Bệnh quai bị bị đau ở đâu? Cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả nhất
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh quai bị chính là má hóp, hàm sưng,… Nhưng khi không may mắc quai bị bị đau ở đâu? không phải ai cũng biết.
Quai bị được biết đến là một bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt, do siêu vi trùng Paramyxovirus gây nên. Ngoài những dấu hiệu như sưng hai bên mang tai, sưng hàm dưới… thì bệnh quai bị bị đau ở đâu? Làm thế nào để có thể giảm đau khi bị quai bị? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết ngắn dưới đây!
1. Bệnh quai bị bị đau ở đâu?
Để có thể biết được quai bị bị đau ở đâu? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua về một số triệu chứng cơ bản của căn bệnh này. Để nhận định được chỗ đau khi không may mắc phải bệnh quai bị một cách dễ nhất.
Quai bị là loại bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường ăn uống, qua nước bọt khi người bệnh nói, ho, hắt hơi. Thời gian dễ lây truyền cho người khác nhất là trong khoảng từ 6 ngày đến 2 tuần với các triệu chứng như:
Có thể bạn chưa biết, quai bị bị đau ở đâu (Ảnh: Internet)
- Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng từ 18 đến 25 ngày. Trong thời kỳ ủ bệnh này giường như không có bất kỳ dấu hiệu hay bộc lộ gì cụ thể. Chỉ khi bước sang thời kỳ khởi phát thì mới có các triệu chứng như: Sốt cao, nhức đầu, nôn, đau họng, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán không muốn ăn.
- Giai đoạn toàn phát: Sau khi sốt khoảng 24 đến 48 giờ (tương đương 1 hoặc 2 ngày) sẽ bắt đầu xuất hiện viêm tuyến mang tai. Ban đầu là một bên sau khoảng 1 đến 2 ngày sẽ sưng tiếp bên còn lại. Tại chỗ sưng sẽ căng bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, ấn vào có cảm giác đau.
Ngoài ra, trong giai đoạn toàn phát này người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: Đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt cũng có cảm giác đau, tiếp đó cảm giác sẽ đau lan ra hai bên tai. Nước bọt ít, hơi quánh, họng bị viêm đỏ.
- Thời kỳ lui bệnh: Thông thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Sẽ hết sốt trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, đồng thời tuyến nước bọt cũng sẽ hết sưng trong vòng 8 đến 10 ngày.
Tuy nhiên, quai bị bị đau ở đâu? thì không phải ai cũng có thể nắm rõ. Thông thường khi mắc bệnh quai bị sẽ xuất hiện tình trạng bị đau ở một số điểm như: Đau hàm mỗi khi há miệng, khi nhai hoặc nuốt, sau đó đau lan sang hai bên tai. Cảm giác đau do bệnh quai bị gây ra khá khó chịu, vậy phải làm thế nào để có thể giảm đau hiệu quả nhất. Trong khi chưa có thuốc đặc trị dành cho căn bệnh này.
2. Hướng dẫn cách giảm đau quai bị nhanh chóng và hiệu quả nhất
Video đang HOT
Đau do bệnh quai bị gây ra chắc chắn rất khó chịu. Vì thế các biện pháp làm giảm đau quai bị sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Vị trí đau khi bị quai bị là đau sưng vùng mang tai, sốt, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, nôn ói… Do đó cách giảm đau đúng cách cũng chính là một trong những cách giúp cho căn bệnh này nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chườm khăn ấm để giảm đau và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh (Ảnh: Internet)
- Nghỉ ngơi chính là một trong những cách giảm đau quai bị tốt nhất và hữu hiệu nhất. Người bệnh cần sắp xếp thời gian, có thể tạm thời nghỉ việc, nghỉ học để nghỉ ngơi ở nhà. Cũng như tránh lây bệnh cho người khác.
- Dùng thuốc giảm đau tự kê đơn như Acetaminophen hoặc ibuprofen cũng là một trong những cách giảm đau quai bị, hạn chế bớt các triệu chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, trong cách dùng thuốc này thì bạn cần lưu ý rằng, không nên sử dụng Aspirin cho trẻ em, thanh thiếu niên bởi nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye. Một căn bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Còn người lớn thì có thể sử dụng aspirin.
- Chườm gạc ấm hoặc lạnh để giảm đau, giảm sưng ở hai tuyến mang tai.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau theo dân gian như: Sử dụng hạt gấc, lá ớt tươi… Đều có tác dụng giảm đau quai bị vô cùng hiệu quả, mà cách thực hiện cũng không quá khó.
- Uống nhiều nước để tránh được tình trạng mất nước do sốt.
Người bị quai bị cần uống nhiều nước để tránh gặp phải tình trạng mất nước. Tuy nhiên, người sử dụng cần biết có một sốloại nước tốt cho sức khỏe nhưng uống nhiều lại phản tác dụng.
