Bệnh phong thấp là gì? Từ A – Z về cách chữa bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp là gì, đây là bệnh lý khớp phổ biến và còn có tên gọi là viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường xảy ra ở người lớn, gây sưng, nóng, đỏ, đau và mất chức năng nhiều khớp.
Bệnh phong thấp là bệnh nguy hiểm và chưa có biện pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu không trị bệnh phong thấp kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như gây ra tàn tật vĩnh viễn và mất sức lao động.
Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu một vài thông tin và các biện pháp chữa bệnh phong thấp qua bài viết dưới đây:
1. Bệnh phong thấp là gì?
Nhiều người đưa ra câu hỏi, bệnh phong thấp là gì? Thực tế, bệnh phong thấp là tên gọi dân gian của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Phong thấp là một bệnh lý về viêm khớp và bệnh có thể xảy ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bệnh không có yếu tố lây nhiễm cho người khác. Biểu hiện của bệnh phong thấp dạng thấp là đau, sưng, đỏ và cứng khớp.
Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới những bộ phận khác của cơ thể như phổi, tim, mạch máu hay da, mắt và dây thần kinh.
Đối tượng thường gặp bệnh phong thấp dạng thấp là người cao tuổi, độ tuổi khởi phát bệnh thường từ 30 đến 50 tuổi. Phụ nữ bị bệnh nhiều gấp đôi so với nam giới. Do bệnh diễn ra phức tạp, nặng nề nên cần được phát hiện sớm và nhận điều trị kịp thời.
Đối tượng thường gặp bệnh phong thấp dạng thấp là người cao tuổi, độ tuổi khởi phát bệnh thường từ 30 đến 50 tuổi – Ảnh Internet
- Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp:
Nguyên nhân khiến bệnh phong thấp dạng thấp xảy ra đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể liên quan như yếu tố di truyền và môi trường.
Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, vì một số rối loạn nào đó chúng lại tấn công lớp màng khớp. Việc này dẫn đến tình trạng viêm khớp và phá hủy khớp.
Video đang HOT
2. Bệnh phong thấp có chữa được không? Trị bệnh phong thấp bằng cách nào?
Tổn thương và khớp xuất hiện sau khởi phát bệnh chỉ vài tuần sau đó. Vì thế, cần phát hiện bệnh sớm để bác sĩ lên kế hoạch điều trị kiểm soát bệnh và giảm tốc độ diễn tiến của bệnh.
Thực tế, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào trị bệnh phong thấp khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, mục tiêu để điều trị bệnh phong thấp là giúp người bệnh cải thiện và giảm các triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, các cách chữa bệnh phong thấp như điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và phục hồi chức năng.
2.1. Cách chữa bệnh phong thấp bằng thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh phong thấp mà người bệnh mắc phải cũng như mức độ và thời gian mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Người bệnh phong thấp có thể được điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ giúp giảm các triệu chứng bệnh – Ảnh Internet
- Sử dụng thuốc NSAIDs, đây là loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid với mục tiêu giảm đau và kháng viêm. Một số loại thuốc phổ biến là Aspirin, Diclofenac, Meloxiccam, Celecoxib cũng đem lại hiệu quả tương tự.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận cấp.
- Thuốc Corticoid, loại thuốc này có tác dụng giúp người bệnh phong thấp giảm đau và viêm, làm chậm tổn thương khớp. Những loại thuốc thường dùng: prednisone, methylprednisone.
Khi sử dụng thuốc Corticoid trị bệnh phong thấp có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, loãng xương, rối loạn đường huyết.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch, thuốc này được sử dụng với mục đích làm chậm tiến triển của bệnh. Trong khi đó, thuốc còn đem lại hiệu quả bảo vệ khớp và phòng ngừa bệnh gây ra tàn phế. Có một số loại thuốc hay gặp như: Methotrexate, Hydroxyhloroquine, Rituximab,….
2.2. Điều trị bệnh phong thấp bằng biện pháp phẫu thuật và phục hồi chức năng
- Biện pháp phẫu thuật:
Điều trị phong thấp dạng thấp bằng phẫu thuật với mục đích sửa chữa các khớp bị hư hỏng và xảy ra biến dạng nặng nề – Ảnh Internet
Đối với một số trường hợp, người bệnh có thể xem xét phẫu thuật để trị bệnh phong thấp với mục đích sửa chữa các khớp hư hỏng và biến dạng nặng nề. Ngoài ra, các biện pháp phẫu thuật có thể như thay khớp, cắt bao khớp hoặc chỉnh trục khớp,…
- Phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng cho người bị phong thấp bằng vật lý trị liệu. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập để bảo vệ khớp. Những bài tập này có tác dụng chống co rút, dính khớp hay teo cơ ở người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh còn cần một số biện pháp chườm nóng, siêu âm hoặc sóng ngắn hồng ngoại cũng có thể đem lại tác dụng hiệu quả trong việc giảm viêm và bảo vệ khớp.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển kéo dài suốt cuộc đời và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, chủ động thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe giúp người bệnh đối phó và vượt qua được một số khía cạnh khó khăn hơn của bệnh phong thấp gây ra.
