Bệnh nhân ung thư vú không nên bật đèn khi ngủ
Ánh sáng yếu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tamoxifen, một loại thuốc điều trị ung thu vú phổ biến trên thế giới.
Ánh sáng yếu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tamoxifen, một loại thuốc điều trị ung thu vú phổ biến trên thế giới.
Một nghiên cứu của Đại học Y khoa New Orlean, Mỹ vừa cho biết, bệnh nhân ung thư vú không nên thức khuya hoặc ngủ trong phòng có ánh sáng yếu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tamoxifen, một loại thuốc điều trị ung thu vú phổ biến trên thế giới.
Nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu đưa ra là thuốc tamoxifen ngăn chặn cơ thể sản xuất hormone melatonin, một loại nội tiết tố ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của khối u . Tiến sĩ Steven M. Hill, giáo sư chuyên về cấu trúc sinh học và tế bào đã chỉ ra, melatonin có khả năng ức chế nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng đặc biệt có hiệu quả ở bệnh nhân ung thư vú.
GS.Hill và cộng sự của ông đã nghiên cứu trên 2 nhóm chuột mắc bệnh ung thư vú, cả 2 nhóm đều được sử dụng thuốc tamoxifen và cùng được nuôi trong điều kiện 12 tiếng ban ngày và 12 tiếng ban đêm.
Tuy nhiên nhóm chuột sống 12 giờ hoàn toàn trong bóng tối hàm lượng melatonin tăng cao hơn so với nhóm chuột thứ 2, sống trong điều kiện ánh sáng yếu. Nhóm thứ 2 này khối u tăng trưởng nhanh hơn so với nhóm sống 12 giờ hoàn toàn trong bóng tối tới 2,6 lần. Khi nhóm thứ 2 được bổ sung thêm chất melatonin, các khối u của chúng sụt giảm mạnh.
Ánh sáng đã ngăn cản cơ thể sản xuất ra chất melatonin- một nội tiết bố tự nhiên chỉ được sản sinh khi ngủ trong bóng tối. Melatonin không chỉ giúp chống lại sự xuất hiện của bệnh ung thư vú mà nó còn ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Video đang HOT
Như vậy, theo nhóm nghiên cứu, việc để đèn ngủ hay thậm chí đèn từ bên ngoài chiếu vào nơi ngủ cũng không có lợi, làm giảm hiệu quả của những người đang sử dụng thuốc tamoxifen, khối u của người bệnh trở nên kháng với thuốc điều trị bằng cách ức chế sản xuất ra melatonin.
Nhóm nghiên cứu chưa bằng lòng với những kết quả nghiên cứu hiện tại, họ cho biết sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu để biết chính xác mức độ ánh sáng bao nhiêu sẽ có hại cho người bệnh.
Một điểm đáng chú ý trong nghiên cứu lần này, các nhà nghiên cứu cho biết mặc dù có thể kết hợp uống cả 2 loại thuốc cùng lúc nhưng điều này được chứng minh không đúng bởi cần sử dụng melatonin đúng thời điểm để tối ưu hóa lợi ích của thuốc. Bởi nếu uống thuốc này sai thời điểm có thể phá vỡ hệ thống sinh học của cơ thể, thời điểm cơ thể sản sinh ra melatonin tự nhiên.
Melatonin được sản sinh ra không phụ thuộc vào người đó ngủ hay thức, bởi nếu con người ở trong bóng tối, lượng melatonin vẫn tăng lên bình thường. Thời điểm cơ thể sản xuất ra melatonin tự nhiên thường từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng, đây là thời điểm vàng mà người bình thường hay người bệnh ung thư vú đang sử dụng thuốc tamoxifen cần ở trong môi trường tối hoàn toàn để cơ thể có thể tạo ra melatonin.
Nghiên cứu có giá trị này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư.
Theo SKĐS
Thay đổi lối sống để phòng ung thư vú
Cho con bú, giảm uống rượu, cân nhắc sử dụng nội tiết tố thay thế trong giai đoạn mãn kinh có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Ảnh: Afamily.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, bệnh ung thư vú ở phụ nữ có thể phòng ngừa bằng những cách sau:
1. Thay đổi lối sống: Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó nên giảm uống rượu, cân nhắc sử dụng nội tiết tố thay thế trong giai đoạn mãn kinh, thay đổi chế độ ăn, kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng chế độ ăn và tập luyện thể dục.
2. Sử dụng thuốc: Tamoxifen đã được chấp thuận để dự phòng ung thư vú cho những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần cân nhắc giữa hiệu quả ngăn ngừa ung thư và tác dụng phụ đó là nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và huyết khối tĩnh mạch.
3. Đối với những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú cần được tư vấn để xác định đột biến gene có liên quan đến bệnh này.
4. Những người thuộc nhóm có nguy cơ đặc biệt cao về ung thư vú, ví dụ đột biến gene BRCA1, BRCA2 có thể dự phòng bằng cách dùng thuốc kháng nội tiết tố. Bên cạnh đó, phẫu thuật đoạn nhũ 2 bên cũngcho hiệu quả dự phòng lên đến 92-95%. Phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên dự phòng giúp giảm nguy cơ ung thư vú và cả ung thư buồng trứng trên nhóm này.
5. Đối với những người có đột biến gene nhưng không muốn phẫu thuật cần được theo dõi sát ở những trung tâm chuyên khoa để phát hiện sớm ung thư vú.
6. Phụ nữ trên 50 tuổi nên khám tuyến vú định kỳ mỗi năm một lần và chụp nhũ ảnh kiểm tra mỗi 2 năm để phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm.
7. Tự khám tuyến vú hàng tháng ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt để phát hiện các khối u của tuyến vú hay những bất thường khác. Việc phát hiện bệnh ung thư sớm sẽ cho hiệu quả điều trịcao và ít biến chứng hơn.
Cách chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú:
Người bị ung thư vú đã điều trị xong vẫn phải đối mặt với nguy cơ tái phát. Do đó sau khi đã hoàn tất, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để phát hiện tái phát tại chỗ có thể điều trị được. Việc theo dõi còn giúp phát hiện ung thư vú thứ phát và điều trị các vấn đề liên quan đến tác dụng phụ của thuốc.
Nguy cơ tái phát ung thư vú cao nhất trong khoảng thời gian 3 năm đầu, sau đó giảm dần. Hầu hết trường hợp tái phát xảy ra trong 5 năm đầu tiên, vì lý do đó bệnh nhân ung thư vú nên được theo dõi chuyên khoa định kỳ trong 5 năm sau khi đã hoàn thành việc điều trị.
Theo khuyến cáo, bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú nên được theo dõi như sau:
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng mỗi 4-6 tháng trong 5 năm đầu. Sau đó tái khám hằng năm.
- Chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.
- Với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nội tiết tố nên khám phụ khoa mỗi năm hoặc đo độ loãng xương để phát hiện bất thường nếu có.
Thi Trân
Theo VNE
Độ tuổi phụ nữ ung thư vú ngày càng trẻ Ở Việt Nam mỗi năm có thêm 12.000 ca mới mắc bệnh ung thư vú. Tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng và trẻ hoá. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thanh Phong, phân khoa Phẫu thuật lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, ung thư vú là bệnh lý ung thư hàng đầu ở nữ...