Bệnh nhân ung thư vú thiết kế sản phẩm làm đẹp dành cho người đồng cảnh ngộ
Những sản phẩm này ra đời từ sự đồng cảm dành cho các nữ bệnh nhân ung thư, những người bị tước đi niềm kiêu hãnh và sự tự tin khi sắc đẹp của họ bị tàn phá bởi dao kéo và những đợt hóa trị liệu.
Dana Donofree, có tên gọi khác là Cynthia Besteman, một nhà thiết kế thời trang sở hữu công ty tọa lạc tại thành phố Philadelphia (Mỹ) đã cho ra mắt bộ sưu tập mới dành riêng cho những người phụ nữ không may mắc bệnh ung thư như mình.
Dana Donofree đã vô cùng may mắn khi chính thức “thoát” bệnh ung thư vú sau nhiều năm hóa trị và thậm chí là phải cắt bỏ ngực. Do đó, cô hiểu rõ cảm giác của những người đồng cảnh ngộ khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe, cũng như sắc đẹp bị tàn phá nặng nề, điển hình là rụng tóc và các vết sẹo xuất hiện sau phẫu thuật.
Dana Donofree và sản phẩm áo lót AnaOno
Xuất phát từ sự đồng cảm này, Dana Donofree đã thiết kế ra dòng áo lót không dây, co giãn 4 chiều, chất liệu mềm mịn nhẹ nhàng cùng đường may ẩn, có tên là AnaOno. Với những đặc điểm trên, loại áo này sẽ không cọ xát vào vết sẹo, phù hợp với những người phải phẫu thuật cắt bỏ vú.
Không chỉ đem lại sự thoải mái cho người mặc, AnaOno còn khéo léo tôn lên được những nét đẹp của cơ thể đã bị khiếm khuyết sau quá trình điều trị. Sản phẩm này có nhiều phong cách để đáp ứng thị hiếu của khách hàng như: quyến rũ, năng động, thể thao, nữ tính,…
Video đang HOT
Nhà thiết kế Dana Donofree chia sẻ rằng: “Thiết kế này phù hợp cho cả những người bị cắt bỏ một phần ngực hay chỉ còn một bên ngực. Bởi lẽ mỗi cuộc phẫu thuật đều mang lại kết quả khác nhau nên tôi phát triển sản phẩm của mình theo từng thể trạng riêng”.
Theo tìm hiểu, Dana Donofree không phải là người đầu tiên cho ra đời những sản phẩm dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú. Bởi vì trước đó, Melissa Berry (một bệnh nhân ung thư vú khác) đã lập nên nền tảng trực tuyến Cancer Fashionista – trang web cung cấp thông tin về thời trang, làm đẹp, lối sống,… dành riêng cho phụ nữ đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Berry cho biết, cô đã từng rất chật vật để tìm sản phẩm phù hợp với tình trạng cơ thể của mình như áo lót, mỹ phẩm,…trong khoảng thời gian điều trị bệnh. Do đó, cô đã hiện thực hóa ý tưởng tập hợp tất cả sản phẩm thiết yếu dành cho người đồng cảnh như mình có thể dễ dàng mua sắm hơn.
Melissa Berry, người sáng lập Cancer Fashionista
Melissa Berry chia sẻ: “Tôi có thêm động lực rời giường ngủ và làm việc khi nghĩ rằng mình có thể giúp ít nhất một người phụ nữ mắc ung thư đẹp hơn trong hành trình chiến đấu với căn bệnh quái ác”.
Bên cạnh đó, một bệnh nhân ung thư vú khác tên là Sonya Keshwani đã sáng lập ra chuyên trang StyleEsteem Wardrobe cung cấp các sản phẩm khăn quấn đầu với mẫu mã đa dạng, chất liệu thoáng mát, dành cho bệnh nhân ung thư bị rụng tóc.
Sonya Keshwani và sản phẩm khăn quấn đầu của mình
Nhiều bệnh nhân ung thư vú đã khỏi bệnh khác cũng đã sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích cho người đồng cảnh như: chị em Sarah Kelly – chủ thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên SaltyGirl Beauty; Cynthia Besteman, người sáng lập Violets is Blue- sản phẩm nước hoa lành tính không chứa chất gây hại cho quá trình điều trị ung thư;….
Chị em Sarah Kelly – chủ thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên SaltyGirl Beauty
Cynthia Besteman, người sáng lập sản phẩm nước hoa Violets is Blue
Được biết, những người phụ nữ này đều ủng hộ một phần số tiền họ kiếm được cho các tổ chức từ thiện dành cho bệnh nhân ung thư Ngoài ra, họ còn tích cực tham gia các chương trình truyền cảm hứng dựa trên câu chuyện của chính bản thân mình để phần nào giúp người bệnh lạc quan hơn trong quá trình điều trị khắc nghiệt.
Minh Nhật
Gia tăng tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản công bố ngày 17/10, tỉ lệ sống được 10 năm của các bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2006 là 57,2%, tăng 0,8 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước được tiến hành đối với các bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2005.
Ảnh minh họa
Cụ thể, tỉ lệ sống được 10 năm đối với các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến ở mức cao nhất, với 97,8%, tiếp đến là ung thư vú 85,9% và ung thư tuyến giáp với 84,1%. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư tụy có tỉ lệ sống được 10 năm ở mức thấp nhất là 5,3%, tiếp đến là ung thư gan 15,6% và ung thư túi mật hoặc ống mật là 18%.
Còn tỉ lệ sống được 5 năm của khoảng 143.000 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư từ năm 2009 đến 2011 là 68,4%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với cuộc khảo sát trước được tiến hành đối với những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh từ năm 2008 đến 2010.
Theo người đứng đầu Viện Nghiên cứu ung thư Chiba, Hiroki Nagase, kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ sống của các bệnh nhân ung thư gia tăng là nhờ những nghiên cứu và tiến bộ mới nhất đạt được trong điều trị. Tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của các liệu pháp điều trị mới nhằm nâng cao khả năng ứng phó trong hệ miễn dịch của bệnh nhân, ví dụ như nhờ liệu pháp điều trị bằng gien và thuốc điều trị Optivo.
Cuộc khảo sát này được thực hiện đối với khoảng 80.000 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư và điều trị ở 20 bệnh viện chuyên điều trị ung thư trên toàn Nhật Bản. Đây là cuộc khảo sát thứ 5 được Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bản thực hiện kể từ khi trung tâm này bắt đầu thu thập dữ liệu vào những thập nhiên 90 của thế kỷ trước.
Minh Châu (TTXVN/baotintuc.vn)
Người phụ nữ chiến thắng ung thư nhưng lại bị Covid-19 "quật ngã" Một bà mẹ đơn thân đã kiên cường chiến thắng căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, nhưng rồi lại bị virus corona "quật ngã" khi vừa bước sang tuổi 42. Người phụ nữ trong câu chuyện này là Sundee Rutter sống tại tiểu bang Washington. Cô từng được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn 4. Tuy nhiên, với việc...