Bệnh rối loạn tiêu hóa, không nguy nhưng mà… hiểm
Đừng ăn chuối, bắp cải, đậu hay hành nếu như bạn đang bị chứng rối loạn tiêu hóa. Cà phê và sữa cũng là thứ nên kiêng.
Không phải là bệnh chết người, nhưng rối loạn tiêu hóa đem đến cho bạn nỗi khổ sở, khó chịu thường xuyên và dai dẳng.
Đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong ống tiêu hóa chính là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân của rối loạn tiêu hóa được cho là sự bài tiết setoronin, hay việc sinh ra nhiều khí methan trong ruột và liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.
Giảm chất lượng cuộc sống
Hai triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa là đau bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau thành từng cơn, có thể đau ở nhiều chỗ khác nhau, đôi khi cơn đau từ bụng lan ra sau lưng.
“Lịch” đại tiện “quy củ’ trước đây hoàn toàn đảo lộn, mất hẳn tính đều đặn, khi thì tiêu chảy, lúc lại táo bón (tùy từng người mà tình trạng táo bón hay tiêu chảy nổi bật hơn).
Phần lớn bệnh nhân thường xuyên bị chướng căng bụng, hay ợ hơi và trung tiện. Ngoài ra, buồn nôn, nôn, hôi miệng, đắng miệng, ợ chua cũng có thể xảy ra.
Với người cao tuổi, rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến do sự xuống cấp của cơ quan này theo thời gian. Nước bọt, dịch dạ dày, ruột và dịch mật đều giảm mạnh. Hệ thống men tiêu hóa cũng chỉ còn một lượng nhỏ so với trước.
Rất nhiều bệnh của hệ tiêu hóa có từ trước như viêm loét dạ dày, tá tràng… không được điều trị dứt điểm, làm giảm hiệu quả việc “xử lý” thức ăn. Tất cả những yếu tố này khiến nhiều người cao tuổi dễ bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thực sự làm bệnh nhân thấy mệt mỏi, kém thoải mái, thường xuyên trong tình trạng khó chịu. Vì thế, bệnh nhân nên đến bác sĩ để khám và điều trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
Video đang HOT
Mặt khác, theo các chuyên gia, nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa trùng với một số bệnh nguy hiểm như ung thư đường ruột, loét đường tiêu hóa, viêm đại tràng, viêm tụy mạn… Do đó, việc đi khám, làm các xét nghiệm là cực kỳ cần thiết.
“Giảm tải” cho đường ruột
Để giúp hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại, điều quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh thực phẩm để tránh “nhập khẩu” các vi sinh vật gây hại, bạn cần lưu ý tránh những thực phẩm tuy tốt với người bình thường nhưng lại tai hại với những người rối loạn tiêu hóa.
Đó là những thực phẩm gây đầy hơi như tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô… Sữa cũng là thứ bạn không nên dùng nhiều vì đường lactose là thứ “khó nhằn” đối với bộ máy tiêu hóa kém khỏe mạnh. Các món ăn có nhiều mỡ cũng vậy, quá “nặng” với đường ruột đang có vấn đề của bạn.
Bạn cũng cần hạn chế cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gas, các loại hoa quả hay bánh kẹo nhiều đường fructose, thực phẩm chế biến sẵn… Đồ ăn chua và cay cũng không phù hợp với bạn.
Còn thuốc lá và đồ uống có cồn thì dĩ nhiên là bạn nên tránh xa vì chúng làm giảm khả năng làm việc của đường tiêu hóa.
Hãy kiềm chế trước các bữa tiệc thịnh soạn bởi những người bị rối loạn tiêu hóa không bao giờ nên ăn quá no, càng không nên nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm và chất béo cùng lúc. Hãy ăn vừa đủ, ăn chậm và nhai kỹ.
Tốt nhất là hãy đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, thức ăn cần nóng sốt. Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là khi triệu chứng táo bón nổi trội ở bạn.
Ngoài chuyện ăn uống thì việc vận động thể chất cực kỳ có lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa. Đừng tưởng tập thể dục chỉ tốt cho cơ bắp hay tim mạch, mà nó còn giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.
