Bệnh nhi 7 tuổi được ghép phổi từ bố và bác ruột
Bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Giang bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được ghép cả 2 lá phổi từ người hiến là bố và bác ruột.
Các bác sĩ thực hiện ca ghép phổi thành công đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 22/2, GS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, Bệnh viện Quân Y 103 (thuộc Học viện Quân Y) vừa phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho bệnh nhi Ly Chương Bình (7 tuổi, huyện Quản Bạ, Hà Giang). Sau ca ghép, sức khỏe của bệnh nhi Bình tiến triển tốt, các chỉ số đều ổn định. Hiện bệnh nhi tiếp tục được điều trị tích cực.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống.
Tháng 11/2016, bệnh nhi Bình được đưa đến BV với chẩn đoán giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa 2 phổi. Ngoài ra, bé còn bị biến chứng suy hô hấp, tam phế mạn, suy dinh dưỡng độ III,…và được chỉ định ghép phổi. Sau khi được các bác sĩ thuyết phục, gia đình đã đồng ý ghép phổi cho bé.
Ngay sau đó, các các bác sĩ tại HV Quân y phối hợp với các chuyên gia của BV Đại học Okayama (Nhật Bản) tiến hành chuẩn bị cho ca ghép.
Video đang HOT
Ngày 21/2, ca phẫu thuật được thực hiện. Theo đó, người cho phổi là anh Ly Cù G. (28 tuổi, bố bệnh nhi) và anh Ly Cù T. (30 tuổi, bác ruột bệnh nhi)
Sau 10 tiếng thực hiện, ca ghép phổi đã thành công. Hiện tại, cả hai người cho phổi sức khỏe đã ổn định. GS. Đỗ Quyết khẳng định, phổi có chức năng giãn nở tốt. Nếu cắt 1 thuỳ phổi, 1 phần phổi, thậm chí chỉ còn 1 thuỳ phổi cũng có thể giãn nở chiếm đầy khoang ngay lập tức, thực hiện chức năng của phổi. Vì thế, sau cắt một phần phổi, chức năng phổi, người bệnh nhanh chóng trở về bình thường.
GS Đỗ Quyết cho biết, ghép phổi là một trong những kỹ thuật rất khó. Bởi, phổi là cơ quan hô hấp đảm bảo oxy cho cơ thể. Do đó, mỗi ca phẫu thuật đòi hỏi phải lựa chọn đánh giá tình trạng phổi của người cho, của người nhận.
Nếu nguồn cho là phổi đang bị tổn thương thì không thể ghép được, bởi nguy cơ nhiễm trùng cho người nhận là rất cao. Vì thế, ca ghép phổi từ nguồn cho sống có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh nhân. Bởi đây là nguồn phổi lành mạnh và người cho sau đó vẫn hoạt động tốt, hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo ông Oto Takahiro, Giám đốc BV Đại học Okayama, các bác sĩ của 2 BV thực hiện phối hợp ca phẫu thuật rất tốt.
Ông Oto Takahiro khẳng định: “Chắc chắn ca ghép phổi thứ 2 ở Việt Nam các bác sĩ sẽ thực hiện rất tốt, nên các chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ sẽ giảm một nửa so với ca đầu. Tới ca ghép thứ ba, chắc chắn số hỗ trợ từ các chuyên gia Nhật Bản sẽ còn rất ít”.
Cũng theo ông Oto Takahiro, sau ca ghép phổi các bệnh nhân nhận phổi sống thêm sau 5 năm là 85%.
Theo Danviet
Chủng virus cúm độc lực cực cao chưa từng thấy có thể tràn vào VN
Cục Y tế Dự phòng cảnh báo, virus cúm gia cầm A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8... có độc lực cao đang có nguy cơ xâm nhiễm từ Trung Quốc, Campuchia vào Việt Nam.
Các chuyên gia dịch tễ lo ngại cúm gia cầm có độc lực cao sẽ vào Việt Nam
Bộ Y tế vừa phát đi công điện về việc phòng các chủng virus cúm có độc lực cực cao vào Việt Nam.
Theo công điện, tình hình dịch bệnh cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp ở 13 tỉnh, thành phố của Trung Quốc với số mắc tăng cao đột biến, tỉ lệ tử vong cao (khoảng 40%).
Chỉ trong 2 tháng qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 340 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9.
Cũng theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế (OIE), trong tháng 1-2017, đã xảy ra một số ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại tỉnh Sveyrieng (Campuchia) - địa phương có chung đường biên giới với nước ta.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ cúm A/H7N9 lây lan vào Việt Nam là khó tránh khỏi nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Theo nhận định của Bộ NN-PTNT, virus A/H7N9 và các chủng virus độc lực cao khác như A/H5N2, A/H5N8... chưa từng xuất hiện ở Việt Nam đang có nguy cơ xâm nhiễm vào nước ta, thông qua hoạt động giao thương, nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc từ các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế lo ngại, sự xuất hiện thêm những chủng cúm mới khiến chúng ta phải cảnh giác hơn. Nguy cơ bùng phát cúm gia cầm và các loại cúm gia cầm mới có khả năng lây lan sang người vẫn thường trực.
Các chuyên gia nhận định, virus cúm gia cầm ngày càng nhân rộng và làm thay đổi "bản đồ" bệnh tật của con người. "Các nhà khoa học ước tính có khoảng 144 loại virus cúm. Các chủng cúm ngày càng mạnh mẽ hơn và sinh sôi thêm nhiều "nhánh" mới".
Ngoài ra, nguy hiểm nhất là hiện nay một số virus trước đây có độc lực rất cao như H5N1 chỉ lây ở gia cầm có thể đột biến hoặc tái tổ hợp với virus cúm H1N1 (loại virus lây lan qua đường hô hấp ở người nhưng có một phần gien từ cúm gia cầm) để thành một chủng mới có độc lực mạnh. Khi đó, virus có khả năng lây lan qua đường hô hấp từ người thì có thể sẽ là "thảm họa" của loài người.
Nhận thấy mức độ nguy hiểm của những chủng virus cúm này, Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế đề nghị các địa phương, bộ ngành liên quan, chỉ đạo ngăn chặn, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới. Ngành y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm không rõ nguồn gốc.
Theo Danviet
Bệnh đau mắt đỏ bùng phát bất thường ở Hà Nội Vào thời điểm hiện tại với số lượng 150-200 bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ có thể cho là bất thường. Mỗi ngày có hàng trăm người đến viện khám vì đau mắt đỏ Ngày 13/2, TS.BS Lê Xuân Cung - Phó trưởng khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trong những ngày gần đây, bệnh nhân...