Bệnh nhân ung thư má.u sống trên 5 năm nhờ ghép tế bào gốc
Với người bệnh ung thư má.u, ngoài các phương pháp điều trị thông thường, ghép tế bào gốc tạo má.u được coi là phương pháp điều trị tối ưu
Ngày 28-11, tại Hội nghị khoa học huyết học – truyền má.u toàn quốc năm 2024, PGS-TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền má.u Trung ương, cho biết lĩnh vực ghép tế bào gốc tạo má.u tiếp tục phát triển với việc triển khai nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau.
Việc điều trị biến chứng sau ghép đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, đem đến cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
PGS-TS Nguyễn Hà Thanh phát biểu tại hội nghị
Đến nay, Viện Huyết học – Truyền má.u Trung ương đã thực hiện thành công 660 ca ghép tế bào gốc tạo má.u, đồng thời chuyển giao thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân cho một số bệnh viện, giúp nhiều người bệnh tiếp cận với phương pháp điều trị hiện đại này.
Theo PGS Thanh, Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật liên quan đến tế bào gốc, các kỹ thuật mới trong điều trị ung thư má.u và bệnh lý huyết học. Nhờ liên tục cập nhật các phác đồ điều trị, đưa vào sử dụng nhiều loại thuố.c mới, thuố.c nhắm đích và nâng cao hiệu quả truyền má.u mà chất lượng điều trị các bệnh lý huyết học ngày càng tốt hơn, mở ra nhiều cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư.
Nhiều bệnh nhân sau khi ghép tế bào gốc đã sống trên 10 năm, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Thời gian tới, ngành huyết học – truyền má.u sẽ tập trung vào các kỹ thuật mới nhất mà giới đang phát triển như: Ghép tế bào gốc tạo má.u, ghép tế bào gốc trung mô, các lĩnh vực liên quan đến điều trị tế bào như liệu pháp CAR-T, điều trị nhắm đích bằng các thuố.c mới.
Bên cạnh những tiến bộ trong điều trị, lĩnh vực truyền má.u đã bảo đảm được nguồn má.u an toàn, chất lượng cho công tác điều trị; tỉ lệ người hiến má.u tình nguyện đạt trên 97%.
Video đang HOT
Ông Đỗ Trung Hưng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), đán.h giá công tác truyền má.u đã có những bước đột phá từ khâu vận động hiến má.u, xây dựng nguồn người hiến má.u, điều phối và đảm bảo an toàn truyền má.u.
Ghép tế bào gốc mang lại cơ hội hồi sinh cho người bệnh
Hội nghị khoa học huyết học – truyền má.u năm 2024 có sự tham gia của 1.600 đại biểu là chuyên gia quốc tế đến từ các nền y học tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Anh, Đức, Singapore; các nhà khoa học đầu ngành trong nước về huyết học – truyền má.u, bác sĩ, dược sĩ, cử nhân, kỹ thuật viên… trên toàn quốc.
Chương trình khoa học của hội nghị gồm 121 báo cáo thuộc tất cả các lĩnh vực được chia thành 17 phiên. Tại đây, các chuyên gia quốc tế cũng cập nhật kiến thức về: Ghép tế bào gốc từ nguồn má.u dây rốn tăng sinh ngoài cơ thể, điều trị nhắm đích, bệnh lý huyết khối và các biến chứng chả.y má.u liên quan tới cấy ghép thiết bị tạo nhịp tim và can thiệp mạch má.u não.
Nhiều cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhi ung thư má.u
Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư má.u cho tr.ẻ e.m bao gồm: truyền hóa chất, xạ trị, ghép tế bào gốc, điều trị nhắm đích, liệu pháp tế bào CAR-T.
Khả năng điều trị lui bệnh ngày càng được cải thiện.
Sự hồi sinh kỳ diệu của các bệnh nhi ung thư má.u
Từ khi mới sinh ra đến khi được 3 tuổ.i, bé Phạm Nhật Vượng ở Hà Tĩnh khỏe mạnh, bình thường. Cách đây 2 năm, đột nhiên gia đình thấy con hay kêu mỏi chân, da xanh xao, thường xuyên sốt nhẹ. Bố mẹ bé đưa con đến bệnh viện gần nhà thì được chẩn đoán bị thiếu má.u. Bé được chuyển lên bệnh viện tỉnh rồi ra Viện Huyết học Truyền má.u trung ương để kiểm tra kỹ hơn.
