Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được cứu sống bằng sóng cao tần
Bệnh viện Nhi trung ương vừa cứu bé trai 8 tháng tuổi bằng cách đốt triệt đường dẫn truyền bất thường trong tim gây cơn tim nhanh nguy kịch. Trước đó, trẻ không đáp ứng với các điều trị thông thường.
Sau hơn một tuần được can thiệp, hiện chức năng tim của bé đã trở về bình thường, không có biểu hiện tái phát cơn tim nhanh.
Thăm do điên sinh ly, tim va đôt triêt đương dân truyên bât thương gây tim nhanh. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, cơn nhịp nhanh ở trẻ dai dẳng, diễn biến phức tạp, gây giãn và suy giảm thất trái nặng, không đáp ứng với tất cả biện pháp điều trị loạn nhịp thông thường. Bệnh nhi từng được cấp cứu nhiều lần tại bệnh viện tuyến dưới và Bệnh viện Nhi trung ương. Vì thế, để cứu sống bé, các bác sĩ quyết định chọn cách đốt triệt đường dẫn truyền bất thường trong tim gây cơn tim nhanh.
Phương pháp này sử dụng một hệ thống thiết bị chẩn đoán công nghệ cao cùng với các dây điện cực được đưa vào trong tim qua mạch máu. Sau khi xác định nguyên nhân và cách thức gây tim nhanh, một dây điện cực đốt triệt được đưa vào trong tim để dò tìm vị trí mô tim bất thường. Sau đó năng lượng phát ra từ máy phát sóng radio cao tần được truyền đến đầu điện cực này tạo ra một nhiệt lượng làm tổn thương và vô hiệu hóa mô tim bất thường đó. Thủ phạm gây bệnh ở bệnh nhi trên là 2 đường dẫn truyền xung điện tim bất thường nối giữa tâm nhĩ và tâm thất.
Video đang HOT
Chức năng tim của trẻ đã trở về bình thường sau hơn một tuần được can thiệp. Ảnh:BVCC.
Cuộc can thiệp kéo dài khoảng 2 giờ tại Trung tâm can thiệp tim mạch và điện sinh lý với sự tham gia của các bác sĩ tim mạch, gây mê hồi sức và kỹ thuật viên. Sau một tuần theo dõi, chức năng tim của bệnh nhi đã trở về bình thường.
Theo bác sĩ Hải, đây là trường hợp hiếm gặp. Trẻ là bệnh nhân nhỏ và cân nặng thấp nhất được điều trị bằng kỹ thuật này tại Việt Nam. Thế giới cũng chỉ một số ít trung tâm có thể thực hiện kỹ thuật này ở trẻ nhỏ do tiềm ẩn nguy cơ tai biến và biến chứng. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh của trẻ nặng và nguy cơ tử vong cao. Thành công của ca bệnh này hứa hẹn góp phần cứu sống nhiều trẻ bị bệnh tương tự tại Việt Nam.
Phần lớn cơn tim nhanh ở trẻ là do bất thường bẩm sinh, nếu không được điều trị triệt để bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Hầu hết cơn tim nhanh ở trẻ em có thể can thiệp điều trị triệt để bằng sóng cao tần, đây là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, chẩn đoán cơn tim nhanh ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện, dễ bị nhầm. Vì thế cha mẹ cần đưa con đến đúng các chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Thanh Hà
Theo VNE
Dinh dưỡng có thể cải thiện trí tuệ của trẻ
Nếu tiềm năng, tố chất là do di truyền hoặc bẩm sinh thì thể chất và trí tuệ của trẻ có thể cải thiện khi cha mẹ quan tâm và hiểu biết những quy tắc về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý.
Phụ huynh cần hiểu và áp dụng đúng "Tác động kép cho sự phát triển cân bằng" để tạo một nền tảng vững chắc cho tiềm năng của bé được bộc lộ và phát huy từ khi còn nhỏ.
Giai đoạn trẻ em là thời kỳ phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ. Những rối loạn xảy ra trong lứa tuổi này để lại hệ quả và có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ. Theo dõi những trẻ sinh ra có chiều cao 49cm (thua 1cm các trẻ sinh đủ tháng đủ cân có chiều cao trung bình là 50cm), khi trưởng thành bị thấp hơn bạn cùng tuổi 3-5cm. Có thể dự đoán chiều cao một người bằng cách nhân đôi chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi.
