trong lồng sắt. Cuộc vây bắt thành công.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng dùng hai chiếc thuyền nhỏ, lai dắt chiếc lồng có chứa rùa Hồ Gươm về "bệnh viện" trên Tháp Rùa. Đến 17 giờ, rùa đã nằm gọn trong bể bơi thông minh chờ chữa trị.
Theo Dân Trí
Rùa Hồ Gươm đã nằm trong "bệnh viện" chờ chữa trị 17h chiều 3.4, lực lượng vây bắt đã dùng tời kéo lồng sắt nhốt rùa Hồ Gươm lên tháp Rùa, sau đó mở lồng sắt để rùa bò vào "bể bơi thông minh" - nơi sẽ chữa bệnh cho rùa. 15h15 chiều 3.4, phát hiện thấy tăm rùa ở khu vực hồ phía báo Nhân Dân, gần 50 đặc công nước và thành...