Bệnh sởi ở trẻ em diễn biến nhanh và nguy hiểm như thế nào?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Đặc biệt đối với bệnh sởi ở trẻ em nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra những biến chứng nặng nề và có thể khiến trẻ tử vong.
1. Bệnh sởi ở trẻ em vì sao diễn biến nhanh và nguy hiểm cho trẻ?
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp và tiêu hóa, còn xuất hiện phát ban rát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình.
Đặc biệt, đối với bệnh sởi ở trẻ em nếu không kịp thời phát hiện có thể sẽ phát triển thành dịch bệnh gây nguy hiểm.
Bệnh sởi ở trẻ em diễn biến nhanh và nguy hiểm vì khoảng thời gian lý tưởng mà khiến bệnh sởi phát rơi vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, thời gian gần đây dịch sởi có thể bùng phát bất kỳ ở thời điểm nào trong năm.
Bệnh có tính lây nhiễm cấp tính và lây từ người sang người khi virus sởi thoát ra ngoài khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi. Vì vậy bệnh càng dễ lây lan, đặc biệt các khu vực đông đúc như trường học, văn phòng làm việc, khu dân cư,…
Thông thường, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sởi đa số đều là trẻ em. Trẻ em lại có sức đề kháng kém, nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị thì bệnh có thể phát triển theo các chiều hướng xấu và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy và có thể khiến trẻ tử vong.
Đặc biệt, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi ở trẻ em. Phương pháp điều trị cơ bản chỉ là khắc phục triệu chứng bệnh, đồng thời kết hợp với việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Bệnh sởi ở trẻ em diễn biến nhanh và nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ, thậm chí có thể khiến trẻ tử vong – Ảnh Internet
2. Những triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em mà phụ huynh cần biết
Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em thông thường sẽ diễn ra theo 4 thời kỳ:
- Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ kéo dài từ 8 đến 11 ngày, đa số các trường hợp bệnh sởi ở thời gian này đều không có biểu hiện lâm sàng.
- Thời kỳ khởi phát, đây còn được gọi là giai đoạn viêm long và có thời gian kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Lúc này trẻ đã xuất hiện các dấu hiệu sốt nhẹ, sốt cao. Sau khi viêm kết mạc mắt đỏ có gỉ kèm nhèm và xuất hiện bị sưng nề mi mắt, viêm xuất tiết mũi. họng, trẻ bị chảy nước mắt, nước mũi, ho và có thể xuất hiện hạch ngoại biên.
- Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là giai đoạn mọc ban kéo dài từ 4 đến 6 ngày. Thời gian ban mọc trong 3 ngày, tuần tự ban sẽ mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt rồi lan xuống đến cổ, ngực, lưng, tay và nhanh chóng chỉ trong 3 ngày đã lan xuống đến chân. Với dạng ban đầu là ban hồng, dát sẩn, trẻ nhỏ sẽ hơi nổi gờ trên mặt da sau đó xen kẽ các ban ở khoảng da lành. Ban do bệnh sởi ở trẻ em mọc rải rác, lan rộng và dính liền với nhau thành từng đám hình tròn có đường kính từ 3 đến 6 milimet.
Video đang HOT
- Thời kỳ lui bệnh với tên gọi khác là giai đoạn ban bay. Các ban sẽ bay theo thứ tự mà ban đã mọc từ tai đến chân. Sau khi ban bay khỏi da của trẻ thì sẽ để lại các vết thâm trên da. Thông thường, ban bay thì trẻ sẽ hết sốt, trừ khi bệnh sởi ở trẻ em để lại biến chứng thì trẻ vẫn xuất hiện tình trạng sốt sau khi ban đã bay hết.
Các vết ban trên cơ thể trẻ sẽ bay dần sau đó trẻ hồi phục và không còn xuất hiện dấu hiệu bị sốt – Ảnh Internet
3. Các biến chứng bệnh sởi ở trẻ
Thông thường nếu trẻ em mắc bệnh sởi thì virus xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ khiến trẻ sốt cao liên tục trong khoảng thời gian dài. Khoảng thời gian này sẽ khiến khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ bị giảm sút, nếu không kịp thời chữa trị thì bệnh sởi ở trẻ em có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
- Sởi có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa.
- Biến chứng gây viêm loét giác mạc.
- Tình trạng viêm não cấp tính thực tế chỉ chiếm khoảng 0,1 số ca trẻ mắc bệnh sởi. Trẻ nhỏ sau khi phát ban từ 1 đến 15 ngày sẽ xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, bị hôn mê, co giật, đau đầu, nôn và cứng gáy gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
- Trẻ bị tiêu chảy.
- Xuất hiện viêm phổi do bội nhiễm các vi khuẩn tụ cầu Influenzae tuýp B, Hemophilus.
- Đối với thể lao tiềm ẩn tái bùng phát do cơ thể của trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ như thế nào?
Cách điều trị bệnh cho trẻ bị sởi:
Theo dõi tình hình bệnh của trẻ, nếu phát hiện các triệu chứng mắc bệnh sởi thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám. Đối với những trường hợp có thể chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà phụ huynh cần lưu ý:
Nếu trẻ bị sốt phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ – Ảnh Internet
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu thấy trẻ sốt trên 38,5 độ C.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác, không cho trẻ tới trường lớp vì có thể lây bệnh cho các trẻ khác.
- Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, giữ gìn nơi ở và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
- Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, nấu chín kỹ và nên chia nhiều bữa nhỏ cho trẻ.
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, nên bổ sung vitamin A cho trẻ để tránh tình trạng loét giác mạc, mù mắt.
Phòng bệnh sởi ở trẻ bằng cách nào?
- Tiêm vaccine phòng sởi: Các mũi tiêm sẽ được thực hiện đối với trẻ nhỏ như sau: Mũi tiêm đầu tiên vào giai đoạn khi trẻ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ 2 vào giai đoạn cuối 18 tháng tuổi. Thực tế việc tiêm phòng muộn cũng không gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh, nếu trẻ bị mắc bệnh sởi cần cách ly trẻ với các bạn khác tránh làm lây lan dịch bệnh.
- Phụ huynh cần thực hiện vệ sinh cho trẻ hàng ngày, giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát. Cần cho trẻ đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, vệ sinh đường mũi, mắt thường xuyên,…
Bệnh sởi ở trẻ nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em - chăm sóc và phòng ngừa
Những ngày thời tiết biến động bất thường sẽ làm cho số trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp có xu hướng gia tăng. Phụ huynh cần chú ý để chăm sóc trẻ thật tốt và áp dụng những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Tác nhân gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em
Viêm đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu hết do nhiễm virus, hầu hết là những loại virus lành tính, một số loại virus đáng chú ý là vi rút hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus a cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus...
Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn vẫn được xem là những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm cho trẻ em, đứng đầu là vi khuẩn Hemophilus influenzae týp b (viết tắt là Hib), kế đến là phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis...
Tiêm phòng cho trẻ tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Yếu tố cơ địa và môi trường làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp như: Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2.500g), trẻ suy dinh dưỡng nặng; trẻ không được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ; trẻ thường xuyên ăn lạnh, uống lạnh hoặc gia đình sử dụng máy điều hòa không hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị bệnh; gia tăng tình trạng ô nhiễm với khói bụi trong nhà, khói thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm không khí rất nguy hiểm cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ; thời tiết lạnh, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa; nhà cửa chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp, thiếu vitamin A cũng là các yếu tố nguy cơ gây viêm đường hô hấp ở trẻ em.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường trẻ bắt đầu với các triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, nghẹt mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rít, tím tái. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ có thể hôn mê, co giật... hoặc thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp cấp tính tại nhà
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ bệnh, hầu hết trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thể nhẹ hoặc trung bình đều được bác sĩ chỉ định cho chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà, cụ thể như:
Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: Trẻ bệnh thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày theo khả năng của trẻ, không nên "ép trẻ ăn". Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc nghẹt mũi, phụ huynh cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng nước muối loãng NaCl 0,9% giúp trẻ nhỏ có thể bú mẹ hoặc ăn uống dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống đủ nước: Trẻ được bổ sung đầy đủ nguồn nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ mau "lướt qua" bệnh tật để sớm hồi phục.
Nếu trẻ ho nhiều khiến trẻ khó chịu quấy khóc hoặc nôn ói nhiều: Nên cho trẻ uống những loại thuốc ho an toàn có thể tự chế như tắc chưng đường, mật ong hấp gừng, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc - thảo dược chế biến sẵn theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị hoặc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng.
Làm thông thoáng mũi cho trẻ theo những cách đơn giản:
Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách, hỉ mũi từng bên bằng cách dùng một ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại (chú ý không được bịt hai mũi cùng một lúc).
Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng khăn giấy sạch, mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% (nước muối sinh lý) nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Sử dụng kháng sinh trị liệu: Kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Nếu phải sử dụng kháng sinh cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực hơn khi thấy trẻ có một trong những biểu hiện sau:
- Trẻ bú kém hoặc bỏ ăn, bỏ bú.
- Trẻ sốt cao liên tục 39 độ C không hạ sau khi đã cho trẻ hạ sốt tích cực.
- Trẻ bị co giật, lừ đừ hoặc hôn mê.
- Trẻ thở khác ngày thường: thở nhanh, thở mệt, thở co lõm ngực hoặc tím tái.
Hậu quả của trào lưu antivaccine, nhìn từ những ca bạch hầu Trào lưu chống tiêm chủng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đến tận bây giờ, có thể đẩy trẻ em vào những hiểm họa mới của các loại dịch bệnh cũ... Chỉ trong hơn một tuần qua, có đến 16 ca bệnh bạch hầu đã được ghi nhận tại 1 số tỉnh khu vực Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh; 1 trường hợp...