Bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh bạch hầu dù đã tiêm vắc xin: Chuyên gia lý giải nguyên nhân
Theo sở Y tế tỉnh Gia Lai, trên địa bàn tỉnh có 1 trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Cháu bé 4 tuổi, sau 2 ngày nhập viện theo dõi tích cực đã tử vong do biến chứng bạch hầu.
Tử vong vì bạch hầu
Ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, cho biết đó là bé trai người dân tộc Ba Na, trú tại xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai. Từ 28/6, cháu đã xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng. Tưởng con bị ốm thông thường nên gia đình mua thuốc cho bé uống 6 ngày không đỡ.
Sáng 3/7, bé được đưa tới trung tâm y tế huyện Đắc Đoa chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Gia Lai trong ngày. Tuy nhiên, đến sáng sớm 5/7 cháu bé đã tử vong.
Đây là ca bệnh bạch hầu tử vong đầu tiên ở Gia Lai, người thứ 3 tử vong trên cả nước.
Được biết cháu bé này đã được tiêm 3 mũi Quinvaxem trong đó có thành phần vắc xin phòng bạch hầu và đến 18 tháng bé được tiêm nhắc lại mũi thứ 4.
Trước đó, cháu Giàng A Phủ, dân tộc H’Mông, ngụ xã Đăk R’Măng, huyện Đăk Glong, Đắk Nông cũng tử vong do bạch hầu. Ban đầu bệnh nhi sốt, ho, họng có giả mạc, chẩn đoán mắc bạch hầu, điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Sau đó bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Bệnh nhi bị biến chứng bạch hầu tổn thương tim và suy tim rất nặng, cơ tim bị phá hủy, rối loạn nhịp tăng dần, dẫn đến suy giảm chức năng co bóp, khiến tim ngừng đập.
Vì sao đã tiêm vắc xin vẫn mắc?
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết khi đã tiêm chủng đầy đủ thì khả năng phòng bệnh bạch hầu lên tới gần 100%. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng trẻ tiêm đủ mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm đủ mũi dịch vụ các loại vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 đều có thành phần bạch hầu thì khả năng phòng bệnh rất cao.
Bệnh nhân biến chứng bạch hầu
Bác sĩ Khanh cũng cho biết tiêm phòng ngừa bạch hầu là ngăn ngừa độc tố của vi khuẩn chứ không phải ngừa vi khuẩn.
Bạch hầu thường xuất hiện ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa là do nơi đây có tỉ lệ chích ngừa vắc xin phòng bệnh bạch hầu thấp. Khi gặp yếu tố thuận lợi sẽ gây bệnh.
Khi trẻ đã tiêm vắc xin mà vẫn mắc bệnh bạch hầu thì có thể có các khả năng:
- Thứ nhất là người mắc bệnh do không có đủ kháng thể do không tiêm đủ mũi
- Thứ hai là do cộng đồng đó có tỉ lệ tiêm phòng bệnh này thấp, miễn dịch cộng đồng thấp. Các khu vực miền núi, Tây Nguyên tỷ lệ tiêm phòng thấp nên đây luôn được coi là “vùng trũng” tiêm chủng.
Bác sĩ Khanh cho rằng người dân ở các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp cần hết sức chú ý. Nên tiêm lại cho trẻ khi đủ 4, 5 tuổi và 9-12 tuổi tiêm phòng nhắc lại tiếp, sau đó cứ sau 10 năm phải chích ngừa nhắc lại một lần… Ở người lớn, khu vực có dịch thì người dân cũng nên chủ động tiêm chủng.
Bác sĩ Khanh cho biết biến chứng bạch hầu thường rất nặng. Bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp trên, viêm cơ tim, tổn thương các tế bào cơ tim… Bệnh bạch hầu dễ bị bỏ quên, các ca bệnh bạch hầu đến bệnh viện hầu như đã bị biến chứng.
TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết để đánh giá hiệu quả của tiêm vắc-xin bạch hầu, có thể thực hiện phản ứng Schick. Nếu phản ứng Schick ( ), có nghĩa là cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vắc-xin; nếu phản ứng Schick (-), có nghĩa là trong cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vắc xin.
