Bệnh sởi Không thể coi thường

Theo dõi VGT trên

Được phát hiện vào năm 1757 nhưng mãi đến năm 1963, Y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này. Mới chỉ 2 tháng đầu năm 2019, đã có 43 tỉnh thành ở Việt Nam phát hiện bệnh nhân nhiễm sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi hiện đang gia tăng trên toàn cầu. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, đã có hơn 180 quốc gia xuất hiện bệnh sởi, trong đó 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí dịch sởi đã quay trở lại một số nước đã từng khống chế thành công hoặc triệt tiêu căn bệnh này như Italy, Ukraine…

Từng là đại dịch toàn cầu

Tại Mỹ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi thì ngay từ những ngày đầu năm 2019, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số thành phố mà nguyên nhân là tỷ lệ tiêm ngừa vaccine sởi không đạt yêu cầu nên đã hình thành những khoảng trống miễn dịch tại nhiều khu vực, cộng với sự gia tăng di chuyển của người dân giữa thành phố này và thành phố khác, quốc gia này với quốc gia khác, tạo điều kiện cho virus sởi phát tán.

Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ, năm 804 sau Công nguyên, tại thành phố Mashsad, Vương quốc Ba Tư (Iran ngày nay) đã xảy ra một trận đại dịch sởi, làm chết gần 60.000 người.

Các tài liệu cổ viết: “Thoạt đầu, nó xuất hiện trong một gia đình nông dân ở phía bắc thành phố, người nhiễm bệnh là một đứa bé 6 tuổi. Chỉ sau vài ngày, tất cả những người trong gia đình ấy đều nhiễm rồi lây sang các nhà hàng xóm”.

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 1

Hình ảnh mô tả bệnh sởi của bác sĩ Rhazes thế kỷ thứ 9.

Một bác sĩ người Ba Tư thời điểm ấy là Muhammad ibn Zakariya al-Razi – hay còn gọi là Rhazes, đã có những ghi chép mô tả các triệu chứng của bệnh sởi với những dấu hiệu không khác gì ngày nay: Sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt rồi sau đó là phát ban trên da, thoạt đầu xuất hiện ở vùng chân tóc phía sau tai và lan dần xuống dưới. Rhazes cũng cho biết phần lớn những người chết đều có nguyên nhân từ phổi, một số ít từ não nhưng ông nhầm lẫn rằng sởi chỉ là một biến thể của bệnh đậu mùa.

Với người dân, đa số đều tin vào lời phán của các pháp sư rằng những ban đỏ xuất hiện khi lên sởi là do… kinh nguyệt của người mẹ nhiễm vào đứa trẻ khi còn ở giai đoạn bào thai(?!). Vì thế, những nốt sởi lại được coi là cách duy nhất để tống khứ cái loại máu độc ấy ra ngoài. Đó cũng là lý do mà suốt một thời gian dài ở Ba Tư, người ta cố ý để cho các em bé sơ sinh nhiễm sởi. Trong hơn 600 năm sau thời của Rhazes, hầu như không có nhiều những ghi chép về sởi mặc dù đó là khoảng thời gian mà bệnh sởi bùng phát dữ dội nhất.

Mãi đến năm 1757, Francis Home, bác sĩ người Scotland phát hiện bệnh sởi lây truyền do mầm bệnh, từ người này sang người khác qua những cơn ho, hắt hơi. Home đã thử tìm cách phân lập mầm bệnh để chế tạo thuốc chữa – là tiền thân của vaccine ngừa sởi ngày nay – nhưng thất bại. Cho đến lúc ấy, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân làm chết người hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh cúm mùa và bệnh dịch hạch.

Năm 1846, bác sĩ Peter Ludvig Panum, người Đan Mạch, khi được cử đến quần đảo Faroe để nghiên cứu đã hệ thống hóa 4 dấu hiệu đặc trưng của người bệnh mắc sởi: Ban đỏ nổi sau 12 đến 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Bệnh lây qua ho, hắt hơi. Khả năng lây bệnh cao nhất là từ 3 đến 4 ngày trước khi nổi ban. Người đã từng mắc sởi sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời.

