Bệnh PHẢI trị trước khi mang thai
Có một số bệnh ‘nhỏ’ nhưng gây rủi ro cực cao cho thai nhi, chị em nên biết.
Sinh ra những đứa con khỏe mạnh, phát triển tốt là mong ước của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Vì vậy, trước khi mang thai, việc kiểm tra sức khỏe là vô cùng quan trọng, bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng nên làm. Đôi khi, chỉ một bệnh nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe hàng đầu thế giới, một số bệnh dưới đây sẽ gây rủi ro cao cho mẹ và bé nên cần được điều trị trước mang thai.
Đây là bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến, do ký sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra. Vùng âm hộ ngứa rát, có mùi hôi hay dịch âm đạo bất thường (loãng, có màu trắng đục, màu vàng hoặc xanh…)… là biểu hiện sớm và rõ nhất của căn bệnh này.
Khi bị viêm âm đạo, khả năng thụ thai của chị em sẽ giảm đáng kể vì bệnh khiến môi trường trong âm đạo thay đổi, không phù hợp cho tinh trùng tồn tại và hoạt động. Đặc biệt, viêm âm đạo trong thời kỳ bầu bí dễ dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm, vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non. Do đó, nếu phát hiện khu &’tam giác mật’ có những triệu chứng bệnh, chị em cần đi khám và điều trị sớm.
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến (Ảnh minh họa).
Tiểu đường
Video đang HOT
Thai phụ mắc bệnh này dễ sảy thai, sinh non, chứng đa ối và thai to,… Chính vì thế, nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh trước khi mang thai, chị em làm kiểm tra xét nghiệm đường trong nước tiểu vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu đã có thai mà phát hiện bị tiểu đường phải thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Răng miệng có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe mẹ và thai nhi? Đúng như vậy. Có một sự thật chị em nên biết: bệnh răng miệng là một trong những nguyên nhân gây sảy thai và đẻ non cao nhất. Bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào những vết thương, kẽ hở nơi chân răng vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai.
Chính vì thế, 6 tháng trước khi mang thai, chị em nên kiểm tra răng miệng một cách cẩn thận. Nếu có bệnh thì cũng được phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Nhiễm giun sán
Nguy cơ sảy và dị tật thai nhi sẽ cao gấp đôi nếu chị em nhiễm giun sán trong thời kỳ bầu bí. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ nên tẩy giun trước khi thụ thai và Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo.
Nếu thấy đau đầu, chóng mặt, khó thở… thì chị em nên đi kiểm tra sức khỏe sớm vì rất có thể đã bị thiếu máu. Bệnh này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn tới đẻ non, thậm chí là gây tử vong cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở.
Chị em từng bị lao phổi thì rất dễ tái phát khi mang thai. Do đó, trước khi đưa ra quyết định &’nhà có thêm thành viên’, chị em cần kiểm tra lại ổ bệnh, sau đó bác sĩ sẽ có lời khuyên chính xác nhất. Lưu ý: Bệnh nhân lao phổi cần sinh đẻ có kế hoạch, ít nhất 2 năm sau khi khỏi bệnh mới sinh tiếp.
Tim mạch
Các chuyên gia sức khỏe hàng đầu thế giới khuyên, phụ nữ mắc bệnh tim cấp độ 3-4 tuyệt đối không nên mạo hiểm để có thai. Nếu lỡ thì cần phải nhanh chóng phá bỏ không sẽ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp phụ nữ mắc bệnh tim độ 1-2, có thể thụ thai nhưng cần được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt, khám định kỳ thường xuyên và chấp hành nghiêm chỉnh chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo Khampha
Phổi lợn làm thuốc
Các bộ phận của lợn như: thịt, tiết, gan, phổi, thận,... phối hợp với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ phổi lợn để bạn đọc tham khảo và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo y học cổ truyền, phổi lợn (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,... Cách dùng như sau:
Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 - 2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn. Công dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.
Trị ho lâu ngày: Phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.
Hạnh nhân.
Củ cải.
Viêm phổi: Phổi lợn 1 cái, bạch cập 30g, rượu 150ml. Phổi lợn làm sạch thái miếng, cho vào nồi nấu cùng bạch cập nấu với rượu cho chín, thêm gia vị, ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho các trường hợp bị viêm phổi, áp-xe phổi.
Hỗ trợ điều trị lao phổi: Phổi lợn 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi lợn 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng. Công dụng: Giúp bệnh nhân lao phổi tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Viêm phế quản mạn tính: Phổi lợn 250g rửa sạch, thái miếng, ma hoàng 10g. Cho vào nồi thêm nước, nấu chín, thêm gia vị, nấu với khi chín hành, gừng, hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.
Hoặc: Phổi lợn 500g, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, một chút rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, cho rượu vang vào đun gần chín, vớt ra, thái miếng; cho tiếp vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, gia vị. Đun to lửa cho sôi rồi hầm nhỏ lửa cho đến khi gạo chín nhừ là được. Ăn thay cơm. Dùng thường xuyên ăn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Công dụng: Bổ tỳ phế, trừ đờm, giảm ho, rất tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Theo Suckhoevadoisong
Món ăn - bài thuốc cực hay giúp trẻ trị viêm phổi, viêm phế quản Khi trẻ bị ho lâu ngày, viêm phổi, viêm phế quản..., ngoài việc dùng thuốc chữa bệnh, cha mẹ có thể nấu thêm vài món ăn từ phổi lợn (trư phế) giúp trẻ mau khỏi bệnh. Các bộ phận của lợn như: thịt, tiết, gan, phổi, thận,... phối hợp với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt....