“Bệnh” sợ trách nhiệm âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ
Theo đại biểu Hoàng Anh Công, căn “bệnh sợ trách nhiệm” đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước.
Chiều 9/11, phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế – xã hội và báo cáo về công tác phòng, chống dịch, đại biểu Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) dành thời gian nói về một “dịch bệnh” khác đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước. Theo ông Công, đó là “bệnh sợ trách nhiệm”.
Đại biểu Hoàng Anh Công băn khoăn: “Vì nguyên nhân gì mà nhiều cán bộ trong đó có cả người đứng đầu các đơn vị lại sợ trách nhiệm? Có những người khi thực thi nhiệm vụ, dù biết là đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn đề, chỉ vì để đảm bảo an toàn cho bản thân”.
Đại biểu Hoàng Anh Công nêu lo ngại về “căn bệnh sợ trách nhiệm” đang âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ (Ảnh: Quốc Chính).
Đại biểu đoàn Thái Nguyên nhận thấy nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức. Trong đợt phòng chống dịch vừa qua, có tình trạng nhiều địa phương sợ mua sắm thiết bị, vật tư y tế do sợ bị sợ bị kỷ luật, xử lý hành chính.
Đặc biệt, dù Chính phủ đã ban hành quy định về thích ứng an toàn nhưng có địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn sông cấm chợ, áp dụng biện pháp kỹ thuật hạn chế giao thương, giao lưu hàng hóa, nhằm tránh phát sinh F0. Bởi theo đại biểu, các địa phương sợ rằng nếu để dịch bệnh bùng phát thì ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật.
Từ phân tích trên, đại biểu Hoàng Anh Công nhận định “bệnh sợ trách nhiệm” có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám quyết định.
Video đang HOT
Theo đại biểu, tác động tiêu cực của hiện tượng trên khiến “một bộ phận không nhỏ” cán bộ không năng động, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm với nhân dân. Người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị xử lý.
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, ông Hoàng Anh Công cho biết, tháng 9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Theo đó, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp…
22.000 lon sữa cứu trợ nằm kho gần một tháng lỗi tại ai?
Thảo luận tại đầu cầu TPHCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức, vai trò của mỗi bộ, ngành, đơn vị, nhất là đơn vị tham mưu thấy được trách nhiệm của mình, chứ không phải “khó thì về địa phương; dễ, đúng quy định thì Trung ương làm”.
Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc”, nhưng theo nữ đại biểu, không phải cơ quan, đơn vị nào cũng ý thức được điều đó. Trong khi, địa phương cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp “nước sôi, lửa bỏng” như phòng chống dịch.
Bà đưa ra ví dụ cụ thể, có một lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP HCM. Mặt trận Tổ quốc TP đã xin ý kiến Cục An toàn Thực phẩm, Cục Thú y.
Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý, còn Cục an toàn Thực phẩm nói “đề nghị TP HCM hỏi Chính phủ”. Nhưng TP gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về Cục An toàn Thực phẩm trả lời. “Vậy tại sao không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của mình và tham mưu cho Chính phủ một văn bản trả lời?”, bà Châu nêu.
“Cách làm của Cục An toàn Thực phẩm là đúng quy trình, nhưng không đúng với tinh thần chống dịch như chống giặc. Nếu như không có gì thay đổi đánh giá hàng năm thì cuối năm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vậy làm tròn chức trách nhiệm vụ. Còn ở tại TPHCM lô hàng cứu trợ về gần một tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?”, nữ đại biểu đoàn TPHCM nói.
Đại biểu mong Chính phủ kiến tạo phải tạo ra một cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cần thiết, “không cần phải nhờ vả, quen biết mà việc vẫn chạy”, có lợi tốt nhất cho người dân.
“Chúng tôi cần một sự phân cấp mạnh, một hướng dẫn rõ ràng trong những tình huống như thế này”, bà Châu nhấn mạnh.
ĐBQH TP.HCM: Lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (Đoàn ĐBQH TP.HCM) thắc mắc, TP có lô hàng hơn 22.000 lon sữa do kiều bào Australia ủng hộ cho trẻ em nhưng 1 tháng chưa lấy ra được.
Sáng 9/11, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội.
Phát biểu từ điểm cầu TP.HCM, đại biểu Tô Thị Bích Châu cho rằng, trong các báo cáo, bà chưa thấy đề cập đến việc làm sao để thúc đẩy sự mạnh dạn, ý thức được vai trò của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi đơn vị, nhất là đơn vị tham mưu thấy, nhận trách nhiệm của mình trong công việc tham mưu cho Chính phủ thực hiện vai trò chỉ đạo, hướng dẫn.
" K hông phải khó thì về địa phương, dễ và đúng quy định thì Trung ương làm. Với các địa phương khi cần xin ý kiến về các quy định trong trường hợp "nước sôi lửa bỏng" như phòng chống dịch mà chúng ta đang thực hiện những cơ chế để bảo vệ sự đột phá nói như Thủ tướng là "chống dịch như chống giặc" thật sự không phải cơ quan, đơn vị nào cũng có ý thức được điều đó", bà Châu nói.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu.
Bà Châu dẫn chứng, vừa qua TP.HCM có một lô hàng với hơn 22.000 lon sữa do kiều bào ở Australia ủng hộ cho trẻ em gặp khó khăn trong đại dịch. Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Cục Thú y. Sau đó, chỉ trong 2 ngày Cục Thú y đồng ý, nhưng Cục ATTP lại đề nghị TP.HCM hỏi Chính phủ.
Trong khi đó, nếu TP.HCM gửi công văn đến Chính phủ thì Chính phủ cũng giao cho Cục ATTP trả lời. Bà Châu đặt vấn đề vì sao Cục ATTP không tham mưu luôn cho Chính phủ có văn bản trả lời.
" Cách làm của Cục ATTP là đúng quy trình, nhưng không đúng với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Và nếu như không có gì thay đổi trong đánh giá hàng năm thì cuối năm cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì đã làm tròn chức trách nhiệm vụ; nhưng còn ở TP.HCM, lô hàng cứu trợ về gần 1 tháng chưa lấy ra được, lỗi do ai?", bà Châu nêu ý kiến.
Đại biểu Châu kiến nghị Chính phủ tạo ra một cơ chế hành chính thông thoáng, quy được trách nhiệm của bộ, ngành, của từng cán bộ trong việc tham mưu kịp thời cho Chính phủ những việc cấp thiết, không cần nhờ vả mà việc vẫn chạy và có lợi nhất cho người dân.
Đồng thời, bà Châu cũng đề xuất cần kịp thời vinh danh, tuyên dương đúng công trạng, cũng như kịp thời thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân cảm ơn những cá nhân, tổ chức có hành động cảm cứu người như lực lượng y tế, lực lượng vũ trang, các lực lượng khác, đặc biệt những cá nhân đã mua vaccine và trang thiết bị y tế.
" Cần có sự đột phá hơn nữa, mạnh dạn hơn nữa để kịp thời động viên và tri ân", bà Châu nói
Ngoài ra, đại biểu Châu cũng đề nghị sớm có giải pháp tạo sự công bằng cho cán bộ trong động lực cống hiến và mang đến thực chất hiệu quả phục vụ nhân dân.
Theo đó, cần có quy định rõ một phường 17.000 dân cần bao nhiêu cán bộ và một phường có 100.000 dân thì cần phải có bao nhiêu cán bộ để khi có tình huống khẩn cấp xảy ra làm sao để kịp thời ứng cứu dân, vì khi có tình huống khẩn cấp thì Chính phủ dù có yêu thương dân đến mấy cũng biết rằng "nước xa không cứu được lửa gần".
Đảng bộ xã Ngọc Sơn đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng gần dân, sát cơ sở Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đến nay, xã Ngọc Sơn (Ngọc Lặc) đã có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt kinh tế - xã hội. Một trong những dấu ấn đậm nét là sự quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm làm thay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP Hồ Chí Minh: Trên 20 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau ăn trưa tại trường

