Bệnh nhân ung thư vú viết blog truyền cảm hứng
Susan Rosen qua đời năm 2019 song trang blog ghi lại hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư vú di căn của cô vẫn được chia sẻ.
Năm 2010, Susan Rosen (sống tại Boston, Mỹ) biết tin bị ung thư vú Giai đoạn III trong một lần khám sức khỏe định kỳ để đón sinh nhật 45 tuổi. Ngay sau đó, cô được bác sĩ khuyên phẫu thuật ngay lập tức để cắt bỏ khối u và 42 hạch bạch huyết ác tính.
Tỉnh dậy trong phòng hậu phẫu, Susan Rosen biết mình dương tính với đột biến gen BRCA (gen nhạy cảm với ung thư vú), bị cắt bỏ cả buồng trứng của cô và sẽ phải đối mặt với việc điều trị đặc biệt trong nhiều tháng tới. May mắn vì có chồng và hai con bên cạnh, Susan Rosen vượt qua những cơn đau, quá trình điều trị ban đầu hiệu quả. Bác sĩ kết luận, bệnh ung thư sẽ không quay lại trong ba năm.
Susan Rosen luôn có chồng và hai con ở bên trong quá trình đối mặt với ung thư.
Nhưng đúng ba năm sau vào tháng 9/2013, các bác sĩ đã phát hiện một khối u ở não Susan Rosen. Bệnh ung thư đã quay lại, di căn giai đoạn IV, lan đến gan, xương, não và phổi của bà mẹ hai con. Susan bắt đầu điều trị nặng bằng hóa chất, xạ trị và thường xuyên nhận được các khuyến cáo không thể chữa khỏi.
Không muốn mình gục ngã, Susan bắt đầu lập một trang blog để ghi lại quá trình chiến đấu với bệnh hiểm nghèo và chia sẻ kinh nghiệm với bệnh nhân ung thư khác. Mùa thu năm 2014, trang blog có tên là Let Let Be Be Mermaids ra đời. Bệnh nhân ung thư vú đặt tên blog dựa trên một câu trích dẫn về nàng tiên cá. Susan Rosen chia sẻ: “Phụ nữ không nên sợ chết, mà nên sợ mình đã không sống có ý nghĩa”.
Ban đầu, chỉ có bạn bè và gia đình ghé thăm blog của Susan Rosen. Sau một vài tháng, trang Let Let Be Be Mermaids đã có 5.500 lượt xem. Năm 2015, có 13.000 lượt xem. Đến năm 2018 có 25.000 người ghé thăm Let Let Be Be Mermaids và để lại chia sẻ với Susan Rosen. “Bạn đã giúp nhiều người bệnh đến với nhau và đưa ra lời khuyên cho nhiều người cần sự giúp đỡ”, một độc giả của Susan để lại lời nhắn.
Video đang HOT
Không dừng lại ở trang blog cá nhân, Susan Rosen hỏi ý kiến các bác sĩ và nhà nghiên cứu tại các bệnh viện khu vực Boston để xây dựng ngân hàng thông tin giúp các bệnh nhân ung thư tra cứu kiến thức cần thiết và thiết lập mạng xã hội kết nối người đồng bệnh. “Tôi cảm thấy như mình đang mang lại cho ai đó hy vọng và điều đó khiến tôi rất hạnh phúc”, Susan Rosen nói.
Câu chuyện của bệnh nhân ung thư vú Susan thu hút sự chú ý của truyền thông. Cô được mời xuất hiện trên chương trình Good America America của đài phát thanh ABC. Nhiếp ảnh gia Kelly Burke lái xe hàng trăm cây số đến gặp cô với mong muốn biến người phụ nữ mạnh mẽ này thành một nàng tiên cá thực sự. Sau đó, bộ ảnh nàng tiên cá của nhiếp ảnh gia Kelly Burke đã truyền cảm hứng cho hàng trăm bệnh nhân ung thư vú vượt qua ám ảnh bệnh tật để sống lạc quan.
Bộ ảnh nàng tiên cá Susan Rosen do nhiếp ảnh gia Kelly Burke thực hiện.
Theo một nghiên cứu của Liên minh Ung thư vú Di căn (MBCA) và Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, có hơn 150.000 phụ nữ ở Mỹ đang sống chung với bệnh ung thư vú di căn. Rất nhiều người không muốn hiểu ung thư vú di căn là gì và bế tắc với căn bệnh của mình. Susan Rosen hi vọng trang blog, mạng xã hội và ngân hàng thông tin mình xây dựng sẽ giúp nhiều người hiểu đúng và đủ về căn bệnh ung thư vú.
Ngoài thời gian dành cho cộng đồng, bà mẹ hai con Susan Rosen đã sống những ngày cuối cùng hạnh phúc. Cô không căng thẳng chờ đợi cái chết mà dành thời gian cho chồng và hai con. Viết hồi ký để lại cho hai con, nấu những món ăn ngon, cùng chồng đi du lịch… Susan Rosen trong ký ức của người thân, bạn bè luôn còn lại những hình ảnh đẹp.