Uống nhiều nước ấm nhằm tránh tình trạng mất nhiều nước do sốt gây ra (Ảnh: internet)
- Ăn chế độ ăn mềm như: sữa chua, súp, các thức ăn không khó nhai. Tránh xa những thực phẩm hay đồ uống có tính axit vì nó không có tác dụng giảm đau. Mà ngược lại, còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn ở tuyến nước bọt.
Bạn có thể trở lại làm việc hoặc đi học sau một tuần, sau khi bác sĩ chẩn đoán bệnh quai bị của mình (Nếu bạn cảm thấy việc này là cần thiết). Tại thời điểm này cũng không lây nhiễm cho người khác nữa. Thông thường loại bệnh này sẽ tự khỏi trong vài tuần, chỉ cần sau khoảng 10 ngày khi bị bệnh bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Đến đây bạn đã biết quai bị bị đau ở đâu? Và làm thế nào để giảm đau quai bị tốt nhất, hiệu quả nhất? Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này. Cũng như tìm được cách giảm đau phù hợp nhất với mình.
Tổng hợp những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà
Cách ly trẻ đúng cách là điều quan trọng cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà.
Quai bị là bệnh có thể nhận biết dễ dàng khi trẻ gặp phải tình trạng sưng hai bên hàm. Tuy bệnh này không quá phổ biến, nhưng cha mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà để giúp trẻ mau chóng hồi phục.
Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà:
1. Ngăn chặn sự lây lan
Điều đầu tiên cần làm khi chăm sóc cho trẻ bị quai bị tại nhà đó là cách ly trẻ để ngăn chặn bệnh lây lan sang cho người khác. Điều đó đồng nghĩa với việc, trẻ cần phải:
- Nghỉ học tại nhà, nhất là đối với độ tuổi mầm non và nhà trẻ
Cách ly trẻ đúng cách là điều quan trọng cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà - Ảnh: firstcry
- Không nên tiếp tục tham gia sinh hoạt nhóm hoặc tiếp xúc nơi công cộng
- Ngừng tập thể thao ở nơi công cộng
- Không nên đưa trẻ đến trung tâm mua sắm hoặc những nơi đông người
- Chỉ nên cho trẻ tiếp xúc với những người đã có miễn dịch với bệnh quai bị.
Con bạn sẽ cần được cách ly cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm. Giai đoạn lây nhiễm thường kết thúc sau 5 ngày kể từ khi hàm của trẻ bắt đầu sưng lên. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết rõ hơn về căn bệnh; đồng thời có cách xử trí đúng với những người chưa có miễn dịch tiếp xúc gần với bệnh nhi.
Cha mẹ nên biết cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà để giúp trẻ mau chóng hồi phục - Ảnh: todaysparent
2. Các bước chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà
Vì quai bị là căn bệnh do virus gây ra nên không có thuộc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có một số cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn như:
- Khi trẻ bị đau hoặc sốt cao, bạn có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Lưu ý nên sử dụng đúng liều lượng hướng dẫn trên chai hoặc của bác sĩ kê. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhi uống liều cao hơn so với khuyến cáo.
- Tuyệt đối không cho con bạn (bao gồm trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên) uống aspirin vì điều này có thể làm làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng.
- Bạn có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí bị sưng để làm giảm bớt khó chịu tạm thời. Và lưu ý không chườm quá 10 phút mỗi lần.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ nhai như cháo, sữa chua, súp. Việc cho trẻ ăn thức ăn mềm sẽ đảm bảo rằng con bạn vẫn có được chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm đau quai hàm.
- Căn bệnh này sẽ khiến con bạn rất mệt mỏi. Tốt nhất, nên cho trẻ nằm trên giường để giữ sức.
Có một số cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn - Ảnh: bluecross
3. Một số cách giảm đau tự nhiên cho trẻ bị quai bị
Gừng có đặc tính chống virus và chống viêm, nó cũng là một loại thuốc giảm đau tự nhiên tuyệt vời. Cha mẹ có thể thêm một chút gừng vào thức ăn của trẻ hoặc có thể giã một chút gừng và đắp lên vùng bị sưng tấy.
Nha đam nổi tiếng với khả năng giúp làm dịu vết sưng tấy. Đây là một trong những biện pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh quai bị ở trẻ em. Bạn hãy bóc lớp ngoài của lá nha đam để lộ ra phần thịt trong suốt; cho một chút bột nghệ vào phần thịt nha đam rồi chườm lên vị trí vết sưng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đập vài củ tỏi để đắp lên vết sưng để xoa dịu cơn đau một cách tự nhiên nhất.
Nguy cơ vô sinh do mắc quai bị Nam giới mắc viêm tinh hoàn do quai bị có thể gặp nhiều biến chứng như suy giảm chất lượng tinh trùng, nguy cơ vô sinh. Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết viêm tinh hoàn quai bị là loại...