Hiện nay, vắc-xin phòng bệnh bạch hầu thường được kết hợp với các vắc-xin phòng bệnh khác (ví dụ: uốn ván, ho gà… trong Chương trình tiêm chủng mở rộng) trong cùng 1 mũi tiêm. Lịch tiêm chủng cũng có thể có chút sự thay đổi đối với các đối tượng trẻ nhỏ, trẻ lớn, người lớn, phụ nữ có thai…
Thông thường, trẻ nhỏ cần tiêm 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, 1 mũi nhắc lại cách 1 năm, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách 7-10 năm. Đối với trẻ lớn và người lớn, cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi nhắc lại cách 9-12 tháng, tiếp theo sau đó là mũi nhắc lại cách khoảng 10 năm.
Thiếu hàng vạn liều vắc-xin bạch hầu
Ngày 4-7, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết ngành y tế tỉnh đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh bạch hầu.
Trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại bon Bu N'doh, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, nâng tổng số ca mắc bệnh bạch hầu lên 16.
Theo đó, ngày 30-6, Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp tiếp nhận cháu Đ.K (SN 2003) nhập viện với triệu chứng sốt, ho, đau họng... nghi mắc bệnh bạch hầu. Ngay sau đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, giám sát, theo dõi, cách ly. Ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và vừa được thông báo bệnh nhi K. dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Sau khi phát hiện cháu Đ.K mắc bệnh bạch hầu, cơ quan chức năng đã lập 3 điểm chốt chặn, khoanh vùng, cách ly toàn bộ các hộ gia đình tại ổ bệnh. Ngành y tế đã bố trí nhân lực, vật tư y tế tiến hành các khâu khử khuẩn, khám sàng lọc, điều trị dự phòng bằng kháng sinh và tiêm vắc- xin phòng chống dịch cho hơn 700 người trong bon Bu N'doh và các khu vực lân cận.
Cán bộ y tế cấp phát thuốc điều trị dự phòng cho người dân vùng dịch bạch hầu ở tỉnh Đắk Nông
Từ đầu tháng 6 tới nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã xuất hiện nhiều ổ dịch bạch hầu. Đến nay, tổng cộng 16 người đã mắc bệnh, trong đó 2 cháu nhỏ tử vong. Tỉnh Đắk Nông đã lập các chốt chặn cách ly và điều trị dự phòng bệnh bạch hầu cho hàng ngàn người trong vùng dịch và rà soát, khám sàng lọc ở những khu vực có nguy cơ bùng phát bệnh.
Theo lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, hiện ngành y tế đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống bệnh bạch hầu, đặc biệt là thiếu nhân lực và vật lực. Khi phát hiện 1 trường hợp mắc bệnh bạch hầu thì cũng như Covid-19, những người tiếp xúc gần phải được lấy mẫu đi xét nghiệm, những người sinh sống trong khu vực phải được điều trị dự phòng nên rất tốn kém kinh phí. Bên cạnh đó, hiện ngành y tế tỉnh đã rà soát và thống kê cần ít nhất 82.000 liều vắc-xin bạch hầu để tiêm chủng bổ sung.
"Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên đã hỗ trợ 10.000 liều. Số còn lại, kinh phí của tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đang kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ" - vị này cho biết thêm
Đắk Lắk tập trung tiêm dự phòng cho trẻ
Ông Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, cho biết ngành y tế đã có kế hoạch tiêm phòng bạch hầu cho trẻ trên toàn tỉnh vào tháng 9. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh bạch hầu, Sở Y tế dự kiến từ ngày 10-7, sẽ tiêm trước cho trẻ 7 tuổi ở huyện Lắk, nơi giáp ranh với huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) đã có ổ dịch bạch hầu.
Theo ông Trí, Đắk Lắk tuy chưa có ca nhiễm nhưng Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) đang điều trị cho các ca dương tính và nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu từ tỉnh Đắk Nông đưa sang.
Trước đó, năm 2019, tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk cũng xuất hiện ổ dịch bạch hầu khiến 1 trẻ tử vong nên nguy cơ xuất hiện dịch bệnh hiện nay là khá cao. Ngành y tế Đắk Lắk đang tăng cường giám sát, chủ động phòng chống.
Bệnh bạch hầu tái phát do "vùng lõm" tiêm chủng Ở Việt Nam, vaccine ngừa bệnh bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em được tiêm chủng miễn phí từ lâu, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể loại trừ bệnh bạch hầu. Bác sĩ tư vấn cho phụ huynh tiêm vaccine phòng ngừa bạch hầu cho trẻ Lỗ hổng tiêm chủng Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt...