Bệnh nhân ung thư ngày càng trẻ hóa
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, song bệnh ung thư vẫn còn là thách thức lớn tại nước ta.
Theo số liệu được công bố của Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong.
Trong các loại ung thư, ung thư phổi, tụy được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện sớm. Đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị không còn nhiều ý nghĩa.
PGS.TS Lê Văn Quảng – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, số bệnh nhân đến khám và điều trị vì ung thư qua từng năm đều tăng. Nhiều nhất là ung thư phổi, dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng. Đáng lưu ý, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân ung thư ở Việt Nam rất rõ.
Theo những số liệu mới nhất, bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng với khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Chúng ta ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
PGS.TS Lê Văn Quảng cho hay, nếu Việt Nam thành lập được một bản đồ gồm tất cả các loại ung thư trên cả nước, chúng ta có thể dựa vào bản đồ dịch tễ đó để nhận định về xu hướng của các bệnh ung thư, từ đó có chiến lược sàng lọc, phát hiện sớm, tập trung nghiên cứu điều trị giúp tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Video đang HOT
Theo ước tính, 40% số ca bệnh ung thư có thể dự phòng, 30% có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Với các biện pháp điều trị ung thư hiện tại có thể cứu 30% số bệnh nhân ung thư còn lại.
“Tuy nhiên hiện tại chúng ta chưa có kinh phí để triển khai đồng bộ bản đồ tất cả các loại ung thư trên cả nước” – PGS.TS Lê Văn Quảng thừa nhận.
Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, để điều trị ung thư một cách toàn diện cho người bệnh, ngoài kỹ thuật, thuốc mới còn rất cần những dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng.
“Kỹ thuật, thuốc mới trong điều trị ung thư được nghiên cứu và tiến bộ hàng ngày, đòi hỏi bác sĩ phải biết quyết định dựa trên các bằng chứng khoa học để mang lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh. Mặt khác, để có thể đưa ra được quyết định điều trị chính xác cho bệnh nhân, các bác sĩ cần dựa trên nhiều cơ sở dữ liệu và thông tin y khoa, trong đó dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng” – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Được biết, Bệnh viện K đang thực hiện 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về 3 bệnh ung thư là: phổi, tuỵ và khoang miệng. Ngoài ra, còn 5 đề tài cấp Bộ nghiên cứu các loại ung thư khác.
Trong đó, ung thư phổi là bệnh hay gặp, hiện có có nhiều tiến bộ trong điều trị (thuốc mới, kỹ thuật xạ trị mới). Ung thư tụy là bệnh khó điều trị, tiên lượng rất xấu vì thế vấn đề đặt ra là cần phát hiện sớm bệnh. Hiện có nhiều công nghệ sinh học để phát hiện sớm, Bệnh viện đang nghiên cứu theo hướng này nhằm cải thiện chất lượng điều trị.
Tương tự với bệnh ung thư khoang miệng, hiện có nhiều phương pháp xác định giai đoạn bệnh chính xác hơn, từ đó giúp điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như vấn đề xạ trị trước kia có nhiều tai biến, hiện nay với công nghệ xạ trị mới góp phần giảm tai biến nhiều hơn.
Với mục đích hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam làm nghiên cứu, tạo tiền đề cho những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, Chương trình hỗ trợ nghiên cứu và công nghệ trong ung thư V-CART đã được khởi động. Đây là sáng kiến của Viện Ung thư Quốc gia và Bệnh viện K, với mục tiêu hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu chất lượng cao, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú và tin cậy tại Việt Nam.
Phương pháp hiệu quả trong điều trị ung thư tại Việt Nam
Xạ trị là phương pháp kinh điển, ngày càng quan trọng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo Quốc gia "Tiến bộ trong xạ trị ung thư" tổ chức sáng 27/11 tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội). PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, cho hay đây là hội thảo quốc gia đầu tiên về chuyên ngành xạ trị nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam có 42 khoa, trung tâm có thiết bị xạ trị. Chúng ta có 75 máy xạ trị gia tốc các thế hệ. Một số trung tâm lớn có thể triển khai các kỹ thuật xạ trị hiện đại như xạ trị theo hình khối u (3D-CRT), xạ trị điều biến liều (IMRT), xạ trị hướng dẫn ảnh (IGRT), xạ trị có kiểm soát theo nhịp thở (ABC), Gamma knife...
Việc phối hợp điều trị đa phương thức nhất là hóa xạ trị kết hợp trong nhiều loại bệnh ung thư nhằm mục đích bảo tồn cơ quan, cải thiện chất lượng, thời gian sống cho người bệnh.
"Với 226 bác sĩ, 156 kỹ sư vật lý xạ trị và 266 kỹ thuật viên vận hành máy xạ trị trên cả nước, điều đó cho thấy sự phát triển không ngừng của chuyên ngành này tại Việt Nam. Rất nhiều câu chuyện cổ tích giữa đời thường đã được viết từ các bệnh viện, trung tâm, khoa ung bướu trên cả nước", ông Thuấn nói.
Người bệnh xạ trị tại Bệnh viện K để điều trị bệnh ung thư. Ảnh: Hà Trần.
PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ 1, Bệnh viện K, cho biết ưu thế của xạ trị là gần như không có chống chỉ định và có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh, kể cả với mục đích điều trị triệt căn đến giảm nhẹ triệu chứng cho ung thư giai đoạn cuối. Hiện tại, theo ước tính trong điều trị ung thư nói chung, xạ trị đóng góp xấp xỉ 50%. Hiện Bệnh viện K mỗi ngày có khoảng 800-900 lượt bệnh nhân sử dụng phương pháp này.
Trước những lo ngại về biến chứng khi xạ trị, PGS Tùng cho hay bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân đều được bác sĩ tính toán kỹ về phương pháp, cách thức, liều lượng, để hạn chế thấp nhất biến chứng.
Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ (gamma, proton...). Khi chiếu vào cơ thể, các nhà y học đã tính toán việc dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư.
Để giảm tác dụng phụ không mong muốn, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ hướng dẫn cho người bệnh. Ví dụ, bệnh nhân phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì chúng sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ.
Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng trúng đích các tế bào ung thư, đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liều xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành.
Vì vậy, người bệnh cần tin tưởng bác sĩ, ăn uống đủ chất để có sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị.
Hướng dẫn giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu "Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng". Tài liệu này được áp dụng tại cộng đồng, cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và các cơ sở...