Vận động còn giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng tinh thần, vốn khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
Dùng thuốc cũng là một trong các giải pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa, nhưng tuyệt đối bạn đừng tự ý uống hay chỉ “tham vấn” người bán thuốc, vì dùng thuốc gì và như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm của từng bệnh nhân, vốn rất đa dạng.
Mặt khác, trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng vai trò nhỏ, càng ít phải dùng càng hay.
Theo SKDS
Nói "không" với khó tiêu
Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số.
Khó tiêu là hiện tượng đau tức, nặng bụng, nóng rát, chủ yếu là vùng bụng. Khó tiêu còn có các dấu hiệu kèm theo như: Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn hoặc cảm giác ăn nhanh no các triệu chứng này có thể liên quan đến bữa ăn (sau khi ăn).
Khó tiêu là hội chứng hay gặp ở nước ta cũng như các nước khác, tỷ lệ khoảng 10-20% dân số. Khó tiêu được chia ra làm 2 loại: Khó tiêu chức năng (KTCN) và khó tiêu thực thể (KTTT). Khó tiêu chức năng chiếm phần lớn các trường hợp. Khó tiêu chức năng là do rối loạn vận động hoặc suy giảm vận động dạ dày. Khó tiêu thực thể là do tổn thương ở các cơ quan như gan-tụy, dạ dày, ruột, tim mạch...
Nguyên nhân khó tiêu chức năng:
- Thói quen ăn uống không hợp lý:
- Lạm dụng cà phê, rượu, thuốc lá
- Uống nhiều nước có gas
- Ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, nhất là các thức ăn nhiều đạm, mỡ, đồ biển
- Nhai không kỹ thức ăn.
- Nói chuyện trong khi ăn
- Do một số bệnh:
Bệnh béo phì
Bệnh chán ăn do tâm thần
Do xoắn khuẩn: Helicobacter- Pylori (H-P) trong dạ dày
- Do yếu tố tâm lý: Lo lắng, stress.
- Do ngưỡng chịu đau thấp hơn bình thường
Nguyên nhân khó tiêu thực thể:
- Bệnh lý của ống tiêu hóa như: Gan, mật, tụy, dạ dày, ruột, viêm loét hoặc ung thư dạ dày, viêm hoặc ung thư gan, viêm hoặc ung thư tụy.
- Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh đặc biệt là ở người cao tuổi thuốc điều trị Pacrkinson.
- Do bệnh lý ở ngoài ống tiêu hóa như: Đái tháo đường, suy tuyến giáp, cường tuyến giáp, bệnh tim mạch, suy thận mạn.
Xác định bệnh
Để xác định được các triệu chứng khó tiêu cần phải chú ý:
- Nếu là KTCN: đau, tức bụng thường mơ hồ khó tả, thường không bị gầy sút nhiều, thường chỉ gầy 1-2kg, các triệu chứng sẽ giảm khi giải tỏa được stress.
- Nếu là KTTT: Ngoài các triệu chứng kho tiêu còn kèm theo các triệu chứng khác như: gầy sút nhanh, thiếu mãu, vàng da, vàng mắt, hoa mắt, chóng mặt, nôn máu, ỉa máu. Nếu nghĩ đến KTTT cần phải đo khám tại cơ sở y tế để làm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, chức năng gan, xét nghiệm phân tích tìm các loại ký sinh trùng như giun móc.... Siêu âm ổ bụng, nội soi đường tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính... để tìm các nguyên nhân gây ra khó tiêu.
Nếu có các dấu hiệu của KTCN cần:
- Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt: hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa nhất thức ăn chứa nhiều chất đạm, mỡ, đồ biển. Nếu thức ăn dễ tiêu như sữa, nước hoa quả.
- Tránh ăn uống một cách căng thẳng.
- Không dung những thuốc gây khó tiêu
- Có thể dung một số thuốc sau
- Thuốc kháng sinh diệt
- Thuốc bảo bệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc điều hòa nhu động dạ dày
- Thuốc chống lo âu, trầm cảm
Nếu điều trị như trên trong hai tuần không khỏi nên đến gặp bác sĩ khám bệnh để có hướng điều trị đúng và kịp thời.
Theo PNO
Trẻ em và các bệnh thường gặp Thay đổi thời tiết, chuyển giao giữa mùa làm các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa và các bệnh dịch do vi rút gây nên đều có xu thế gia tăng. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với những biến đổi thời tiết, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa hoàn thiện nên mùa nào cũng...