Bệnh tật ồ ạt tấn công trẻ em khi nắng nóng
Rất nhiều bệnh tấn công trẻ em mỗi khi hè đến. Trẻ có thể mắc một số bệnh nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Khi thấy trẻ đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần/ngày, nếu kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp và từ 14 ngày trở lên gọi là tiêu chảy kéo dài. Do vậy, các bậc cha mẹ cần cho con khám và điều trị để tránh tình trạng mất nước, gây nguy hiểm.
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ bị nhiễm virus. Hiện có hơn 200 chủng virus được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là virus thông thường ít có hại, bệnh có thể khỏi trong 5-7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, có một số virus gây bệnh nguy hiểm như virus sởi, rubella, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết… tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh. Sốt phát ban do virus gây ra là căn bệnh khá phổ biến. Thường có sốt cao 39-40 độ C, trẻ biếng ăn, quấy khóc, nằm li bì, có khi còn bị co giật, có dấu hiệu ho, sổ mũi. Khi xuất hiện ban trên cơ thể thì trẻ sẽ giảm sốt. Với những trẻ sốt phát ban không sốt cao các bà mẹ sẽ nhận biết muộn hơn, vì vậy không được chủ quan để tránh những biến chứng do bệnh gây ra. Nếu trẻ sốt phát ban có kèm theo triệu chứng đau đầu, nôn ói, co giật,… Nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở hệ thần kinh trung ương do một loại virus gây nên cũng rất đáng ngại. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, phổ biến từ tháng 5 – 7. Bệnh có thể phát triển thành dịch. Viêm não Nhật Bản B là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể chủ động phòng bằng cách tiêm vaccine viêm não Nhật Bản B đúng và đủ. Vaccine viêm não Nhật Bản B được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, tiêm mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất một tuần và tiêm mũi thứ 3 sau một năm, có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi. Bên cạnh đó, việc chủ động diệt muỗi, ngủ màn… là biện pháp tích cực để phòng bệnh. Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm khuẩn khẩn cấp và hội chứng màng não (sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, co giật, cứng gáy,…).
Video đang HOT
Trẻ em dễ bị say nắng. Mùa hè nhiệt độ tăng cao làm giãn các mạch máu não, tăng áp lực trên não, gây đau đầu, co giật, hôn mê. Rôm sảy cũng là bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng. Các bậc cha mẹ cần nắm bắt từng triệu chứng của bệnh để có cách ứng phó kịp thời.
Theo Lao Động
Viêm nang lông ở 'cậu nhỏ'
Tôi 28 tuôi, 3 năm nay xuât hiên nhưng đam mun nươc ơ "câu nho" rât ngưa. Tôi kham ơ bênh viên da liêu được chân đoan bi viêm nang lông.
Bác sĩ cho thuôc vê uông nhưng tôi vân không khoi. Tôi rât lo lăng. Rât mong nhân đươc tư vân cua bac si. (Đức Hải)
Trả lời:
Viêm nang lông biểu hiện với nhiều tổn thương đa dạng có thể là các dạng mụn nước, mụn mủ, sẩn ngứa, hoặc xen kẽ giữa những tổn thương này với nhau. Thông thường viêm nang lông có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nhiễm các loại ký sinh trùng...
Ảnh minh họa: Thechart.blogs.cnn.com.
Có nhiều yếu tố thuận lợi làm cho da vùng kín rất dễ bị mắc viêm nang lông, đồng thời hay bị tái đi tái lại. Đó là tình trạng vệ sinh da vùng kín không tốt, da vùng kín hay để ẩm thấp, sử dụng các chất tẩy rửa da không phù hợp và đúng cách... Bạn đã đi khám đúng chuyên khoa và được bác sĩ kết luận là viêm nang lông. Tuy nhiên bạn đã dùng thuốc rồi mà vẫn chưa khỏi. Ở đây bạn không đề cập đến việc bác sĩ đưa ra nguyên nhân cụ thể là gì nhưng tôi tin rằng bạn đã được kê thuốc vừa để điều trị nguyên nhân gây bệnh vừa điều trị các triệu chứng.
Việc dùng thuốc của bạn hiện chưa có kết quả có thể do nhiều lý do nhưng một lý do chúng tôi hay gặp trong thực tế điều trị là người bệnh dùng lượng thuốc chưa đủ thời gian, kết hợp với việc vệ sinh không tốt. Nhiều trường hợp để bệnh kéo dài, không chủ động đi chữa sớm và khi đi chữa rồi thì luôn tin rằng khám bệnh dùng thuốc một lần là khỏi hoàn toàn mà không để ý tới lời dặn của bác sĩ là tái khám và cách họ hướng dẫn chăm sóc vệ sinh da tại chỗ như thế nào. Bệnh của bạn đã kéo dài 3 năm, các tổn thương da trở nên rất phức tạp, các tổn thương đan xen giữa những nốt mụn do các lỗ chân lông bị ứ nước, mủ là những mảng da xơ sẹo, sẩn cục...
Những tổn thương như thế sẽ là điều kiện rất tốt cho các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trú ngụ, né tránh tác động của thuốc bạn dùng. Hơn nữa với việc dùng thuốc không đủ thời gian, các tác nhân gây bệnh sẽ quen chịu đựng để đối phó với các thuốc bạn đưa vào. Điều này kết hợp với việc khi tổ chức bề mặt da bị dày sừng, xơ sẹo thuốc sẽ rất khó ngấm vào sâu để tiêu diệt các tác nhân này, do đó nó lại càng làm cho tình trạng trơ với thuốc tăng lên, khiến công việc điều trị cho những người bệnh này càng trở nên khó khăn hơn.
Như với trường hợp của bạn, theo tôi, bạn nên đến khám lại bác sĩ da liễu đã điều trị lần trước để được đánh giá lại và điều chỉnh thuốc, liều lượng thời gian hợp lý. Đồng thời cũng lưu ý với bạn rằng, dùng thuốc mà không kết hợp với các biện pháp chăm sóc da khác như làm sạch, khô, thoáng vùng tổn thương thì sẽ không thể khỏi dứt điểm được với bệnh này ở da khu vực vùng kín.
Chúc bạn mau khỏi.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Theo VNE
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào? Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, các loại muỗi ở những nơi có nước, thấp trũng như ruộng lúa. Trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng nặng nề. Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ tử vong cao, di chứng nặng nề Mùa hè, mùa của viêm não Theo ông Trần Đắc Phu - Cục Y...