Và bệnh sởi vẫn cứ tiếp tục hoành hành. Năm 1848, một đợt bùng phát sởi ở Hawaii đã làm chết 1/3 số người sống trên đảo. Năm 1875, dịch sởi xảy ra ở đảo quốc Fiji cũng đã quét sạch 1/3 dân số chỉ trong 4 tháng.

Năm 1916, tại nước Pháp có 12.000 người chết vì bệnh sởi và 3 trong số 4 người chết là trẻ em dưới 5 tuổi còn nếu kể thêm thì trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, đã có khoảng 48.000 binh lính của cả hai phía Đồng minh và Đức chết vì các biến chứng của sởi (nhưng được cho là sốt phát ban – hay còn gọi là bệnh chấy rận vì lúc ấy không ai tin rằng người lớn cũng có thể bị sởi). Cũng năm đó, một bác sĩ quân y Pháp đã tìm thấy kháng thể sởi trong máu bệnh nhân, là cơ sở đầu tiên chứng minh rằng nó có thể bảo vệ những người lành không bị lây nhiễm nếu họ được tiêm kháng thể vào người.

Video đang HOT

Năm 1951, dịch sởi tấn công đảo Greenland, Đan Mạch đã khiến trong số 4.262 cư dân, chỉ có 5 người thoát khỏi nhưng nhờ trận dịch này, các nhà khoa học đã thử áp dụng biện pháp tiêm gamma globulin – là một loại protien giàu kháng thể cho người bệnh. Kết quả là tỷ lệ tử vong vì những biến chứng của sởi giảm đáng kể nhưng làm thế nào để không bị nhiễm sởi thì vẫn chưa ai tìm ra.

Vào những năm 1951-1953, con số tử vong mỗi năm do bệnh sởi trên toàn thế giới đã giảm xuống chỉ còn 4.000 đến 5.000 người nhờ có thuốc kháng sinh và điều kiện sống được cải thiện. Cũng trong những năm này, nước Mỹ mỗi năm có 500 người chết, 48.000 người phải nhập viện do các biến chứng của sởi như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm kết mạc, viêm phổi và viêm não.

Bác sĩ Paul Offit, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng bang Philadelphia cho biết viêm phổi do vi khuẩn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, và thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được sởi vì nguồn gốc bệnh gây ra bởi virus. Ngay cả khi sống sót, người bệnh cũng chưa chắc đã an toàn vì một biến chứng tuy rất hiếm gặp nhưng lại dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức, suy giảm thể lực rồi cuối cùng là hôn mê và tử vong, xảy ra từ 10 đến 20 năm sau khi nhiễm sởi. Đó là bệnh viêm màng não bán cấp.

Vaccine ngừa sởi đầu tiên

Tháng 1-1954, khi dịch sởi tấn công trường trung học nội trú ở thành phố Boston, Mỹ, Enders- Giáo sư dịch tễ học đã gửi bác sĩ Thomas Peebles đến ngôi trường này để lấy mẫu máu. Lúc tiến hành lấy máu, Peebles nói với các học sinh: “Này các chàng trai, các bạn đang đứng trên biên giới của khoa học. Máu của các bạn sẽ được dùng để phát triển ra loại thuốc ngừa bệnh sởi và tên của các bạn sẽ đi vào biên niên sử của loài người trong việc chống lại dịch bệnh”. Đó cũng là lần đầu tiên trên toàn thế giới, việc nghiên cứu kháng thể chống lại bệnh sởi được tiến hành một cách có hệ thống.

Trong gần 2 năm, với 200 mẫu máu lấy từ trường trung học nội trú Boston, Peebles đã phân lập được virus bệnh sởi từ máu của cậu học sinh David Edmonston, 13 tuổi bằng phương pháp nuôi cấy trong nước canh thịt. Đến năm 1958, nhóm nghiên cứu Peebles tiến hành tiêm vaccine sởi mà thành phần là virus sống để thử nghiệm cho những trẻ em tình nguyện tại Trường trung học Fernald và Trường trung học Willowbrook, nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm bệnh sởi. Tuy nhiên, do độc lực của virus trong vắc xin vẫn còn cao nên hầu hết học sinh tham gia thử nghiệm đều bị sốt và phát ban, tương tự như nhiễm sởi.

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 2

Maurice Ralph Hilleman (đứng giữa), người đã cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ một nhà khoa học nào ở thế kỷ 20.

Kết quả thử nghiệm được Enders chia sẻ với nhà khoa học Maurice Ralph Hilleman, lúc ấy đang làm việc cho Công ty Sinh học Merck, trụ sở ở bang New Jersey. Ngay lập tức, Hilleman cùng với cộng sự là bác sĩ Offit chuyển đổi phương pháp nuôi cấy virus bằng cách dùng trứng thay vì nước canh thịt. Trong 2 năm 1961, 1962, Hilleman đã tiến hành thử nghiệm loại vaccine mới trên gần 20.000 người tình nguyện. Mỗi người đồng thời được tiêm 2 mũi, 1 mũi vaccine và 1 mũi kháng thể sởi nhằm làm giảm các tác dụng phụ như sốt, phát ban. Kết quả là không một ai trong số những người tham gia thử nghiệm mắc bệnh sởi dù họ sống ngay trong vùng dịch.

Ngày 21-3-1963, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm liên bang Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành cho vaccine sởi virus sống với tên gọi Merck’s Rubeovax. Đó cũng là vaccine ngừa sởi đầu tiên trên thế giới được nhiều quốc gia tiến hành tiêm chủng rộng rãi. Đến năm 1968, Hilleman tinh chế Merck’s Rubeovax thành một loại không có tác dụng phụ nghiêm trọng và không cần tiêm thêm kháng thể sởi, gọi là Attenuvax.

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 3

Maurice Ralph Hilleman cùng các cộng sự dùng trứng để nuôi cấy virus sởi,

Năm 1971, Hilleman kết hợp vaccine sởi, quai bị và rubella thành một mũi tiêm duy nhất, gọi là MMR (Measles, Mumps, Rubella) hiện vẫn đang được sử dụng trên toàn thế giới. Cho đến khi mất (11-4-2005), Hilleman là tác giả của hơn 40 loại vaccine trong đó có 14 loại được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng tiêm ngừa cho trẻ em toàn cầu, gồm vaccine sởi, quai bị, viêm gan A, B, thủy đậu, viêm màng não, viêm phổi… Ông được ghi nhận là “người đã cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ một nhà khoa học nào ở thế kỷ 20″, và là “nhà vaccine học thành công nhất lịch sử”.

Không thể coi thường

Trở lại dịch sởi đang bùng phát ở nước ta, chỉ mới 2 tháng đầu năm 2019, 43 tỉnh thành ở Việt Nam có 429 trường hợp dương tính với sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa.

Theo quy luật, sởi thường xuất hiện vào mùa xuân, đa số tại các thành phố lớn, nơi sự tiếp xúc, chung đụng giữa người lành và người bệnh diễn ra thường xuyên.

Bác sĩ Trần Ngọc Vinh, nguyên Trưởng Khoa Nội A Bệnh viên Nhiệt đới TP HCM nói: “Sởi là bệnh rất dễ lây lan. Nếu trong gia đình có 1 người nhiễm bệnh thì 90% các thành viên khác cũng sẽ nhiễm nếu họ chưa tiêm ngừa. Với trẻ sơ sinh, do được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai và kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng nên trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh và đó cũng là lý do tiêm chủng ngừa sởi thường được thực hiện cho trẻ trước 12 tháng tuổi”.

Thế nhưng, vẫn có những bậc cha mẹ không muốn đưa con mình đi tiêm ngừa sởi. Một vài trường hợp phản ứng với vaccine như sốt, quấy khóc được một số người thổi phồng trên mạng xã hội, dẫn đến tâm lý e dè, nghi ngại, chưa kể trào lưu “nói không với vaccine” bằng những lập luận phản khoa học. Hậu quả là khi trẻ nhiễm sởi rồi biến chứng viêm tai giữa khiến trẻ giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn, loét giác mạc dẫn đến giảm thị lực hoặc mù, viêm phổi kẽ, viêm não – màng não rồi tử vong; còn nếu may mắn sống sót, việc điều trị thường phải kéo dài và rất tốn kém.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Vinh, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt bệnh sởi với bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Ở bệnh Rubella, thời gian ủ bệnh khoảng từ 1 đến 2 ngày, bệnh nhân sốt nhẹ, viêm đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ, còn ở bệnh sởi, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 4 ngày, sốt cao, triệu chứng viêm đường hô hấp từ trung bình đến nặng.