2 trẻ em ở Định Quán bị chó dại cắn

Cầu sắt ở Lâm Đồng đổ sập khi xe tải chạy qua

Cháy nhà trong đêm ở TP Mỹ Tho, bốn người tử vong

Lái xe công nông lùi vào cổng nhà, người đàn ông bị kẹt tử vong

Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông

Vụ khách dàn hàng chụp ảnh ở Măng Đen: Đường thường xuyên tắc vì check-in

Chuyện về những chú chó nghiệp vụ tham gia cứu nạn động đất ở Myanmar

Hiện tượng lạ trào bùn ở Phú Yên: Trực 24/24, sơ tán dân nếu phát hiện nguy hiểm

Nhiều cán bộ lãnh đạo ở Vĩnh Long bị đề nghị xử lý liên quan sai phạm tại khu thương mại

Chủ xe và tài xế bị CSGT TP.HCM phạt 66 triệu đồng vì để rơi cuộn thép

Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên
Có thể bạn quan tâm

Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
NSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờ
Sao việt
23:01:17 10/04/2025
Cậu bé chăn bò mồ côi cha thành 'ngôi sao' sau 1 đêm nhờ 'Bắc Bling'
Nhạc việt
22:57:58 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
Hậu trường phim
22:42:44 10/04/2025
Chờ khách trước quán karaoke, tài xế taxi bị đâm vì lý do khó ngờ
Pháp luật
22:31:27 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025
Yamal đi vào lịch sử Champions League
Sao thể thao
22:08:59 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ
Thế giới
21:22:28 10/04/2025
Justin Bieber và vợ cố gắng hàn gắn hôn nhân
Sao âu mỹ
21:19:25 10/04/2025