Cân nặng và chiều cao của trẻ nhỏ cũng tăng rất nhanh, trong vài tháng trẻ sơ sinh có thể tăng gấp đôi, gấp ba trọng lượng lúc sinh. Sự phát triển não bộ và hệ thần kinh về mặt khối lượng và thể tích sẽ hoàn thành lúc trẻ tròn 6 tuổi. Những cảm xúc, tâm lý, thói quen của bé trong giai đoạn trẻ em cũng sẽ hình thành nhân cách về sau. Vì vậy, trẻ cần một tác động kép cả về phát triển thể chất và trí thông minh.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc và thể lực tối ưu. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của người, trong khi di truyền (gen của ông bà, cha mẹ) chỉ góp 23% theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản. Ngoài ra, 20% quyết định từ chế độ vận động, thể thao, còn lại là yếu tố môi trường sống, ánh nắng mặt trời, bệnh tật, chủng ngừa...
Chia sẻ và trao đổi thêm thông tin tại: http://on.fb.me/1knQjn4.
Trẻ phát triển cân nặng tốt thì chiều cao mới tăng trưởng đúng tiêu chuẩn. Chỉ cần 3 tháng liên tiếp không lên cân hay sụt cân thì chiều cao của trẻ không thể tăng.
Đời người có 3 giai đoạn chiều cao phát triển nhanh: trong bào thai, dưới 3 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn trẻ em là tiền đề quan trọng để phát triển chiều cao của mỗi người. Dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp. Sau khi dậy thì vài năm, chiều cao hầu như không tăng nhiều.
Dinh dưỡng trong bào thai và những năm đầu đời là yếu tố quan trọng để hình thành, phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thần kinh. Chế độ ăn hàng ngày cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não và kích thích quá trình ghi nhớ, sáng tạo. Tình yêu thương, các mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường lành mạnh sẽ nuôi dưỡng cảm xúc và cân bằng tâm lý cho trẻ. Kết quả của quá trình học tập và rèn luyện chịu tác động rất lớn từ môi trường giáo dục, sự phấn đấu của bản thân. Do đó, để phát triển tốt về tư duy trí tuệ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý bên cạnh các hoạt động, trò chơi, môi trường giáo dục và điều kiện để trau dồi kỹ năng toàn diện.
Hầu hết phụ huynh hiện nay rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho con, nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Theo đó, nhiều bà mẹ than phiền đã tốn nhiều công sức để hầm xương nấu cháo cho trẻ ăn ngày này qua tháng nọ nhưng bé vẫn bị suy dinh dưỡng, tuy nhiên các mẹ không biét phần nước xương chứa rất ít chất dinh dưỡng.
Chất béo cung cấp năng lượng quan trọng và giúp hấp thu các vitamin cần thiết như vitamin A, D, E, K cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng một số bà mẹ lại sợ ăn dầu mỡ gây tiêu chảy, hoặc kiêng cữ dầu mỡ khi trẻ bị cảm. Chính định kiến sai lầm này làm cho trẻ thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng để chống bệnh và gây chậm tăng trưởng, thiếu vitamin...
Mỗi đứa trẻ thường có những tố chất riêng biệt, tuy vậy một số phụ huynh có xu hướng áp đặt con theo ý mình từ thói quen ăn uống cho đến học hành, vui chơi. Do đó, trẻ có thể bị thui chột khả năng sáng tạo, mất tự tin, nhút nhát và không phát huy hết được những tố chất tiềm tàng bên trong một cách tự nhiên, đôi khi còn bị căng thẳng và rối loạn tâm lý lẫn sức khỏe tâm thần.
Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần thường xuyên cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng nuôi dạy trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ phát huy khả năng, bồi dưỡng tố chất và trải nghiệm để có sự phát triển tốt nhất và toàn diện nhất.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Chuyên khoa 1, Nhi Khoa, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM
Theo VNE
Ký sinh trùng từ ốc sên tấn công não người Việc dùng ốc sên chưa qua nấu chín khiến nhiều người rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong bởi trong ốc sên có loài ký sinh trùng tấn công não người. Sau mấy ngày điều trị, sáng 14.7 bệnh nhi L.H.Đ ra viện, nhưng chiều cùng ngày em phát sốt trở lại nên quay lại BV để điều trị tiếp - Ảnh:...