Bệnh nhi 10 tháng tuổi bị hoại tử tinh hoàn do xoắn tinh hoàn
Được chẩn đoán mắc bệnh ẩn tinh hoàn từ lúc mới sinh, bé Hoàng Gia M. (10 tháng tuổi) mới đây xuất hiện sưng đau vùng bẹn.
Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện nhưng không được phẫu thuật kịp thời, buộc phải cắt bỏ tinh hoàn phải do xoắn tinh hoàn.
Hình ảnh tinh hoàn phải bị cắt bỏ của bệnh nhi – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa tiếp nhận trường hợp bé Hoàng Gia M. (10 tháng tuổi, ở Nghệ An) nhập viện với biểu hiện sưng đau vùng bẹn 2 ngày.
Video đang HOT
Bé M. từng được các bác sĩ chẩn đoán bệnh ẩn tinh hoàn từ lúc mới sinh ở bệnh viện tỉnh. Cách đây 2 ngày, bé bị sưng đau bẹn phải nhưng do bố mẹ đi làm xa, ông bà phải chờ bố mẹ về đưa lên Hà Nội khám.
Khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bìu phải của M. không có tinh hoàn, khối phía trên bẹn sưng, nóng, đỏ, ấn vào bé rất đau, kết quả siêu âm Doppler thì không thấy tín hiệu mạch của tinh hoàn bên phải.
Bé M. được chuyển mổ cấp cứu với chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Khi mổ ra, tinh hoàn phải đã bị hoại tử tím đen do xoắn 2 vòng quanh thừng tinh, buộc phải cắt bỏ.
Ths.BS Hồng Quý Quân – phó trưởng khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh – cho biết nguy cơ bị xoắn tinh hoàn ở các bệnh nhân ẩn tinh hoàn sẽ cao hơn do tinh hoàn nằm cao ở trên bẹn, không được cố định vào bìu.
Tỉ lệ khoảng 20% các tinh hoàn ẩn có thể bị xoắn. Vì vậy với các bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn cần phải đi khám ngay khi bệnh nhân đột ngột sưng đau bẹn bìu để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thời gian vàng để cứu các tinh hoàn bị xoắn là trước 6 tiếng kể từ khi bị xoắn.
“Để phòng xoắn tinh hoàn ở bệnh nhân ẩn tinh hoàn, bệnh nhân nên được tư vấn cách theo dõi nguy cơ xoắn và điều trị đầy đủ. Nếu đột ngột sưng đau bẹn bìu nên đi khám ngay để loại trừ xoắn tinh hoàn. Trẻ nên được mổ sớm để hạ và cố định tinh hoàn vào bìu, tuổi mổ khuyến cáo bắt đầu từ 9 tháng tuổi”, bác sĩ Quân khuyến cáo.
Cơn đau tức đột ngột cảnh báo xoắn tinh hoàn
Bé trai 12 tuổi đột nhiên đau tức tại tinh hoàn trái, khi vào viện khám thì tinh hoàn phình to, rắn, xám đen.
ảnh minh họa
Các bác sĩ Khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng, ngày 4/9 thông tin, ngoài các triệu chứng trên, bên tinh hoàn trái bệnh nhi còn nhô cao hơn so với tinh hoàn phải. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhi có dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn trái.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nằm trong bệnh cảnh của hội chứng bìu cấp hay gặp ở trẻ em. Hội chứng bìu cấp là biểu hiện cấp tính tình trạng sưng, đỏ, đau vùng bìu. Các nguyên nhân gây hội chứng bìu cấp gồm có xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm mào tinh - tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt, tràn dịch tinh mạc cấp, bướu tinh hoàn, dãn tĩnh mạch tinh, phù nề bìu vô căn, Henoch - Scholein.
Trong đó, xoắn tinh hoàn chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp hội chứng bìu cấp ở trẻ. Đe dọa gây tổn thương tinh hoàn không hồi phục nếu bị xoắn kéo dài trên 8 giờ, nên phải được theo dõi cấp cứu cho đến khi loại trừ.
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn cho bệnh nhi. Hậu phẫu, bệnh nhi hồi phục ổn định.
Bác sĩ Nguyễn Duy Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Nhi, cho biết xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.
Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn là trong 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn. Đến viện trong khoảng 6-12 giờ, khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50%, trong khoảng 12-24 giờ chỉ còn 20% khả năng được cứu. Đến viện sau 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.
Điều đáng lưu ý, do phát hiện muộn, nhiều trẻ xoắn tinh hoàn đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ . Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do thiếu hụt nội tiết tố nam. Thông thường với các trường hợp xoắn tinh hoàn, phẫu thuật gỡ xoắn là phương pháp phổ biến và tối ưu, có thể xử lý triệt để bệnh lý, thời gian hồi phục hậu phẫu ngắn.
Theo bác sĩ, các bệnh lý trên thường có dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, dẫn đến việc khi trẻ được gia đình đưa tới bệnh viện thăm khám phần lớn đều ở trong tình trạng bệnh diễn biến nặng. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh cần chú ý tới những sự thay đổi ở cơ thể trẻ, nếu phát hiện bất thường cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế ngay.
Sốc bé 2 tuổi hoại tử vùng sinh dục, cắt bỏ tinh hoàn vì đắp lá chữa nhọt Khi xuất hiện mụn nhọt ở dương vật kèm đau sưng, gia đình nghe mách tự đắp lá thuốc vào vùng nhọt. Chỉ vài giờ sau đắp lá, trẻ sốt cao, sưng tím vùng bìu, dương vật...hiện sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngày 28/10, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đang điều trị trường hợp bệnh nhi gần 2 tuổi ở Thanh...