Ở bệnh Rubella, các nốt phát ban có màu đỏ tươi, mọc cùng một lúc, tồn tại khoảng 1, 2 ngày, khi lặn đi để lại vết thâm còn trong bệnh sởi, các nốt phát ban có màu đỏ sẫm hoặc màu nâu, bắt đầu mọc từ sau tai rồi lan xuống tay, chân và toàn thân. Ban tồn tại từ 3 đến 5 ngày trước khi mờ dần.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Hơn 95% trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Tại nước ta, những năm gần đây mạng lưới y tế cơ sở đã phủ đều khắp mọi miền nên để không nhiễm sởi, các bậc cha mẹ nên cho con đi tiêm phòng đúng lịch. Sự thờ ơ hoặc xem thường có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Vũ Cao

Theo cand

Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền

Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ.

Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng tới mức nào khi bé bị nhiễm bệnh sởi. Cô cũng cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm khi không tiêm vắc-xin cho trẻ.

" Với những người lựa chọn không làm theo lời khuyên của các cơ quan y tế: không tiêm vắc-xin cho con, đây là thứ mà con trai 9 tháng tuổi của tôi phải chịu đựng khi mắc sởi", Emily viết.

Sau đó, cô mô tả tất cả những triệu chứng kinh khủng mà con mình đang trải qua.

" Con không khỏe từ hôm 22/10. Tôi đã đưa bé tới gặp 8 bác sĩ khác nhau và 2 chuyên gia tư vấn. Con cũng đã vào viện 2 lần. Con hay khóc thét vì đau đớn trong nhiều ngày. Suốt một tuần, con không ăn nổi. Đây là lần đầu tiên, con ngủ được một một giấc ngon lành trong gần 2 ngày. Con bị nhiễm trùng tai rất nặng, tới mức 3 đợt kháng sinh rồi mà vẫn chưa giúp cải thiện tình hình. 6 tuần sau đó, con vẫn cứ phải đi về giữa bệnh viện và nhà bởi căn bệnh khủng khiếp này tái phát nguy hiểm cho cơ thể nhỏ xíu của con".

Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền - Hình 1

Emily nhắn nhủ: "Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn".

Cuối cùng, Emily muốn gửi lời khuyên tới các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh. " Chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Con tôi không cần phải trải qua chuyện này. Vắc-xin sởi, quai bị, rubella được thực hiện khi trẻ 13 tháng tuổi. Trẻ em dưới tuổi này phải phụ thuộc vào người khác để đưa ra lựa chọn tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh như bệnh sởi mà con tôi mắc phải. Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn", Emily viết.

Chia sẻ của Emily đã nhận được rất nhiều đồng cảm từ cộng đồng mạng, nhất là các bà mẹ. Tới thời điểm này, đã có hơn 7,4 nghìn lượt thích và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Trong phần bình luận, mọi người đều bày tỏ sự lo lắng, tình thương dành cho em bé và không quên gửi lời chúc con sẽ mau khỏi.

Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền - Hình 2

Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, một số độc giả cho biết, họ nhất định sẽ thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho con mình.

" Thật tiếc vì chuyện này xảy ra với con. Con trai tôi 11 tháng tuổi. Và tôi cũng nóng lòng muốn đưa con đi tiêm chủng. Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và con thì được bảo vệ" - Rieke Ha cho biết.

" Tôi rất vui vì đã có rất nhiều người chia sẻ câu chuyện của bạn. Những người khác có thể học hỏi từ chuyện này ngoài việc cầu mong cho bé sẽ sớm bình phục" - Jaye Marie Stammers bày tỏ.

Bênh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi, gặp ở 7 - 9% trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ (có thể đến 14% ở trẻ dưới 5 tuổi). Ở trẻ nhũ nhi, tử vong do sởi, viêm phổi xảy ra trong 60% trường hợp, trong khi ở trẻ 10 - 14 tuổi, thường tử vong do biến chứng viêm não cấp.

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin sởi là vắc-xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Theo Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?
09:55:01 22/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'
09:57:34 22/02/2025
Rau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộnRau dại khiến rắn cũng phải né, có người hái bán mà kiếm bộn
19:46:09 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đìnhLoại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
10:41:55 22/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025

Tin đang nóng

Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"Clip: Xe bán tải bị đâm nát trên đường tại Sơn La, bé gái trong xe không ngừng hoảng loạn kêu cứu "bố ơi"
17:06:21 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình DươngXác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
17:10:22 22/02/2025
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
17:03:15 22/02/2025
Chưa bao giờ Trường Giang lại như thế nàyChưa bao giờ Trường Giang lại như thế này
17:29:57 22/02/2025
Sau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòngSau 8 năm ly hôn Gia Bảo, Thanh Hiền hạnh phúc bên người mới điển trai, là nhân viên văn phòng
17:21:30 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổiNam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
19:58:35 22/02/2025
Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy ViênLại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên
18:41:47 22/02/2025
Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!Bức ảnh trích xuất camera khiến bà mẹ bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội: Cô ăn mặc đẹp nhưng hành động lại quá xấu xí!
16:59:48 22/02/2025

Tin mới nhất

Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận

20:06:11 22/02/2025
Qua xác minh bước đầu, con chó trên đã cắn hai người phường Phú Tài, một người ở xã Hàm Mỹ. Sau khi trình báo những người này đã được cơ quan y tế tiêm huyết thanh kháng dại.
Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

Phát hiện về hiệu quả diệt côn trùng của caffeine

20:03:43 22/02/2025
Những con ruồi tiêu thụ lượng caffeine ít hơn sống lâu hơn. Báo cáo cũng cho thấy lượng chất béo và hoạt động trao đổi chất của ruồi cũng giảm nếu tăng liều lượng caffeine hấp thụ.
Nổi hứng thi ăn, người phụ nữ nhập viện 5 ngày vì dạ dày quá tải

Nổi hứng thi ăn, người phụ nữ nhập viện 5 ngày vì dạ dày quá tải

20:02:19 22/02/2025
Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày hoặc bị tắc nghẽn do loét tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là bệnh nhân này không có tiền sử bệnh lý nào liên quan.
Thiếu hụt nhân lực và cơ sở phục hồi chức năng

Thiếu hụt nhân lực và cơ sở phục hồi chức năng

19:50:29 22/02/2025
Theo thống kê, mỗi ngày, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện 1A hỗ trợ khoảng 20-30 bệnh nhân sau đột quỵ, 15% trong số đó là người trẻ tuổi. Nhiều trường hợp cần phải tập nuốt, tập nói, tập cầm nắm.
Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi

18:53:31 22/02/2025
Suy giảm lưu lượng máu lên não khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng lú lẫn, té ngã, tăng nguy cơ đột quỵ. Khó thở, đau tức ngực xảy ra khi nhịp tim không đủ duy trì huyết động, làm trầm trọng hơn bệnh lý nền như suy tim, bệnh mạch vàn...
8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

8 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gout

18:46:27 22/02/2025
Thực phẩm siêu chế biến như thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ đóng gói có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các chứng rối loạn viêm như bệnh gout.
Phát hiện thêm công dụng y khoa độc đáo của quả ớt

Phát hiện thêm công dụng y khoa độc đáo của quả ớt

18:41:31 22/02/2025
Trong bước thí nghiệm tiếp theo trên chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy capsaicin có thể di chuyển qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, nhất là khu vực hồi hải mã, vân não và vỏ não.
Tình trạng 'chết người' sau những bữa ăn uống quá độ

Tình trạng 'chết người' sau những bữa ăn uống quá độ

18:37:19 22/02/2025
Một số người có thể không nhận thức được rằng mức đường huyết của họ đang tăng cao, điều này làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng mà không có sự can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân gây rối loạn vị giác và cách khắc phục

Nguyên nhân gây rối loạn vị giác và cách khắc phục

18:36:43 22/02/2025
Tình tạng rối loạn vị giác kéo dài lâu sẽ chán ăn dẫn tới thiếu dinh dưỡng, xuống cân, giảm sức đề kháng bảo vệ cơ thể, dễ mắc bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Ăn sữa chua buổi tối có tốt?

