Bệnh sống trong sợ hãi
Ám ảnh là môt rôi loạn tâm lý thường gặp và ảnh hưởng rât lớn đên cuôc sông cũng như công viêc của người bênh. Chúng khiến bệnh nhân lo lắng thường xuyên, đôi khi gây nên những cơn hoảng sợ tôt đô.
Trẻ em dễ bị nhất
Được bố mẹ đưa đến viện Sức khoẻ tâm thần khám, Nguyên Văn An, 9 tuổi luôn tỏ ra lo lắng, liên tục đưa ra những câu hỏi lặp đi lặp lại. Bố mẹ An cho biết, An sinh ra khoẻ mạnh và phát triển bình thường, nhưng khoảng vài tháng nay, cậu bé luôn tỏ ra lo lắng về bệnh tật, rửa tay liên tục, không chắc chắn về hành động của chính mình, cần được trấn an, các hành vi lặp đi lặp lại.
Khi đọc một đoạn trong tài liệu được giao, cậu bé thường đọc tới cuối câu, chỉ để kiểm tra xem mình có bỏ sót từ nào không. Đặc biệt, An còn sợ là mình đã tiếp xúc với vi rút HIV do người bị bệnh AIDS lây cho! Mặc cho ba mẹ ra sức trấn an, cậu bé nhất quyết phải tắm ngay khi về đến nhà… Tiếp xúc với bác sĩ, An thừa nhận rằng trí óc của cậu đang lừa mình, khiến cậu phải hỏi lại bố mẹ cho chắc. An được chẩn đoán có biểu hiện mắc chứng rối loạn nghi thức ám ảnh.
Theo y văn, rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive – Compulsive Disorder – OCD) có biểu hiện là những ý nghĩ thường xuyên tái diễn liên quan tới những lo âu căng thẳng, những hoạt động tâm thần hoặc thể chất có chủ ý lặp đi lặp lại để giảm sợ hãi hoặc căng thẳng do ám ảnh gây ra. Phần lớn các ca OCD đều bắt đầu từ thời kỳ thiếu niên hoặc tuổi dậy thì. Rối loạn nghi thức ám ảnh phổ biến ở trẻ em và tuổi mới lớn với tỷ lệ 0,5% và tỷ lệ suốt đời là 1 – 3%. Tỷ lệ OCD ở người trẻ tuổi tăng theo cấp số nhân cùng tuổi đời, với tỷ lệ 0,3% ở trẻ trong độ tuổi 3 – 5 tuổi, lên 0,6% đối với trẻ 13 – 18 tuổi. Tỷ lệ mắc OCD ở trẻ vị thành niên cao hơn tỷ lệ mắc các bệnh khác như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực. Ở trẻ nhỏ, tỷ lệ bé trai mắc OCD cao hơn một chút so với bé gái, nhưng chênh lệch này giảm khi độ tuổi tăng lên.
Do những nguyên nhân nào?
Video đang HOT
Rối loạn nghi thức ám ảnh được chỉ ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nhân tố di truyền. OCD đã được công nhận là có tính gia đình và là rối loạn do hỗn tạp nhiều gen không đồng nhất. Các nghiên cứu phả hệ, các xét nghiêm phân tử đã chứng minh nguy cơ mắc OCD khởi phát sớm có thể cao gấp bốn lần ở những người thân thê hê thứ nhât.
Nguyên nhân thứ hai: do miễn dịch ở hệ thần kinh. Sự xuất hiện của hội chứng OCD sau khi tiếp xúc hoặc nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết bêta – nhóm A ở một nhóm nhỏ trẻ nít và trẻ vị thành niên đã dẫn tới những nghiên cứu về phản ứng miễn dịch ở OCD.
Thứ ba, do chất dẫn truyền thần kinh. Sự có mặt của một số hệ thống dẫn truyền thần kinh, bao gồm hệ thống serotonin và hệ thống dopamine được coi là điều kiện cơ bản để gây ra OCD.
