Bệnh nhi tiểu tiện được là niềm vui của bác sĩ
“Chúng tôi thường hay đùa với nhau: các cháu đại tiện được, đi tiểu được là niềm vui của bác sĩ phẫu thuật nhi, chứ không có gì cao xa cả”, ThS.BS Phong nói.
Thời gian qua, khoa Ngoại (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) đã tiếp nhận và phẫu thuật cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị dị tật bẩm sinh. Các cháu vào viện phẫu thuật thường mang các dị tật khác nhau như không có hậu môn, teo thực quản, dị tật tiết niệu sinh dục, tiêu hóa…
Trả lại hình hài
ThS.BS Nguyễn Phi Phong (Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) kể lại, cách đây một năm, một bà mẹ trẻ (ở Quảng Ngãi) hốt hoảng khi đứa con trai vừa lọt lòng nhưng bộ phận sinh dục không bình thường. Dương vật và bàng quang của cháu giống như bị cái kéo cắt đôi, lộ hoàn toàn bên ngoài thành bụng khiến nước tiểu tràn chảy lênh láng.
Các bác sĩ là người thường xuyên tiếp xúc với các trường hợp dị tật bẩm sinh nhưng cũng không khỏi ứa nước mắt khi chứng kiến hình hài bé nhỏ ấy. Đây là một dị tật hiếm gặp nhưng rất nặng, thường phải trải qua nhiều lần mổ chỉnh sửa bộ phận tiết niệu sinh dục.
Ths.Bs Nguyễn Phi Phong cùng ê kíp của khoa xem kết quả sau ca phẫu thuật cho một cháu bé
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, tiến hành hội chẩn, các bác sĩ khoa Ngoại (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) quyết định phẫu thuật cho cháu. Thời điểm phẫu thuật, cháu mới 4 ngày tuổi.
Ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã sửa hầu như toàn bộ bộ phận sinh dục, đóng bàng quang và đưa lại vào trong thành bụng cho cháu.
“Qua tái khám từng đợt, rất may cháu chỉ có một khiếm khuyết rất nhỏ và có thể đi tiểu tự chủ. Khi các đoàn chuyên gia ở nước ngoài về, chúng tôi đưa trường hợp này cho họ khám đánh giá và các bác sỹ nước ngoài đã rất ngạc nhiên với kết quả đạt được”, Ths.Bs Phong nhớ lại.
Video đang HOT
Ths.Bs Nguyễn Phi Phong thăm khám bệnh nhi sơ sinh sau phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh
Cách đây mấy ngày, ê kíp của khoa cũng đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi sơ sinh bị teo thực quản bẩm sinh. Cháu bé được sinh ra khi mới 35 tuần, cân nặng hơn 2kg.
“Đây là bệnh nhân sinh non và nhẹ cân nhất mà các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi teo thực quản trong thời gian qua. Phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh tuổi sơ sinh là một kỹ thuật rất khó đòi hỏi phải đầy đủ trang thiết bị hiện đại, ê kíp chuyên sâu về phẫu thuật sơ sinh và gây mê. Hiện tại sức khỏe của cháu đang trong quá trình hồi phục. Đó là niềm hạnh phúc đối với những người thầy thuốc như chúng tôi”, Ths.Bs Phong cho hay.
Không chỉ trường hợp của hai cháu bé trên, những năm qua, Khoa ngoại (Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) đã tiến hành phẫu thuật điều trị cho khoảng 1.800 trường hợp trong đó các dị tật chiếm khoảng 2/3. Chương trình tái tạo lại bộ phận sinh dục, phẫu thuật dị tật hậu môn trực tràng, dị tật đường tiêu hóa, dị tật lồng ngực… đã điều trị cho rất nhiều trẻ.
Đặc biệt, khoa Ngoại là nơi kết nối với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế giúp hàng nghìn trẻ em được đưa vào chương trình khám sàng lọc, phẫu thuật thiện nguyện, giảm bớt gánh nặng chi phí cho những gia đình khó khăn.
Hạnh phúc khi sửa được lỗi của tạo hóa
Tạo hóa đôi lúc cũng trớ trêu thử thách sự chịu đựng của con người khi sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Để các cháu có thể phát triển bình thường, không bị sang chấn tâm lý sau này cần bàn tay của các bác sĩ để sửa những lỗi ấy.
Theo ThS.BS Phong, khi cả ê kíp đặt cả tâm huyết mà ca phẫu thuật thành công thì rất là vui, mà đúng hơn là phải dùng từ “sướng”. Như trường hợp của cháu bé ở Quảng Ngãi, sau ca phẫu thuật, cả bác sĩ và người nhà đều rất vui. Người thân của cháu gọi các bác sĩ là người tái sinh cháu lần thứ 2.