Ngoài các cách trị bệnh phong thấp bằng thuốc, phẫu thuật hay phục hồi chức năng cho người bệnh phong thấp thì người bệnh có thể tập thể dục đem lại tác dụng giúp cải thiện khả năng vận động và duy trì phạm vi vận động tốt hơn.
Xử lý và phòng ngừa đau vùng thắt lưng
Đau vùng thắt lưng rất thường gặp trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Theo Tổ chức Y tế Thế giới đau thắt lưng là nguyên nhân hay gặp nhất gây ốm đau và mất sức lao động ở những người dưới 45 tuổi; tỷ lệ đau thắt lưng hàng năm khoảng 5% dân số; 50% người đau thắt lưng ở trong độ tuổi lao động.
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng, trong đó yếu các cơ bảo vệ cột sống chống lại trọng lực (cơ lưng, cơ bụng, cơ vùng chậu hông) thường là nguyên nhân chủ yếu. Các cơ này duy trì và làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống, đồng thời giúp cột sống cử động nhịp nhàng theo vận động chung của cơ thể như đi lại, chạy nhảy, nâng đồ vật, tập thể dục, thể thao...
Đau vùng thắt lưng do hoạt động hàng ngày quá sức; bê, nâng vật nặng; động tác nhắc đi nhắc lại nhiều lần; ngồi hoặc đứng quá lâu; vận động không đúng tư thế.
Đau vùng thắt lưng có thể do các bệnh khớp khối u cột sống; viêm nhiễm như viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, lao cột sống; bệnh mạch máu như: phình động mạch chủ bụng, tụ máu ngoài màng cứng; Bệnh về chuyển hóa như loãng xương, bệnh lý trong ổ bụng và các cơ quan nội tạng...
Tuy nhiên để chẩn đoán xác định nguyên nhân đau vùng thắt lưng còn là vấn đề phức tạp, người ta cho rằng có hơn 85% đau vùng thắt lưng không có chẩn đoán xác định.
Bê hoặc nâng đồ vật nặng đúng tư thế giúp tránh gây đau lưng.
Triệu chứng đau thắt lưng
Triệu chứng đầu tiên của bệnh đau thắt lưng là những cơn đau xuất phát từ thắt lưng và lan dọc theo cột sống hoặc lan xuống một hoặc cả 2 chân. Các hoạt động cúi, nghiêng, nâng vác đồ vật, ho hoặc hắt hơi đều có thể khiến các cơn đau tăng.
Lưng cứng sẽ khiến người bệnh khó khăn trong cử động, cần thời gian nghỉ ngơi mới đi lại được; Khi các cơn đau đã trở thành mạn tính, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ cả ngày, buổi sáng bị cứng xương, cản trở hoạt động đi đứng thường ngày.
Chữa trị thế nào?
Đau thắt lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cơ bản là tìm được nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Có nhiều biện pháp điều trị đau vùng thắt lưng như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, vật lý trị liệu trong đó tập luyện để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống là một trong các biện pháp hiệu quả có thể phối hợp với tất cả các phương pháp điều trị khác.
Vấn đề cơ bản và quan trọng của điều trị là phục hồi chức năng vận động của vùng thắt lưng và phòng ngừa đau tái phát. Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp, đau lưng tái phát và thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất là giữ cho cơ thể, đặc biệt là cột sống ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
Đứng: Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên 2 chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót. Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân
Ngồi: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn cột sống này.
Bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau: Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc: Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống), bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra. Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng). Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn. Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường
Lấy đồ vật ở trên cao: Khi muốn lấy đồ vật nào đó ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý: Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên. Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
Kéo hoặc đẩy đồ vật đi: Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý: Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc. Hai gối hơi gấp. Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng. Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa cơn đau thắt lưng hiệu quả cần phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu hay thường xuyên cúi người. Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Kiểm soát cân nặng để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng.
Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh. Khi thấy triệu chứng đau thắt lưng xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài nên đi khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Với các trường hợp đau thắt lưng trầm trọng lan rộng đến chân kèm theo các triệu chứng tê chân, mất kiểm soát cơ thể cần ngay lập tức đi khám vì đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
2 bệnh nhân ngộ độc Pate chay xuất viện Ngày 6-11, bác sĩ Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, 2 bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum do ăn pate chay Minh Chay đã xuất viện sau gần 100 ngày chữa trị tích cực. Bác sĩ tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân Gẫm trước khi xuất viện Cụ thể, ngày 28-7,...