Đã kiệt quệ vì ung thư giai đoạn cuối, bà mẹ 3 con "chết đi 1 lần nữa" khi phát hiện chồng ngoại tình với em gái ruột
Phải rất khó khăn chị mới chấp nhận được sự thật về bệnh tình của mình, đã thế còn phải chịu đựng cú sốc quá lớn từ những người ruột thân yêu nhất.
Bất kể tôn giáo hay chủng tốc, lời thề thủy chung luôn là điều được đề cao trong hôn nhân.
Không chỉ giới hạn ở tình cảm, bước vào hôn nhân nghĩa là bạn sẽ phải có thêm trách nhiệm với vợ hoặc chồng bất kể họ đau ốm, hoạn nạn ra sao.
Khi mọi thứ đều thuận lợi chắc cũng không có gì để nói, nhưng chị em thử nghĩ mà xem, liệt giường nhưng lại phát hiện chồng ngoại tình với chị em gái của chính mình thì cảm giác đó ra sao?
Vào tháng 4 năm nay, fanpage Facebook tiếng Malaysia Kisah Rumah Tangga đã đăng tải câu chuyện rất buồn của một người phụ nữ mắc ung thư vú, đi kèm là ảnh chụp đoạn chat với nội dung đầy ngang trái.
Người phụ nữ 44 giấu tên cho biết: Chị là bà mẹ 3 con, được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối (giai đoạn IV) cách đây 8 tháng. Từ đó đến giờ, gần như toàn bộ thời gian của chị dành cho bệnh viện, vú phải đã bị cắt bỏ, hóa trị 16 lần.
Tuy nhiên, đáng buồn rằng tế bào ung thư đã di căn sang phổi, khiến chị phải dùng thuốc giảm đau và thở oxy.
"Tôi biết mình không còn nhiều thời gian trên đời kể từ lúc phải nhập viện. Tôi đã ký cả đơn DNR (yêu cầu không hồi sức nếu tim của bệnh nhân ngừng đập)", người phụ nữ giấu tên chia sẻ.
Sau khi được bệnh viện trả về, chị bắt đầu sinh nghi khi thấy chồng hay biến mất vào ban đêm. Người phụ nữ này tin rằng chồng đã "tòm tem" bên ngoài từ khi chị phải nhập viện, hầu như chỉ có con gái là ra vào chăm sóc mẹ.
Mọi thứ tiếp tục diễn ra trong 2 tuần, chị quyết định bảo chồng rằng: "Em đồng ý để anh tái hôn nhưng đừng làm gì khuất tất khi em còn sống".
Ngoài ra, cô muốn biết người phụ nữ bí ẩn đó là ai. Thế nhưng, không chỉ thiếu thành thật, người chồng còn nổi nóng và gạt phăng toàn bộ tâm ý của vợ.
Trong một lần chồng đi vệ sinh, chị lén xem điện thoại của anh và phát hiện ra sự thật đau lòng: Gã và em gái ruột của cô đã hẹn nhau đi khách sạn!
Ban đầu, cô lấy điện thoại của mình và gọi cho số lạ để hỏi xem đó là ai. Tuy nhiên, số của cô đã bị chặn từ lâu.
Người phụ nữ ốm yếu bèn lấy điện thoại của con gái và gọi thử, đáng buồn thay đó chính là em gái ruột của cô. Thậm chí, có thể nghe rõ riêng của mẹ đẻ văng vẳng ở đầu dây bên kia.
Dù đang đối mặt với cái chết, cô vẫn đang ở ngã ba đường: Nếu khui ra mọi chuyện, thanh thế gia đình sẽ tan biến, con cái sẽ nguyền rủa cha của chúng. Chị chỉ ước Chúa cho phép mình được ra đi càng sớm càng tốt.
Bài đăng mang theo tâm sự của người phụ nữ gần đất xa trời đã thu hút gần 15.000 likes, 6400 lượt chia sẻ và hơn 9000 bình luận chan chứa sự đồng cảm. Hầu hết dân mạng đều khuyên chị phải kiên cường hơn nữa, giành lấy sự sống rồi tìm lại công bằng cho chính mình.
Theo Kisah Rumah Tangga/Helino
Mái tóc dần mọc trở lại của nữ sinh Ngoại Thương mắc ung thư: "Nếu như không bị ung thư, mình sẽ thế nào?" Sau gần một năm chiến đấu với ung thư, mái tóc đen nhánh đang dần mọc lại, cô nữ sinh Ngoại Thương vui vì "kiểu tóc" mới của mình. Trước đó, từ ngày trở thành "chiến binh K", cô chủ động cắt tóc, như một cách "tuyên chiến" với bệnh tật. Cách đây gần một năm, Đặng Trần Thuỷ Tiên, 20 tuổi, sinh...