Bệnh sốt rét: Cách phòng tránh hiệu quả trong mùa mưa
Bệnh sốt rét thường gây ra bởi muỗi, các loại côn trùng sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, đặc biệt vào mùa mưa.
Theo Boldsky, những căn bệnh thường gặp trong mùa mưa bao gồm bệnh về tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, bệnh lỵ, thương hàn, cảm cúm, ho, cảm lạnh, sốt virus, viêm họng, tiêu chảy và bệnh dịch tả. Bên cạnh đó, căn bệnh phổ biến nhất trong mùa này là sốt rét. Bệnh sốt rét thường xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng mùa mưa là thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất.
Muỗi là con vật lây truyền bệnh sốt rét
Những biểu hiện của bệnh sốt rét bao gồm sốt, rét, buồn nôn, đau toàn thân, đau đầu, ho và tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như thiếu máu, vàng da, mất nước, ảnh hưởng đến gan, thận. Để phòng tránh căn bệnh này, nhất là trong thời điểm mưa bão như hiện nay, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày rất quan trọng bởi việc này có thể giúp bạn giải phóng nhiệt trong cơ thể một cách dễ dàng hơn, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sốt rét trong mùa mưa. Bạn cũng có thể uống nước cam hoặc nước dừa để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Tránh xa nơi ẩm thấp
Hãy tránh xa những khu vực ẩm thấp bởi đây có thể là “hang ổ” của loài . Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh sốt rét, bạn cũng nên tránh đi ra ngoài sau khi trời tối.
Video đang HOT
Không mặc trang phục tối màu
Mặc những trang phục màu sắc có thể khiến muối tránh xa bạn. Ngược lại, bạn sẽ tạo điều kiện cho muỗi “tấn công” nếu mặc trang phục tối màu.
Mắc màn khi ngủ
Khi ngủ trưa hoặc ngủ tối, bạn đều cần mắc màn để tránh bị muỗi đốt. Ngoài ra, phun hóa chất tồn lưu trong nhà (IRS) cũng là một cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh sốt rét.
Luôn giữ nhiệt độ phòng mát mẻ
Ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ là một cách tự nhiên phòng ngừa bệnh sốt rét bởi muỗi không chịu được trong môi trường mát mẻ.
Bôi kem chống muỗi có chứa Citronella
Kem chống muỗi chứa tinh dầu Citronella có thể giúp bạn tránh bị muỗi đốt. Ngoài ra, bạn nên mặc quần dài hoặc áo dài khi trời tối để muỗi không có cơ hội tiếp xúc cơ thể mình.
Sử dụng thuốc
Nếu bạn cần phải đến nơi đang xảy ra dịch sốt rét, hãy sử dụng thuốc để phòng lây nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần hỏi tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Ăn nem thính bị sán lợn làm tổ trong não
Bệnh nhân không đi lại được, nôn nhiều, tưởng bị u não. Chụp phim phát hiện rất nhiều nang sán ở trên não. Người này cho biết có thói quen ăn nem thính làm từ thịt nạc sống.
Những nốt tròn trong có nhân là nang sán lợn làm tổ dày đặc trong não bệnh nhân. Ảnh: BS cung cấp.
Các bác sĩ tại Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, ấu trùng sán lợn (còn gọi là bệnh lợn gạo/bệnh sán não/ bệnh nang sán do nang sán dây lợn Taenia solium) gây ra trên người.
Bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi các mô nang ấu trùng của sán dây Taenia solium. Những nang ấu trùng nhiễm vào não, cơ, hoặc các mô khác và là nguyên nhân chính của cơn động kinh.
Cụ thể, bệnh nhân đang điều trị tại viện là ông N.H.C (59 tuổi) ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo ông C, từ năm 2007, ông bị đau đầu nên phải đi viện khám. Chẩn đoán ban đầu ông bị rối loạn tiền đình nhưng càng ngày ông càng đau đầu dữ dội.
Đến năm 2012, chân phải ông không đi được, hay buồn nôn, ăn gì nôn đấy. Thậm chí, uống nước cũng nôn, người gầy sút cân. Bác sĩ nghi nghờ ông bị u não.
Ông đến Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng TW khám thì biết mình bị nhiễm ấu trùng sán lợn. Ấu trùng làm tổ trong não đè vào dây thần kinh thăng bằng nên ông hay chóng mặt, đau đầu. Ông được điều trị từ năm 2012 đến nay.
Ông C cho biết, có thói quen ăn tiết canh và nem chạo nên bác sĩ nói đây có thể là nguyên nhân khiến ông bị nhiễm sán lợn.
Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương, phó khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng TW, nhiễm sán dây ở người xảy ra do nấu chưa chín thịt lợn.
Ngoài ra, đường lây lan thường xảy ra thông qua thức ăn nhiễm bẩn trên bàn tay người, và có thể do ăn các loại trái cây hoặc rau quả được tưới bởi phân người nhiễm bệnh.
Các vị trí của nang sán hay bắt gặp trên cơ thể người là não và mắt. Với các bệnh nhân nặng có thể gây nên các biểu hiện bệnh lý não với sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh.
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người không nên ăn tiết canh lợn, thịt lợn chưa được nấu chín. Cần vệ sinh tay chân trước khi ăn để tránh ăn phải trứng sán lợn.
Theo Thiên Lam
Zing News
Những con số liên quan tới cơn đau toàn thân, đau cơ Theo thống kê của Tổ chức Arthritis Foundation (Mỹ), 78% người ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày có khả năng đau lưng; 74% nguy cơ bị đau vai, cổ nếu khuân quá 10% trọng lượng cơ thể... Phương Thảo Theo VNE