"Khi nhận được kết quả chẩn đoán con bị ung thư má.u em vô cùng tuyệ.t vọn.g. Cả tuần liền chỉ khóc, có lúc nghĩ quẩn, em định ôm con nhả.y lầ.u tự tử" - Chị Trương Thiên Lý mẹ của bé Nhật Vượng kể lại.
Tuy nhiên, được gia đình động viên an ủi, được các bác sĩ tư vấn kỹ về các biện pháp điều trị cho con và chứng kiến những bệnh nhi mắc bệnh tương tự đã phục hồi, chị Lý dần lấy lại tinh thần, xác định cùng con chiến đấu với căn bệnh ác tính.
Những đợt truyền hóa chất đầu tiên, con không ăn uống được, bị nôn, giảm tiểu cầu, đa.u đớ.n. Có những đêm chị bế con đi vòng quanh hành lang bệnh viện, hai mẹ con đều mệt mỏi rã rời. Đến đợt truyền thứ ba, bé Vượng bắt đầu đáp ứng với hóa chất, ăn được, chơi ngoan, sức khỏe cải thiện hơn. Chứng kiến con dần phục hồi sau 5 đợt hóa trị, người mẹ trẻ có thêm niềm tin và hy vọng. Không thể tả nổi niềm sung sướng của chị và gia đình khi được bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm của con không còn tế bào ác tính trong má.u.
Hiện nay, bé Nhật Vượng đã kết thúc điều trị nội trú, chỉ cần điều trị duy trì. Bé vẫn tiếp tục đi học mầm non, ăn ngủ tốt, vui đùa chạy nhảy như những trẻ bình thường khác.
Nụ cười của bệnh nhi ung thư má.u tại Viện Huyết học Truyền má.u Trung ương
Hoang mang, lo sợ cũng là tâm trạng của chị Mai Thị Gái ở Thanh Hóa khi cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm chẩn đoán con gái chị bé Ngọc Ánh mắc bệnh ung thư má.u. Trong quá trình hóa trị, cơ thể bé phản ứng mạnh với hóa chất, xảy ra rất nhiều biến chứng, thậm chí có lần bé còn bị liệt tạm thời, không đi lại được. Gần một năm nằm viện liên miên, gần như không có khoảng nghỉ giữa các đợt truyền hóa chất, có những lúc, chị Gái tưởng như không thể níu giữ được sự sống cho con.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm điều trị dày dặn, các bác sĩ đã tìm mọi cách để áp dụng biện pháp tốt nhất, giành giật sự sống cho bé. Vượt qua 5 đợt truyền hóa chất, bé Ánh đã phục hồi một cách ngoạn mục trong niềm vui sướng của các y bác sĩ và gia đình. Hiện tại, bé đã lui bệnh hoàn toàn và chỉ cần tái khám, điều trị duy trì theo định kỳ. Nhìn con gái khỏe mạnh, hồn nhiên chơi đùa cùng các bạn, chị Mai Thị Gái vô cùng hạnh phúc.
"Con được trở về nhà, đi học bình thường nên gia đình phấn khởi lắm. Em không ngờ con hồi phục được như ngày hôm nay", chị Gái nói.
Những bước tiến mới trong điều trị ung thư má.u
Bác sĩ Hoàng Thị Hồng, Phó Trưởng khoa Bệnh má.u trẻ em, Viện Huyết học Truyền má.u Trung ương cho biết, ung thư má.u là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở tr.ẻ e.m. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận từ 300 - 400 bệnh nhi mới mắc ung thư má.u. Đây là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ t.ử von.g cao nếu như bệnh nhi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động truyền thông tích cực của các bệnh viện, cộng đồng đã có hiểu biết nhất định về các dấu hiệu của bệnh ung thư má.u nên số lượng bệnh nhi được phát hiện, điều trị sớm ngày một tăng lên.
