Bệnh nhi ung thư 4 tuổi làm nên điều kì diệu khi đánh bại Covid-19
Một cậu bé 4 tuổi người Anh đã làm nên điều kì diệu khi đánh bại virus SARS-CoV-2, trong khi vẫn đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư.
Bệnh nhi ung thư 4 tuổi làm nên điều kì diệu khi đánh bại Covid-19
Archie Wilks chính là cậu bé vừa được nhắc đến. Archie Wilks mắc u nguyên bào thần kinh và có đến 2 khối u. Là đối tượng thuộc diện dễ bị tổn thương vì Covid-19, ngay từ khi đại dịch này bắt đầu hoành hành, bố mẹ của Archie Wilks là Simon and Harriet, đã tìm đủ mọi cách giảm thiểu tối đa nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh của con mình.
Archie Wilks, bệnh nhi ung thư chiến thắng Covid-19
Cụ thể, Archie và người anh song sinh của mình là Henry được cho nghỉ học và chỉ ở nguyên trong nhà, tại Saffron Walden. Người tiếp xúc duy nhất với Archie, trong khoảng thời gian tự cách ly này, ngoài gia đình, chỉ có một điều dưỡng đến theo dõi tình hình sức khỏe.
“Ngay cả ngày đến bệnh viện để hóa trị, chúng tôi cũng giữ Archie thật xa khỏi mọi người, để đảm bảo an toàn cho thằng bé. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi Archie vẫn trở thành bệnh nhi ung thư đầu tiên ở Bệnh viện Addenbrooke nhiễm Covid-19″ – Simon chia sẻ.
Sau khi hóa trị, Archie bắt đầu có triệu chứng sốt và được đưa vào khu điều trị dành cho bệnh nhân Covid-19 và chỉ 2 ngày sau, gia đình Archie được thông báo rằng, cậu bé đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Archie và bố cậu, Simon được cách ly, điều trị trong cùng một phòng bệnh. “Việc chuyển đến khu vực dành cho bệnh nhân Covid-19 khiến tôi cảm thấy rất lo lắng, bởi tôi vẫn chưa rõ trẻ em mắc ung thư như con mình sẽ ra sao nếu nhiễm Covid-19″ – Simon nhớ lại. Anh cũng cho biết rằng, trong suốt thời gian cách ly, sự tư vấn của các nhân viên y tế đã giúp làm vơi đi phần nào nỗi lo âu.
Gia đình của cậu bé Archie.
Sau 5 ngày được điều trị, Archie và bố cậu bé được cho trở về nhà tiếp tục cách ly điều trị. Theo chia sẻ của gia đình, thời điểm về nhà Archie vẫn còn khá mệt và cần phải thở oxy qua đêm trong vài ngày. Tuy nhiên, thần may mắn cũng đã mỉm cười với gia đình nhỏ này, khi tình trạng của Archie đã tốt dần lên và chỉ vừa mới đây, gia đình cậu đã vui mừng chia sẻ lên mạng xã hội rằng, Archie đã khuất phục virus SARS-CoV-2 với việc không còn triệu chứng ho và không cần phải thở oxy hàng đêm.
Simon nói: “Đây thật sự là một điều may mắn, việc Archie hồi phục cũng sẽ là một nguồn động viên cho nhiều ông bố bà mẹ cũng có con mắc ung thư, bởi họ sẽ biết rằng những đứa trẻ mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể chiến thắng Covid-19. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mọi người hạ thấp cảnh giác với căn bệnh này. Bởi cũng từ thực tế của Archie, dù chúng tôi gần như tự cách ly hoàn toàn nhưng thằng bé vẫn nhiễm bệnh, điều này chứng tỏ sức lây lan của loài virus corona này thật đáng sợ”.
Được biết, Simon và Harriet đang thực hiện một chương trình vận động gây quỹ để Archie có thể tham gia vào một chương trình thử nghiệm vắc-xin, có khả năng làm giảm rủi ro ung thư quay trở lại sau khi điều trị khỏi.
U nguyên bào thần kinh thường phát triển từ các mô thần kinh gần tủy sống như cổ, ngực, bụng hoặc khung chậu nhưng đa số ở tuyến thượng thận. U nguyên bào thần kinh là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và là loại ung thư phổ biến thứ ba ở trẻ em. Theo ước tính, khoảng 90% ca mắc u nguyên bào thần kinh xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và rất hiếm ở người lớn. Căn bệnh này cũng chiếm đến 15% các trường hợp tử vong do ung thư ở trẻ em.
Minh Nhật
Vẻ ma mị của những tế bào ung thư đạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh
Bức ảnh đạt giải nhất ghi lại các tế bào gốc trong hệ thần kinh của chuột, được sử dụng để nghiên cứu u nguyên bào thần kinh đệm, một trong những dạng ung thư não nguy hiểm nhất.
Cuộc thi ảnh "Khoa học và Y khoa IRC" là nơi diễn ra màn tranh tài của những bức ảnh khoa học, được tổ chức bởi 2 cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Vương quốc Anh là: Viện nghiên cứu Ung thư (ICR) và Bệnh viện Hoàng gia Marsden, đều có trụ sở tại thủ đô Luân Đôn.
Được biết, cuộc thi này đã được tổ chức trong 3 năm qua, và mới đây tác phẩm giành ngôi vị quán quân của năm thứ 3 đã được xướng tên, và nó là một bức ảnh liên quan đến... ung thư.
Bức ảnh đạt giải nhất của nhà khoa học Sumana Shrestha, ghi lại các tế bào gốc trong hệ thần kinh của chuột, được sử dụng để nghiên cứu u nguyên bào thần kinh đệm (một trong những dạng ung thư não nguy hiểm nhất).
Trong bức hình này, các tế bào có hình dạng giống ngôi sao màu xanh được gọi là tế bào thần kinh đệm hình sao và phần màu đỏ là nơ ron thần kinh. Được biết, bức ảnh này được Sumana chụp bằng công nghệ kính hiển vi đồng tiêu, một loại kính hiển vi quang học có khả năng loại bỏ ánh sáng hoặc hào quang không mong muốn.
Kết hợp với kỹ thuật nhuộm màu để làm nổi bật các tế bào. Theo chia sẻ của Sumana, nội dung bức ảnh có liên quan đến nghiên cứu điều trị ung thư, thông qua điều chỉnh hàm lượng mARN (phân tử trong tế bào điều hòa biểu hiện gen) mà cô đang thực hiện.
Một tác phẩm dự thi khác của Sumana cũng dành được nhiều sự quan tâm chính là bức ảnh về các vật thể giống quả bóng golf, thực chất là các hạt siêu nhỏ được sử dụng để ngăn ngừa sự xâm lấn của ung thư. Theo Sumana mô tả, các hạt này được xử lý với axit để tạo ra các lỗ rỗng trên bề mặt.
Ngoài ra, nó còn được bọc bởi một lớp vàng mỏng đến khó tin. Thông thường, các hạt siêu nhỏ được ứng dụng để vận chuyển thuốc trong cơ thể. Tuy nhiên, nhờ vào việc tạo thêm các hoa văn trên bề mặt, hạt này có thể hỗ trợ để kiểm soát quá trình phân chia và lớn lên của tế bào ung thư.
Bức ảnh trên đây là tác phẩm dự thi của 3 nhà khoa học Vicky Bousgouni, Chris Bakal và David Robinson. Theo mô tả, phần màu xanh trong hình chính là tế bào ung thư hắc tố (một loại ung thư da) đang xâm lấn giữa mạng lưới các sợi collagen (màu xám).
Được biết, đây là một trong những bức ảnh 3D đầu tiên về tế bào ung thư, được chụp bằng kính hiển vi điện tử quét. Bức ảnh có liên quan đến nghiên cứu sử dụng mạng lưới collagen, để quan sát cách xâm lấn của tế bào ung thư vào các mô khỏe mạnh, trong quá trình di căn.
Để tạo ra bức ảnh độc đáo này, 2 nhà khoa học Nick Moser và Chris Bakal đã sử dụng chùm tia ion để "thổi bay" một phần của tế bào và để lộ ra lỗ rỗng hình tam giác như chúng ta đang thấy.
Cụ thể hơn, chùm tia ion đã cắt qua tế bào ung thư hắc tố di căn và cả môi trường đang dùng để nuôi cấy nó. Với kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu có thể nhìn sâu vào bên trong tế bào ung thư và thấu hiểu được những gì đang diễn ra bên trong nó.
Minh Nhật
Theo New Scientist/Dân trí
Cậu bé tặng 3.000 đồ chơi sau khi chữa khỏi ung thư MỸ - 1.263 thùng Play-Doh, 71 siêu anh hùng và 1.249 khủng long, cùng nhiều đồ chơi khác, được bé Weston chuyển đến Bệnh viện PennState. Toàn bộ số đồ chơi này được chuyển đến Bệnh viện Nhi PennState ngày 1/10, khi cậu bé Weston Newswanger, 5 tuổi chữa khỏi ung thư và chuẩn bị xuất viện. Amy Newswanger, mẹ của Weston kể...