Niềm vui của các bác sĩ phẫu thuật nhi là khi các cháu có thể đi đái được, đi ị được
Trong 9 năm hành nghề, đã phẫu thuật cho nhiều bệnh nhi bị dị bật bẩm sinh nhưng đến giờ, sau mỗi ca phẫu thuật thành công, cảm giác vui sướng trong ThS.BS. Trần Tấn Liêm (Khoa Ngoại, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) vẫn y nguyên như lần đầu.
“Mình vui vì đã sửa được những lỗi cho các cháu, giúp các cháu có thể sinh hoạt bình thường và ổn định tâm lý”, ThS.BS Liêm chia sẻ.
Theo ThS.BS. Liêm, có những trường hợp khám sàng lọc rồi lên lịch mổ nhưng cũng có những trường hợp phải mổ gấp trong đêm, càng chậm trễ thì càng tệ. Lúc này, một khắc đồng hồ có ý nghĩa rất lớn đối với các bé và những bác sĩ nơi đây. Và niềm vui càng tăng gấp nhiều lần khi ca phẫu thuật diễn ra thành công.
ThS.BS Nguyễn Phi Phong cho biết, hiện khoa có 16 bác sĩ, trong đó có nhiều bác sĩ đã được đi học tập chuyên sâu ở trong nước và nước ngoài. Khoa cũng đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật khó, tiên tiến như phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh nội soi, thoát vị hoành bẩm sinh nội soi, phẫu thuật lộ bàng quang, lộ ổ nhớp, dị tật hậu môn trực tràng…
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Đi vệ sinh đúng cách như thế nào
Đừng ngồi quá 2 phút khi đi vệ sinh, không nên nhịn tiểu và cần rửa bằng nước muối pha loãng sau khi đại tiện.
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên, khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đi vệ sinh là nhu cầu tự nhiên của mỗi người. Tuy nhiên đi vệ sinh sai cách khiến vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho sức khỏe.
Rửa nước muối loãng sau khi đi vệ sinh
Trong số vi khuẩn trú ngụ ở khu vực hậu môn, có nhiều loại có ích còn gọi là lợi khuẩn. Cần vệ sinh đúng cách để không làm mất cân bằng vi khuẩn.
Theo bác sĩ Liên, sau khi đi đại tiện, bạn nên rửa với nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn, giảm viêm, tiêu sưng. Nên để một lọ muối trong nhà vệ sinh, mỗi lần đi xong pha nước muối và vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, đi đại tiện sau khi quan hệ tình dục cũng là cách để đẩy vi khuẩn có hại ra ngoài, tránh mắc các bệnh về đường tình dục.
Lưu ý: Dụng cụ vệ sinh hậu môn nên sạch sẽ trước khi sử dụng.
Không ngồi quá 2 phút trên bồn cầu
Nếu kiểm soát thời gian đi đại tiện trong vòng 2 phút, bạn có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh ít nhất 70%. Ngồi quá lâu trên bồn cầu còn khiến cơ thể bị mỏi, dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Không nên sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.
Cũng không nên sử dụng điện thoại, đọc báo hay hút thuốc khi đi vệ sinh bởi sẽ phân tâm, cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Không gian trong nhà vệ sinh chật hẹp nên không khí tuần hoàn kém, nguy cơ thiếu hụt oxy lên não nếu ngồi lâu. Tháng 6 vừa qua, một chàng trai 24 tuổi ở Trung Quốc đã bị liệt hoàn toàn sau khi ngồi 30 phút vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại, theo World Of Buzz.
Không nên nhịn tiểu
Trung bình bàng quang chứa tối đa 420 ml chất lỏng (khoảng 8 ly nước). Nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm giãn bàng quang.
Do đó, để bảo vệ thận và đường tiết niệu, bạn nên đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu và không được nín tiểu. Tiêu tiểu đúng cách giúp đường tiêu hóa thông thoáng, khỏe mạnh, cơ thể tránh nhiều bệnh.
Lời khuyên của bác sĩ: Nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu, thải độc cơ thể. Nếu cơ thể có vấn đề bất thường, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn kịp thời.
Thùy An
Theo VNE
Thiết bị phát hiện ung thư nhanh qua hơi thở Sản phẩm phát hiện dấu hiệu ung thư gan, thận, tụy, dạ dày... từ các phân tử trong hơi thở người dùng. Thiết bị đang được Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (CRUK) thử nghiệm trên 1.500 người, bao gồm những người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư được kéo dài hai năm, theo The Guardian. Những bệnh nhân...