Bệnh nhi 3 tuổi tử vong nghi do nhiễm trùng đường ruột
Sau khi đưa con trai 3 tuổi bị sốt, nôn ói đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phú Lộc (thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và tử vong khi chuyển lên tuyến trên được 45 phút.
Theo đó, anh Phạm Thanh (28 tuổi) bố cháu Phạm Trần G.B. (3 tuổi, cùng trú tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết vào chiều 1/5, anh đưa con lên bệnh viện Đa khoa Phú Lộc vì cháu đau sốt, nôn ói. Anh cho rằng, vào thời điểm đó, bệnh nhi vẫn ổn định. Nhưng đến tối cùng ngày, tình trạng cháu nguy kịch. Rạng sáng 2/5, cháu mất khi được bệnh viện này chuyển lên tuyến trên – Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
Gia đình cho rằng cháu B. đã chết oan, mong muốn làm rõ trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện để bồi thường thiệt hại cho gia đình.
Gia đình làm đám tang cho cháu bé./
Chiều 4/5, chúng tôi đã có buổi làm việc với Bệnh viện đa khoa Phú Lộc. BS CK I Võ Đại Thanh Trí là người trực ca có bệnh nhi B. cho biết, bệnh nhi B. đưa vào khoa Truyền nhiễm lúc 16h20′ chiều 1/5, vớ biểu hiện sốt 39,4 độ, không nôn mửa, không ỉa chảy, bụng mềm, không có dấu hiệu mất nước, làm công thức máu thấy bình thường.
Trong khi theo dõi viêm ruột, rối loạn tiêu hóa nghi do ngộ độc thức ăn, bệnh nhi đượckê kháng sinh đường ruột, men tiêu hóa. Đến 19h tối, điều dưỡng báo cáo bệnh nhi nôn khi uống thuốc. BS Trí đã trực tiếp vào, cho bệnh nhi uống oresol (dung dịch bù nước bằng đường uống). Bệnh nhi B. uống được nửa chai oresol và ăn cháo do bà ngoại bón.
Đến 3h20′ sáng 2/5, điều dưỡng vào báo bệnh nhi B. tiếp tục nôn khi uống thuốc, đi đại tiện 1 lần, người lơ mơ, chân tay vã mồ hôi. Lúc này, BS Trí tức tốc cho đưa bệnh nhi sang khoa Hồi sức, cho thở oxy nhưng không thể lấy ven để truyền dịch. Các bác sĩ Bệnh viên đa khoa Phú Lộc đã cho chuyển bệnh nhi lên ngay tuyến trên. Sau khi lên Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (TP Huế) được khoảng 45 phút thì bệnh nhi tử vong.
PV Dân trí làm việc với BS CK I Võ Đại Thanh Trí – Bệnh viện đa khoa Phú Lộc
“Bệnh không có diễn biến nặng, nếu nặng chúng tôi đã cho chuyển ngay bệnh nhi lên tuyến trên từ lúc vào viện. Qua theo dõi chúng tôi cũng không phát hiện dấu hiệu bất thường gì. Cả đời tôi 30 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên cảm thấy đau đớn như thế này khi không cứu được bệnh nhân vì diễn biến bệnh quá nhanh. Tôi xin lỗi người nhà bệnh nhân đã chịu tổn thất quá lớn như thế này”, BS Trí khóc cho biết.
Video đang HOT
BS Trí cho rằng nguyên nhân tử vong của bệnh nhi có thể là do nghi nhiễm trùng vi khuẩn gram âm từ đường ruột, gây trụy mạch, nhiễm độc nặng. Bệnh khó phát hiện, đặc biệt với các cơ sở tuyến dưới như Bệnh viện đa khoa Phú Lộc vì không có phương tiện lấy chất thải từ bệnh nhân để nuôi cấy chẩn đoán cụ thể bệnh gì để chữa trị.
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Lộc
Qua trao đổi với Dân trí, BS CK II Nguyễn Đình Lập, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc cho biết đây là trách nhiệm của bệnh viện, là sự việc không ai mong muốn nhất là với những người trong ngành y chỉ làm nhiệm vụ cứu người.
Trong chiều tối 4/5, Ban giám đốc của Bệnh viện đa khoa Phú Lộc đã đến thăm hỏi và chia sẻ với nỗi đau người nhà nạn nhân.
Đại Dương
Theo Dân trí
Sơ cứu đuối nước sai cách, vô tình hại trẻ
Đuối nước là một tai nạn dễ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Có nhiều trường hợp khi phát hiện trẻ bị đuối nước đã sơ cứu sai cách khiến trẻ tử vong.
Sơ cứu đuối nước sai rất nguy hiểm
Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi ngạt nước, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu ôxy máu, tử vong. Nhiều trường hợp để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lời nói, trí thông minh của trẻ.
Việc làm đầu tiên đối với một nạn nhân đuối nước đó chính là phải giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân. Theo đó, nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, một khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ.
Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu. Ngay sau khi đưa được nạn nhân vào bờ, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ.
4 phút vàng sơ cứu
Khi bị đuối nước, khả năng tử vong ở trẻ rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương thần kinh nặng nề. Tuy nhiên, nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp có khả năng được cứu sống. Vì vậy, việc sơ cấp cứu ban đầu đúng cách là điều rất quan trọng, phụ huynh cần bình tĩnh để thực hiện.
Thời gian vàng để cấp cứu trẻ bị ngạt thở chỉ có 4 phút. Trong thời gian này, gia đình phải tích cực nhồi tim, hà hơi thổi ngạt để tăng lượng ôxy lên não. Sau 4 phút, bé sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Sau 10 phút thì bé chết não, dù có cứu được cũng có nhiều khả năng trẻ phải sống đời sốngthực vật do di chứng ở não.
Cách cấp cứu người đuối nước
- Bước 1: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, tim ngừng đập (sờ mạch không có) và không có bất cứ phản xạ nào thì phải ấn tim ngoài lồng ngực.
- Bước 2: Người sơ cứu lay gọi trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng hoặc khi quan sát lồng ngực, thấy không di động, tức là trẻ đã ngưng thở. Lúc này, nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến, người cấp cứu thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo, khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.
- Bước 3: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
- Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước, nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.
- Bước 5: Nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu, vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.
Những việc làm không đúng trong dân gian cần tránh
Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì thứ nhất, nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống. Điều này là do thiếu oxy ở các tổ chức trong một thời gian dài, đặc biệt là não.
Cách phòng ngừa
Không nên để trẻ chơi một mình mà không giám sát, đậy kín các chum vại nước xung quanh nhà, không cho trẻ chơi gần ao hồ, tốt nhất nên dạy cho trẻ tập bơi để tránh những tai nạn không mong muốn.
Theo www.phunutoday.vn
Cô gái Nga tử vong khi đang phẫu thuật nâng ngực Ekaterina Kiseleva 32 tuổi (Nga) tử vong do suy tim trong khi phẫu thuật nâng ngực tại một cơ sở làm đẹp ở thành phố Moskva. Theo Dailystar, ca phẫu thuật do bác sĩ Grigory Perekrestov 31 tuổi, trực tiếp tiến hành. Perekrestov vốn nổi tiếng với thói quen chụp ảnh selfie với các bệnh nhân nữ, để lộ vòng một của họ...