Bệnh sốt xuất huyết bắt đầu “tăng tốc”
Mới bắt đầu mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng nhanh trong khi đó bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tình hình trên khiến khu vực các tỉnh phía Nam có nguy cơ phải đương đầu với hai đỉnh dịch cùng lúc.
Thống kê tình hình bệnh truyền nhiễm của Viện Pasteur, TPHCM cho thấy, trong tuần qua tại các tỉnh thuộc khu vực phía Nam ghi nhận 953 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM), đưa số ca mắc từ đầu năm đến nay lên hơn 16.000 ca với 23 trường hợp tử vong. Số ca bệnh hiện tại đã tăng 277% so với cùng kỳ năm 2011.
Mới bước vào mùa mưa, bệnh SXH đã bắt đầu tăng nhanh
Các tỉnh phía Nam cũng ghi nhận con số đáng báo động về tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) khi có tới 1.125 trường hợp phải nhập viện điều trị. Tính từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân SXH tại khu vực phía Nam đã lên đến gần 15.000 ca (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2011) trong đó có 8 trường hợp tử vong. Các tỉnh có số mắc cao là An Giang 138 ca, Kiên Giang 137 ca, TPHCM 135 ca. Dự báo khi vào mùa mưa, bệnh SXH sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Trước tình hình trên, ngành y tế khuyến cáo người dân nên thường xuyên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt. Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng mát, gọn gàng để muỗi không có nơi trú ẩn. Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các hố, vũng nước đọng, lật úp các vật dụng chứa nước không dùng đến để muỗi không có nơi sinh sản. Sử dụng các loại hóa chất diệt và xua muỗi, như: phun thuốc, tẩm mùng bằng hóa chất, hương muỗi…
Khi có các biểu hiện sốt cao đột ngột liên tục 390C đến 400C kéo dài, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt. Sau sốt cao từ 1 – 2 ngày trên da xuất hiện những chấm, nốt màu đỏ hoặc vết tím bầm rải rác ở mặt trước cẳng chân, mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn có thể xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng… Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Video đang HOT
Vân Sơn
Theo Dân trí
Quảng Ngãi: "Nóng" dịch bệnh tay chân miệng
Trong những ngày qua, dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em bùng phát mạnh, bệnh viện trở nên quá tải. Đến nay, Quảng Ngãi xuất hiện trên 450 ca mắc bệnh tay chân miệng và nóng dần mỗi ngày.
Số ca mắc tay chân miệng tăng nhanh khiến bệnh viện quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm hành lang
Tăng hơn 100 ca chỉ trong 10 ngày
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 19/3, Quảng Ngãi đã ghi nhận trên 450 trường hợp mắc bệnh, tăng hơn 100 ca so với thời điểm cách đó 10 ngày và may mắn là chưa có trường hợp tử vong. Đối tượng mắc bệnh hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi (gần 80%), tỷ lệ mắc bệnh tại trường học chiếm 24,5%.
Bệnh xuất hiện ở 50% xã, phường, thị trấn, 12/12 huyện, thành phố. Trong đó, các địa phương có số ca bệnh TCM nhiều nhất gồm xã Nghĩa Trung (14-15 ca), Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Điền.
Bên cạnh đó, tình hình bệnh sốt xuất huyết cũng đang gia tăng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, với 22 trường hợp. Như vậy, huyện Tư Nghĩa xuất hiện hai loại dịch bệnh đồng loạt cùng một lúc, gây hoang man tại các trường học và phụ huynh học sinh.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan, Đội Y tế dự phòng đã kết hợp với các xã về từng điểm trường, hướng dẫn cho giáo viên cách phòng chống bệnh, đồng thời cấp phát thuốc Cloramin B để giáo viên lau sàn nhà trong các lớp, phòng học và tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại các điểm trường.
2-3 trẻ/giường bệnh
Cùng với sự gia tăng số trẻ mắc bệnh tay chân miệng là tình trạng quá tải tại khoa Nhi Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi.
Theo quy định, mỗi phòng bệnh có 3-4 giường bệnh nhưng luôn có khoảng từ 6-12 bệnh nhi đang nằm điều trị. Thậm chí, nhiều bệnh nhân không có chỗ đành phải nằm giường xếp, võng và trải chiếu dưới đất để nằm.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng Khoa Nhi, cho biết: "Hiện bệnh viện đang mở rộng khu vực cách ly, tập trung điều trị dành riêng cho các ca bệnh tay chân miệng, đáp ứng dần nhu cầu bệnh nhi được nằm điều trị trên giường bệnh. Trung bình mỗi ngày có hơn 10 ca tay chân miệng nhập viện".
Nguyên nhân khiến bệnh viện quá tải là do các bậc phụ huynh quá lo lắng, đưa con đến Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi khám, điều trị mà không thông qua tuyến huyện. Ngoài ra, nhiều trẻ em có các triệu chứng như viêm da, sốt phát ban, viêm miệng, nổi ngứa,... phụ huynh nghi bị bệnh tay chân miệng và ồ ạt đưa đến tuyến trên, khiến bệnh viện quá tải là điều khó tránh khỏi.
Chị Trần Thị Thu (ngụ huyện Tư Nghĩa) giải bày: "Thấy con có triệu chứng như bệnh tay chân miệng, tôi vội đưa con đến đây khám và điều trị, chứ ở tuyến huyện tôi không yên tâm. Đến đây, thấy số trẻ nhập viện quá nhiều, tôi và cháu đành kiếm một góc ngoài hành lang nghỉ tạm".
Chỉ đạo phòng và chống triệt để bệnh tay chân miệng bùng phát, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích yêu cầu: "Các ngành và địa phương cần tập trung phòng, chống dịch bệnh, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Đặc biệt, các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Địa phương về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, quyết tâm không để xảy ra trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh khác gây ra". Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đề nghị Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi sắp xếp các phòng, khu vực cách ly và giường bệnh, đáp ứng đảm bảo số trẻ em có đầy đủ giường bệnh, tránh tình trạng mất vệ sinh ngoài hành lang.
Hồng Long
Theo Dân trí
80% số trẻ mắc tay chân miệng thuộc nhóm trẻ chưa đến trường Một điều tra của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh trên 100 trẻ mắc tay chân miệng có xét nghiệm dương tính tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ ở nhà bị tay chân miệng là gần 80%, trong khi ở nhóm đi học chỉ là 20%. Thông tin trên được ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế...