Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào

Trên thế giới trước khi có văcxin, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai văcxin.

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não… là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào - Hình 1

Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Phan Dương.

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:

- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.

- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.

Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.

Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.

4. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.

Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

Video đang HOT

5. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.

Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

6. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?

Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.

Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

7. Tiêm văcxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.

Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

8. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

9. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin…

Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai?

Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

12. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

13. Lịch tiêm văcxin sởi?

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

15. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?

Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định.

Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm.

Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?

Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.

18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Theo VNE

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban

Vào đúng thời điểm nhiều trẻ bị lây bệnh sởi, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách nhận biết dấu hiệu của bệnh. Thậm chí có nhiều phụ huynh vẫn còn nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban, nên chưa có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời. Sau đây là một vài đặc điểm để giúp bạn phân biệt 2 loại bệnh này.

Về nguyên nhân gây bệnh

- Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% - 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.

- Sởi là do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Theo nhận định từ các chuyên gia của viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, dịch sởi lần này là chủng virus xuất hiện lần đầu ở phía Nam, được xâm nhập từ nước ngoài về và là chủng virus sởi có nhiều ở Trung Quốc, Malaysia, có độc lực và độ lây truyền như chủng cũ và xảy ra chủ yếu ở trẻ em.

Về dấu hiệu bị bệnh

Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng "nhiễm siêu vi" như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.

- Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban - Hình 1

- Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là "vằn da hổ". Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.

Biến chứng của sởi và sốt phát ban

- Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 - 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sốt phát ban, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to... Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

- Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng... Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 - 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.

Biện pháp phòng bệnh

Cách phân biệt bệnh sởi với sốt phát ban - Hình 2

- Cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3 tháng).

- Cách phòng bệnh sởi: Phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi. Việc tiêm mũi thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Hiệu quả của vắc xin phụ thộc rất lớn vào chất lượng bảo quan.

Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.

Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

- Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải...

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào... sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Một phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắnMột phụ nữ tử vong sau 2 năm bị mèo cắn
06:41:24 10/05/2025
Người đàn ông đột tử khi đang chơi pickleballNgười đàn ông đột tử khi đang chơi pickleball
20:57:17 09/05/2025
Cứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặngCứu sống người đàn ông ở Hà Tĩnh bị ngộ độc rượu nặng
06:13:20 10/05/2025
Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ quaDấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua
06:04:06 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía NamCảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
07:17:02 10/05/2025
Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hayĂn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay
22:17:01 09/05/2025
Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hèThách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè
05:34:09 10/05/2025
Những biến chứng thường gặp do táo bónNhững biến chứng thường gặp do táo bón
21:51:52 09/05/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu NhiBức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu Nhi
06:27:22 11/05/2025
Lá thư của bé gái lớp 5 khiến hàng trăm phụ huynh rơi nước mắt: Không cần 3 điều, chỉ muốn 1 thứ đơn giản duy nhấtLá thư của bé gái lớp 5 khiến hàng trăm phụ huynh rơi nước mắt: Không cần 3 điều, chỉ muốn 1 thứ đơn giản duy nhất
06:52:49 11/05/2025
Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà NộiNhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội
06:06:25 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc độngBộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
07:01:21 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chềĐậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chề
07:28:07 11/05/2025
Cường Đô La - Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứCường Đô La - Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứ
06:49:09 11/05/2025
Xôn xao ảnh Triệu Lệ Dĩnh vào vai Tiểu Long Nữ, đẹp lung linh vẫn thua xa Lưu Diệc Phi một điểmXôn xao ảnh Triệu Lệ Dĩnh vào vai Tiểu Long Nữ, đẹp lung linh vẫn thua xa Lưu Diệc Phi một điểm
07:15:14 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thựJennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
05:56:29 11/05/2025

Tin mới nhất

5 loại nước uống giải nhiệt tự nhiên cho mùa hè

5 loại nước uống giải nhiệt tự nhiên cho mùa hè

09:26:25 11/05/2025
Dưa hấu là một loại trái cây vàng cho mùa hè, với thành phần lên đến 92% là nước. Một ly nước ép dưa hấu mát lạnh không chỉ giúp bạn giải tỏa cơn khát tức thì mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe và sắc đẹp:
Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

09:16:01 11/05/2025
Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate lành mạnh không chỉ là việc cắt giảm một nhóm thực phẩm mà là xây dựng một lối sống ăn uống cân bằng, tập trung vào thực phẩm toàn phần, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục

3 loại đồ uống giảm chứng chuột rút, đau chân sau tập thể dục

09:13:46 11/05/2025
Uống nước dừa có thể cung cấp thêm kali cho cơ bắp trước khi bắt đầu tập luyện. Vì vậy, khi uống nước dừa sẽ giúp ngăn ngừa mất chất điện giải thay vì thay thế chất điện giải bị mất. Điều này có thể ngăn ngừa chuột rút ngay từ đầu.
Những vật dụng trong nhà có thể trở thành 'kẻ sát nhân' đối với trẻ

Những vật dụng trong nhà có thể trở thành 'kẻ sát nhân' đối với trẻ

09:04:07 11/05/2025
Các gia đình nên buộc gọn hoặc loại bỏ dây kéo rèm, dây treo các vật dụng trong phòng trẻ. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, có thể dùng thiết bị bảo vệ hoặc cắt ngắn dây để đảm bảo an toàn.
Nắng nóng oi bức, gia tăng trẻ nhỏ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, hô hấp

Nắng nóng oi bức, gia tăng trẻ nhỏ bị bệnh rối loạn tiêu hóa, hô hấp

09:01:19 11/05/2025
Về bệnh lý tiêu hóa, nhiều trường hợp trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm rotavirus, viêm đường ruột do vi khuẩn từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay các loại virus khác như adenovirus.
Lá đu đủ - 'thần dược' từ thiên nhiên giúp phòng chống ung thư

Lá đu đủ - 'thần dược' từ thiên nhiên giúp phòng chống ung thư

08:56:33 11/05/2025
Nghiên cứu bước đầu cho thấy chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Hợp chất trong lá giúp ngăn ngừa quá trình phát triển bất thường của tế bào và hỗ trợ hệ miễn ...
5 loại thực phẩm mùa hè tốt cho quá trình giảm mỡ bụng

5 loại thực phẩm mùa hè tốt cho quá trình giảm mỡ bụng

08:53:41 11/05/2025
Các loại trái cây họ cam quýt như cam, bưởi và chanh thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ đốt cháy chất béo. Các loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin C và chất xơ.
Ai không nên dùng mướp đắng

Ai không nên dùng mướp đắng

08:42:21 11/05/2025
Theo y học hiện đại, mướp đắng là thảo dược có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại gốc tự do, trẻ hóa tế bào, có tác dụng tích cực trong công cuộc phòng và chống ung thư, hạn chế bớt tác hại của tia xạ trên bệnh nhân ung thư.
8 điều nên làm để giảm nguy cơ ung thư

8 điều nên làm để giảm nguy cơ ung thư

08:34:14 11/05/2025
Kết quả cho thấy tuân thủ 8 yếu tố nói trên ở mức ổn định trung bình trong 10 năm sẽ giúp giảm khoảng 15% nguy cơ mắc ung thư tổng thể, khi so sánh với người tuân thủ ở mức ổn định thấp , tức duy trì không thường xuyên các vấn đề trên.
Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?

Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?

08:31:23 11/05/2025
Trong trường hợp cơn đau kéo dài khiến người bệnh mất ngủ thì có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng histamin giảm ngứa. Đồng thời, thuốc tăng cường miễn dịch cũng được bác sĩ phối hợp dùng để nâng cao sức đề kháng.
Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ

Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ

08:27:04 11/05/2025
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm rubella, đặc biệt là những người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi mắc rubella, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi , BS...
Tác dụng phụ của quả vải? Ai không nên ăn quả vải?

Tác dụng phụ của quả vải? Ai không nên ăn quả vải?

08:24:30 11/05/2025
Ăn quá nhiều vải, đặc biệt là lúc bụng đói, có thể gây khó chịu đường ruột, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu vải để lâu không bảo quản đúng cách, lượng đường cao trong vải có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng

Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng

Tin nổi bật

09:31:01 11/05/2025
Tối 10/5, lực lượng chức năng phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã bàn giao thi thể hai học sinh đuối nước trôi dạt vào bờ biển Nam Ô cho gia đình để lo hậu sự.
Cảnh sát chặn xe khách bắt 4 nghi phạm gây án đang trốn chạy

Cảnh sát chặn xe khách bắt 4 nghi phạm gây án đang trốn chạy

Pháp luật

09:28:13 11/05/2025
Tổ công tác gồm 5 cán bộ, chiến sĩ Trạm Cảnh sát giao thông Đức Phổ chặn xe khách mang biển kiểm soát của tỉnh Lâm Đồng để bắt 4 nghi phạm liên quan đến một vụ cố ý gây thương tích.
Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?

Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?

Hậu trường phim

09:08:21 11/05/2025
Chưa đầy sáu tháng kể từ mùa hai, Netflix đã tung đoạn giới thiệu đầu tiên cho phần ba Squid Game , dự kiến là mùa phim cuối cùng. Đáng chú ý, trong dàn cast không có sự xuất hiện của 1 nghệ sĩ từng được đồn đoán.
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm

Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm

Sao thể thao

09:05:47 11/05/2025
Mới đây, vợ chồng hậu vệ Đoàn Văn Hậu và Doãn Hải My đã có cuộc gặp gỡ với gia đình của cặp đôi Tâm Nguyễn và Joyce Phạm (con gái của đại gia Minh Nhựa).
Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"

Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"

Sao việt

09:02:05 11/05/2025
Đoàn Thế Vinh, người vào vai nam chính Tâm trong Lật mặt 8: Vòng tay nắng của đạo diễn Lý Hải gây chú ý với ngoại hình sáng, phong thái tự nhiên.
Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc

Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc

Nhạc việt

08:56:41 11/05/2025
Tối 10/5, dù cơn mưa trắng trời bao phủ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, hơn 30.000 khán giả vẫn kiên cường đội mưa, cổ vũ cuồng nhiệt và cháy hết mình trong concert 6 của Anh trai say hi .
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Du lịch

08:53:49 11/05/2025
Du lịch Sơn La đang có bước phát triển quan trọng, hình ảnh và thương hiệu điểm đến đã và đang được khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam.
"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!

"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!

Sao châu á

08:45:13 11/05/2025
Nếu có một nữ thần tượng Kpop hội tụ đủ những yếu tố chuẩn nữ chính trong một cuốn tiểu thuyết ngôn tình lãng mạn, thì đó chắc chắn là Choi Sooyoung của SNSD.
Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!

Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!

Ẩm thực

08:31:40 11/05/2025
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công thức nấu 5 món ăn từ 5 loại thực phẩm bổ dưỡng và thơm ngon mà phụ nữ trung niên và cao tuổi nên ăn.
Đề phòng bệnh về da mùa nắng nóng

Đề phòng bệnh về da mùa nắng nóng

08:20:42 11/05/2025
Theo các bác sĩ, có nhiều bệnh viêm da phải trải qua các xét nghiệm, bác sĩ khám lâm sàng, hỏi han tiền sử bệnh kỹ mới có thể kết luận chính xác về bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em

T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em

Mọt game

07:42:24 11/05/2025
Trận đấu giữa Dplus KIA - T1, thay vì là một cuộc đối đầu gay cấn như nhiều khán giả kỳ vọng, lại kết thúc khá chóng vánh với kịch bản cả hai trận gần như tương tự nhau.