"Ban lãnh đạo Viện Huyết học Truyền má.u Trung ương luôn luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhi. Trong điều kiện khó khăn về nguồn cung ứng thuố.c, vật tư, hóa chất như hiện nay, bệnh viện luôn cố gắng đảm bảo các loại thuố.c thiết yếu, cơ bản để điều trị cho bệnh nhân, trong đó có bệnh nhi ung thư má.u", BS Hoàng Thị Hồng cho biết.
TS.BS. Hoàng Thị Hồng khám cho bệnh nhân nhi ung thư má.u
Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư má.u cho tr.ẻ e.m bao gồm: truyền hóa chất đường tĩnh mạch (có thể kết hợp xạ trị), ghép tế bào gốc, điều trị nhắm đích. Khả năng điều trị lui bệnh ở bệnh nhi ung thư má.u ngày càng được cải thiện.
"So với trước thì hiện nay đã có rất nhiều phương án để có thể điều trị cho các con, kể cả với những bệnh nhân mới, bệnh nhân tái phát và thời gian lui bệnh hoàn toàn của các con cũng được kéo dài hơn. Kể cả khi con tái phát thì còn cũng sẽ có những phương án điều chỉnh nhất định và chúng tôi cũng cố gắng nâng cao chất lượng điều trị lên. Với nhóm nguy cơ thường, khoảng trên 80% bệnh nhi có thể đạt được lui bệnh sau điều trị tấ.n côn.g", BS Hoàng Thị Hồng cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Viện Huyết học Truyền má.u Trung ương đang phối hợp nghiên cứu triển khai điều trị bệnh nhi Lơ-xê-mi cấp dòng lympho bằng liệu pháp CAR-T cell. CAR-T cell là liệu pháp có thể được áp dụng cho các trường hợp bệnh lý bạch cầu cấp dòng lympho B tái phát, tiến triển, không đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn.
"Có những trường hợp bệnh nhi vào viện trong tình trạng rất nặng, suy các cơ quan chức năng, suy hô hấp, phải phối hợp rất nhiều khoa để chẩn đoán, điều trị sớm nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó thì trẻ lui bệnh và được ra viện. Có bệnh nhi đã điều trị tại bệnh viện cách đây hàng chục năm, bây giờ quay lại tái khám và hỏi cháu có lập gia đình được không? Những trường hợp như thế là động lực để thúc đẩy các y bác sĩ như chúng tôi làm việc tốt hơn", bác sĩ Hoàng Thị Hồng chia sẻ.
Mặc dù dù chi phí điều trị ung thư má.u tại Việt Nam thuộc hàng thấp so với thế giới nhưng so với điều kiện kinh tế của gia đình các bệnh nhân thì vẫn là một khoản kinh phí vô cùng lớn.
Nhiều bệnh nhân có phác đồ điều trị kéo dài phải dùng nhiều thuố.c ngoài danh mục bảo hiểm và tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Do đó, bên cạnh nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, các bác sĩ tại Viện Huyết học Truyền má.u Trung ương luôn tìm mọi cách giảm chi phí cho bệnh nhân như kêu gọi nguồn tài trợ, đề xuất với cơ quan bảo hiểm xã hội nâng mức thanh toán lên 100% cho một số loại thuố.c.
Bác sĩ Hoàng Thị Hồng cũng bày tỏ mong muốn cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục đưa một số thuố.c mới trong điều trị ung thư má.u và đưa bệnh lý lơ-xê-mi cấp dòng lympho vào danh mục được bảo hiểm y tế thanh toán, giúp bệnh nhân có thêm cơ hội kéo dài sự sống.
Tan má.u bẩm sinh điều trị thế nào? Hai biện pháp chính điều trị bệnh tan má.u bẩm sinh hiện nay là truyền má.u và thải sắt. Bên cạnh đó, một số biện pháp phổ biến khác cũng được sử dụng cho điều trị bệnh. Tan má.u bẩm sinh (thalassemia) là một trong những căn bệnh đã và đang gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến giống nòi và...