Bệnh nhi nhiễm vi rút adeno tăng đột biến, đã có sáu trẻ tử vong
Bệnh viện Nhi trung ương cho biết số ca bệnh nhi nhiễm vi rút adeno tăng đột biến, tính đến 12-9 ghi nhận 412 ca bệnh, trong đó đã có 6 bệnh nhi tử vong. Hiện tại ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng ngừa vi rút này.
Bệnh nhi nhiễm vi rút adeno đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương – Ảnh: BVCC
Ngày 15-9, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết tính đến ngày 12-9, tổng số ca nhiễm vi rút adeno được ghi nhận tại bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn tổng số ca bệnh cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ. Trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm vi rút này.
Chỉ tính trong tuần từ 5-9 đến 11-9, bệnh viện đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với vi rút adeno, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó.
Vi rút có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng
Theo bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh – giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương, vi rút adeno chia làm 7 nhóm từ A-G, trong đó có hơn 50 type gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Video đang HOT
Các tổn thương thường gặp nhất do mắc vi rút này là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hóa ( tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não…
Bệnh do vi rút adeno gây ra xuất hiện quanh năm, nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa xuân – hè hoặc thu – đông.
Vi rút adeno lây truyền qua đường giọt bắn, qua đường hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.
Vi rút adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm vi rút này do có sức đề kháng kém.
Bác sĩ Hanh cho biết trẻ nhiễm vi rút này thường có các biểu hiện như: sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hóa. Với trẻ có biểu hiện nặng xuất hiện tình trạng khó thở.
“Vi rút có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi”, bác sĩ Hanh cho biết.
Bác sĩ Lê Kiến Ngãi, trưởng khoa dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi trung ương, cũng chia sẻ, hiện tại ở Việt Nam chưa có vắc xin phòng ngừa vi rút adeno.
“Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy, đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh đang sẵn có”, bác sĩ Ngãi nói.
Làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc vi rút adeno?
Theo các bác sĩ, khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ mắc vi rút adeno sẽ được làm các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán như: xét nghiệm máu, chụp X-quang tim phổi, xét nghiệm xác định căn nguyên bằng kỹ thuật Realtime PCR.
Trẻ bị nhiễm vi rút này khi nhập viện sẽ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt; hỗ trợ hô hấp (thở oxy hoặc thở máy) khi cần và dùng kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm viêm phổi.
Các bác sĩ cũng chia sẻ, trẻ mắc bệnh sẽ được điều trị các triệu chứng bằng cách: hạ sốt khi sốt cao, bù nước điện giải, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thuốc kháng vi rút đặc hiệu với những trường hợp nặng, suy giảm miễn dịch.
“Thuốc kháng vi rút không được chỉ định thường quy cho tất cả bệnh nhân. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra”, bác sĩ Hanh khuyến cáo.
Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não
Bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao vừa được các bác sĩ ở Cần Thơ kịp thời cứu sống.
Ngày 13.8, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết các bác sĩ vừa can thiệp lấy huyết khối, cứu sống bé trai 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não.
Bệnh nhi 4 tuổi bị đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não phục hồi, không để lại di chứng. Ảnh BVCC
Trước đó, bé V.T.L (4 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) bị sốt, ói, tiêu chảy nên đưa đến một bệnh viện nhi điều trị. Tuy nhiên, tình trạng bé ngày một diễn tiến nặng thêm nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa S.I.S Cần Thơ.
Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi luôn trong tình trạng mê man. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị huyết khối tĩnh mạch não rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Do cơ thể bé còn nhỏ, khả năng điều trị thuốc chống đông và kỹ thuật can thiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Với tinh thần "còn nước còn tát" cùng sự quyết tâm của gia đình, ê kíp bác sĩ đã can thiệp lấy huyết khối, cứu sống bé L. một cách ngoạn mục. Sau 5 ngày điều trị, bé phục hồi tốt, gần như không để lại di chứng về nói, yếu liệt.
Bác sĩ Nguyễn Đào Nhật Huy (Đơn vị can thiệp DSA, Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ) cho biết huyết khối tĩnh mạch nội sọ trước đây khá hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây lại gia tăng, nhất là sau dịch Covid-19. Chỉ trong tháng vừa qua, bệnh viện đã điều trị 5 trường hợp đột quỵ do huyết khối tĩnh mạch não. Đặc biệt, trong số này có bé trai chỉ mới 4 tuổi, điều mà trước đây gần như rất hiếm khi được ghi nhận.
Ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM có xu hướng giảm nhưng mất thêm 1 bệnh nhân Số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM có xu hướng giảm so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 378%). TP.HCM vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 17 ca. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)...