Dấu hiệu mắc bệnh
Người bênh thường dành quá nhiều thời gian vào những ý nghĩ lung tung (người bênh biêt là không đúng nhưng không thê xua đuôi khỏi tâm trí) và những nghi thức lặp đi lặp lại. Có người trước khi ra khỏi nhà đã khoá cửa, nhưng ngay khi vừa đi khỏi thì trong đâu đã hoài nghi “mình đã khoá cửa chưa”, thế là phải quay lại kiêm tra. Thây cửa đã khoá, họ yên tâm được môt chút nhưng ngay không lâu sau đó lại xuất hiện hoài nghi “đã khoá cửa chưa”. Những nghi thức cưỡng bức lặp đi lặp lại như thế được cho là hợp lý để đối phó với nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy ảnh hưởng có hại của ám ảnh đên các hoạt động thường ngày.
Nỗi ám ảnh thường thấy nhất là nỗi sợ cực độ bị nhiễm bệnh và sợ chất bẩn, mầm bệnh, vi trùng (dân đên rửa tay nhiêu lân, đi khám bác sĩ thường xuyên…), đứng thứ hai là nỗi sợ những nguy hiểm có thể xảy đến với bản thân hoặc người thân, sợ khoảng trông, sợ chô đông người và khó khăn trong viêc kiêm soát nỗi sợ làm hại người khác do mất kiểm soát trong những giây phút nóng giận (nhiêu người cứ thấy dao kéo là sợ vì ý nghĩ họ sẽ khó kiêm soát khi dùng chúng và gây hại cho người khác).
Nghi thức ám ảnh điển hình bao gồm dọn dẹp, kiểm tra, hành vi lặp đi lặp lại, và tránh né, do dự, nghi ngờ, chậm hoàn thành công việc. Hầu hết các trường hợp mắc OCD đêu có sự xuất hiện cả ý nghĩ ám ảnh và hành động cưỡng bức.
Điều trị: phối hợp thuốc và liệu pháp hành vi
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trên thế giới với OCD ở trẻ em cho thấy việc điều trị bằng sertralin giúp 50% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn, 25% khỏi bệnh một phần với thời gian theo dõi một năm. Tuy nhiên, trong một số ít các ca bệnh, chẩn đoán OCD có thể được coi là dấu hiệu của một dạng rối loạn tâm thần, điều này đã được tìm thấy ở 10% trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên mắc OCD trong mẫu nghiên cứu. Với trẻ em có triệu chứng dưới ngưỡng OCD, nguy cơ chuyển thành OCD toàn diện trong hai năm là rất cao. Đôi với người lớn tuôi, kêt quả điêu trị khả quan với tỷ lê thành công cao hơn (70%).
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy phương pháp chữa trị tối ưu là phối hợp điều trị bằng các thuốc tác động trên serotoninergic và liệu pháp nhân thức hành vi (CBT). Nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên dùng thuốc, kết hợp cả thuốc và can thiệp nhận thức hành vi ở người mắc OCD cho thấy kết quả điều trị tốt hơn so với các rối loạn lo âu khác.
Theo ThS.BS Dương Minh Tâm
Sài Gòn tiếp thị
Bệnh nhân ung thư vẫn... "yêu" tốt?
Khi bệnh nhân ung thư bắt đầu việc trị liệu, vẫn có thể duy trì mọi sinh hoạt một cách bình thường, ngay cả trong... "chuyện ấy".
Bác sĩ (BS) Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết, người bệnh càng rối loạn tâm lý nhiều thì mức độ rối loạn tình dục càng lớn. Trong đó, trầm cảm là nguyên nhân thường gặp nhất gây mất ham muốn tình dục.
Sự lo lắng và sợ sệt như sợ đau, sợ chết, sợ tàn phế hay sợ trở thành gánh nặng kinh tế cũng gây giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh cũng thay đổi nhiều do quá trình điều trị. Phẫu thuật có thể gây khiếm khuyết và biến dạng cơ thể; hóa trị gây sạm da, rụng tóc, móng tay, chân bị đen, gãy hoặc có sọc, da bị sạm đen, nổi mụn, ngứa.
Một số thay đổi khác như sụt cân hay tăng cân sẽ ảnh hưởng tới sự hấp dẫn về mặt ngoại hình của người bệnh... Mệt mỏi, thiếu máu và đau không thể kiểm soát cũng góp phần gây ảnh hưởng đến quan hệ chăn gối.
Dù mắc loại bệnh gì thì người bệnh vẫn có thể cảm nhận khoái cảm. (Ảnh minh họa).
Theo BS Nguyên Hà, cho dù mắc loại bệnh gì thì người bệnh vẫn có thể cảm nhận khoái cảm. Khoái cảm rất có lợi đối với người bệnh ung thư nếu vẫn còn nhu cầu "yêu". Người bệnh cần thổ lộ, chia sẻ với bạn tình và BS của mình. Cần biết, kẻ thù xấu nhất của sức khỏe tình dục là sự im lặng. Người bệnh cần trao đổi với BS về những rối loạn tình dục và phản hồi cho "đối tác". Khi người bệnh cảm thấy yếu, mệt thì nên chủ động nói với bạn tình để có những ứng xử phù hợp. Khi khỏi bệnh thì không nên "kiêng" chuyện vợ chồng mà nên tham khảo ý kiến BS để được hỗ trợ thông tin về đời sống tình dục của mình.
Quan hệ tình dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đời sống tâm lý cho cả nam lẫn nữ, giúp người bệnh đối mặt với những rối loạn do bệnh tật và những phương pháp điều trị gây nên. Ngoài ra, bạn tình còn giúp nâng đỡ về mặt tinh thần và góp phần vào quá trình chọn lựa phương cách điều trị cũng như việc điều chỉnh những rối loạn tình dục.
Thực tế, BS điều trị thường ít đề cập đến những ảnh hưởng của bệnh ung thư đối với chuyện "yêu", thậm chí có những ý kiến gây hiểu lầm cho người bệnh là đời sống tình dục đã chấm dứt.
BS Nguyên Hà cho biết, ở giai đoạn muộn, người bệnh ung thư thường buông xuôi và lúc này sức khỏe họ rất kém để sinh hoạt mặc dù cảm giác "yêu" vẫn còn tồn tại. Lúc này, nhu cầu được yêu thương, được chia sẻ cảm xúc có thể trở nên mãnh liệt. Bạn tình có thể hỗ trợ người bệnh qua sự gần gũi, sẻ chia. Một số người thắc mắc: "Có thể bị nhiễm xạ, hóa chất khi quan hệ tình dục với người bệnh?". Câu trả lời là không, mặc dù một số thuốc hóa trị có thể hiện diện một lượng nhỏ trong tinh dịch hoặc dịch âm đạo. Nên tham khảo ý kiến BS về việc sử dụng bao cao su khi quan hệ ở những thời điểm người bệnh đang hóa trị.
Trong thời gian hậu phẫu, việc quan hệ có thể gây chảy máu hoặc ảnh hưởng đến vết mổ. Những tiếp xúc thân mật có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng. Một số loại ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang có thể gây xuất huyết bộ phận sinh dục hay đường niệu. Nếu xuất huyết nhiều hơn sau "yêu", cần ngưng cho đến khi hết xuất huyết. Trong quá trình điều trị ung thư, có những thời điểm hệ miễn dịch của người bệnh bị suy giảm như suy tủy trong lúc xạ hoặc hóa trị, nên tham khảo ý kiến BS về khả năng nhiễm trùng nếu quan hệ.
Theo Bảo Giang (Phụ Nữ Online)
Bệnh vùng kín không nên giấu kín Nhiều bạn chưa lập gia đình và cũng chưa quan hệ nam nữ nhưng có biểu hiện bất thường ở vùng kín như thỉnh thoảng bị khí hư, lúc màu vàng sậm, lúc lại là trắng đục, rất ngứa vùng kín, bụng dưới đau... muốn đi khám nhưng lại ngại. Nhiều người sợ và cũng không biết khám, chữa trị ở đâu, khi...