Ăn sữa chua buổi tối có tốt?

18:30:45 22/02/2025
Sữa chua là một trong những sự lựa chọn phổ biến tốt cho sức khỏe, không chỉ bổ sung men vi sinh, giúp duy trì sức khỏe đường ruột mà còn là nguồn cung cấp protein và canxi.
Gắp con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông

Gắp con vắt dài 8cm sống trong mũi người đàn ông

18:21:25 22/02/2025
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt, đề phòng đỉa, vắt chui vào hốc tự nhiên của cơ thể.
Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

Ăn đậu nành có tốt cho trẻ em không?

17:43:34 22/02/2025
Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu gần đây đã bắt đầu một thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tác động của thực phẩm từ đậu nành đối với khả năng tư duy, hormone sinh dục, sức khỏe trao đổi chất và sức khỏe đường ruột.

Có thể bạn quan tâm

Tố My nghẹn ngào trên sân khấu 'Solo cùng bolero' vì nhớ thuở mới vào nghề

Tố My nghẹn ngào trên sân khấu 'Solo cùng bolero' vì nhớ thuở mới vào nghề

Tv show

22:23:26 22/02/2025
Ngồi ghế nóng Solo cùng bolero , Tố My xúc động nhớ thời mới chập chững vào nghề khi chứng kiến màn tranh tài của các thí sinh.
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?

Netizen

22:23:09 22/02/2025
Lướt TikTok thời gian gần đây, hẳn cộng đồng mạng đều cảm thấy tò mò khi hệ tư tưởng F4 Vũng Tàu xâm chiếm. Nhiều người thắc mắc, đoạn clip chỉ đơn giản là một hội bạn thân cùng đứng quay trend
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín

Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín

Sao châu á

22:16:12 22/02/2025
Dù có chút rắc rối trong thời gian ở quê nhà nhưng tâm trạng nam nghệ sĩ vẫn thoải mái khi có dịp trải nghiệm nhiều điều thú vị trong chuyến đi ngắn.
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Thế giới

22:14:27 22/02/2025
Hai con tin Tal Shoham (40 tuổi) và Avera Mengistu (39 tuổi) đã được thả trước đó tại Rafah, miền Nam Gaza. Con tin thứ sáu, Hisham Al-Sayed (36 tuổi), dự kiến sẽ được thả tại thành phố Gaza.
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút

Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút

Sao việt

22:12:15 22/02/2025
Ở tuổi 39, Trang Nhung vỡ òa khi biết mình mang thai lần 3, dù vậy, gia đình cô vẫn hào hứng mong chờ ngày đón thêm thành viên mới.
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ

Sao âu mỹ

22:05:38 22/02/2025
Sau khi ly hôn rapper Kanye West, Kim Kardashian tập trung hoàn thiện bản thân, làm việc và nuôi con. Hiện, ngôi sao truyền hình thực tế sở hữu khối tài sản lên tới 1,7 tỷ USD.
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City

Sao thể thao

22:04:18 22/02/2025
Manchester City mong ký hợp đồng với Florian Wirtz và Andrea Cambiaso trong kỳ chuyển nhượng mùa hè, sẵn sàng để tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne ra đi.
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?

Nhạc việt

21:43:25 22/02/2025
Sức mạnh của văn hoá thần tượng thể hiện rõ nhất ở loạt concert cháy vé, với quy mô hàng chục nghìn người của 2 chương trình Anh Trai Say Hi và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"

Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"

Nhạc quốc tế

21:40:16 22/02/2025
Giữa bối cảnh nền âm nhạc Hàn Quốc đang đào thải nhanh chóng, đẩy IVE đi tour trong suốt 11 tháng liệu có phải là chiến lược đúng đắn?
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ

Hậu trường phim

19:49:08 22/02/2025
Bộ phim Tẩy Trắng do Triệu Kim Mạch, Vương Thiên Nguyên và Quách Kính Phi đóng chính đang rất hot nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ

Lạ vui

18:16:32 22/02/2025
Dịch cúm gia cầm độc lực cao bùng phát ở Mỹ đã khiến trứng gà trở nên khan hiếm, đẩy giá của loại thực phẩm cơ bản này lên cao.