Bệnh nhi 4 tháng tuổi mắc bệnh thận, bác sĩ khuyên các mẹ bầu cần làm việc này để theo dõi sức khỏe của con
Mới đây, khoa Ngoại Nhi tổng hợp – Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.K.D (4 tháng tuổi, tại Hạ Hòa – Phú Thọ) mắc bệnh thận phải đa nang.
Theo thông tin từ gia đình: Bệnh nhi được phát hiện thận phải đa nang từ khi được 26 tuần thai. Sau khi sinh, gia đình đưa trẻ đi khám ở nhiều nơi, ngày 10/09/2019 trẻ có biểu hiện ăn kém, quấy khóc nên gia đình đưa trẻ đến Trung tâm Sản Nhi khám.
Sau mổ 1 giờ trẻ ổn định và được cho bú mẹ. Sau mổ 3 ngày trẻ ổn định và được xuất viện.
Sau khi vào viện trẻ được thăm khám và chụp CT hệ tiết niệu có thuốc và được chẩn đoán: Thận phải loạn sản đa nang mất chức năng/hẹp động mạch thận phải. Sau đó các Bác sỹ đã hội chẩn với Thạc sỹ – Bác sỹ Lê Anh Dũng -Trưởng Khoa Thận Tiết Niệu – BV Nhi Trung ương tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ thận phải loạn sản mất chức năng.
Đến ngày 16/09/2019 trẻ được tiến hành phẫu thuật với vết mổ dài khoảng 3cm, sau khoảng gần 1 giờ phẫu thuật các bác sỹ đã cắt được toàn bộ quả thận phải loạn sản dạng nang mất chức năng (thận phải loạn sản nhìn giống như chùm nho).
Thận phải loạn sản đa nang mất chức năng (thận đã được chọc hút dịch trong khi phẫu thuật)
Video đang HOT
Một số thông tin về bệnh Thận loạn sản đa nang:
Thận loạn sản đa nang là tình trạng bất thường trong quá trình biệt hóa thận có từ lúc phôi thai liên quan tới di truyền trên nhiễm sắc thể thường, thận này có thể mất chức năng hoàn toàn hoặc nếu may mắn thì còn 1 phần chức năng. Ngoài ra, thận loạn sản có thể gây biến chứng như: Đau kéo dài, nhiễm trùng tiểu, chảy máu hoặc nhiễm trùng trong nang, cao huyết áp do hẹp động mạch thận…
Trong quá trình khảo sát thai nhi trên siêu âm, khảo sát hệ thống tiết niệu của thai nhi là một phần không thể thiếu.
Về hình thái học, có thể phát hiện các dị dạng hệ niệu của thai nhi và dựa vào lượng nước ối có thể đánh giá chức năng của thận thai nhi. Khi khảo sát hệ niệu thai nhi, các vần đề đánh giá: Có bàng quang hay không? Có thận hay không? Vị trí, kích thước, có nang? Có dãn hệ niệu hay không (dãn đái bể thận, niệu quản…)? Tổn thương một bên, hai bên? Giới tính của thai nhi?
Trong nhóm bệnh lý nang thận bao gồm: Thận loạn sản nang; Thận loạn sản nang do tắc nghẽn; Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội hoặc gen lặn.
Các bác sỹ cũng đưa ra khuyến cáo: Mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên và tiến hành siêu âm hình thái thai nhi để biết về tình hình phát triển của thai. Nếu bất cứ vấn đề gì bất thường cha mẹ cần được sự thăm khám và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Thận – Tiếu niệu để có phương hướng xử trí kịp thời sau khi em bé sinh ra.
Theo Helino
Thấy 4 dấu hiệu này trên cơ thể, hãy đi khám ngay kẻo quá muộn
4 dấu hiệu trên cơ thế dưới đây thông báo thận của bạn đang gặp rắc rối, cần phải điều trị kịp thời.
Ra mồ hôi tay nhiều hơn
Khi bàn tay của bạn ra mồ hôi quá nhiều sẽ đánh giá sức khỏe của thận. Khi bạn thấy 2 bàn tay của mình khô và không có cảm giác dính thì có nghĩa tình hình hoạt động của quả thận bình thường. Còn khi bạn thấy hai bàn tay đổ mồ hôi thường xuyên thì hãy đi kiểm tra tình hình sức khỏe.
Ra mồ hôi tay nhiều.
Theo như cách hoạt động của con người bình thường thì nước sau khi uống vào và cơ thể sử dụng, phần còn lại sẽ được thận xử lý và đào thải thông qua đường tiểu. Tất cả những phần nước dư thừa đa số bài tiết qua đường tiểu thay vì đổ mồ hôi ở tay khi mồ hồi nhiều có nghĩa thận của bạn hoạt động kém.
Móng tay có đường vân bất thường và dễ gãy
Một cơ thể của người khỏe mạnh sẽ có kết cấu trên móng rất gọn gàng, toàn bộ móng trông đều màu, trơn tru và khỏe mạnh. Khi bạn có một quả thận khỏe thì móng tay chân sẽ không dễ bị làm gãy nứt.
Nhưng nếu như bạn thấy rằng đường vân trên móng tay của mình kết cấu không đẹp ắt, vân tay sần sùi và móng tay rất dễ bị gãy thì đó là dấu hiệu thận của bạn có vấn đề. Quả thận của bạn đang không khỏe khiến cho quá trình trao đổi chất của cơ thể không tốt làm cơ thể bạn thiếu chất, thiếu canxi dẫn tới móng tay có hiện tượng như vậy.
Đầu ngón tay có màu trắng và lạnh giá
Khi bàn đầu bàn tay của bạn xuất hiện màu trắng và sờ vào thấy lạnh buốt thì đó là thận bạn đang gặp vấn đề. Bởi một khi thận khỏe mạnh cơ thể bạn phải có sự ấm áp và đầu móng tay sẽ có màu hồng.
Nếu như đầu ngón tay của bạn lúc nào cũng thấy lạnh và trắng bệch, kiểu như máu và hơi ấm đều thiếu, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta đã bắt đầu có dấu hiệu bị yếu thận dẫn tới quá trình lưu thông máu của cơ thể không được trơn tru làm cơ thể của bạn bị suy kiệt.
Bàn chân bị phù và không tiêu sưng
Một người khỏe mạnh bình thường bàn chân không bao giờ bị sưng phù. Nếu bàn chân và mắt cá chân cả bạn bị sưng phù thì đó là dấu hiệu thận của bạn đang gặp rắc rối. Bạn cần đi khám sức khỏe để điều trị kịp thời.
Bởi vì thận có liên quan nhiều đến sức khỏe của đôi chân, khi chức năng thận bắt đầu suy yếu, rất nhiều nước trong cơ thể sẽ được tích tụ trong cơ thể và không thể thải ra kịp thời.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
Mắc 5 bệnh bạn nên tránh xa các món từ trứng để giữ sức khỏe Trứng được coi là loại thực phẩm ngon và phổ biến, mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho mọi người. Tuy nhiên, nếu mắc 5 bệnh này, nên kiêng ăn trứng để tránh gây hại cho sức khỏe. Lưu ý những trường hợp không nên ăn trứng để đảm bảo sức khỏe Các chuyên gia dinh dưỡng y tế cho biết, ăn trứng...