Bệnh nhân ung thư hết phải ‘ngồi viện’
Cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM khang trang, máy móc hiện đại, là nơi lý tưởng khám và điều trị bệnh nhân ung thư.
“Cách đây hơn 10 năm, tôi là giám đốc Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM. Khi đó, tình trạng quá tải bệnh nhân ung thư tại BV đã xảy ra. Trong lần phát biểu trên truyền hình, tôi đã nói: “Người bệnh tới BV Ung bướu TP.HCM không phải “nằm viện” mà là “ngồi viện”. Câu nói đó đã đeo đẳng tôi suốt thời gian qua”. GS-TS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM như trên vào sáng 2-10.
Mong ước đã thành hiện thực
“Hôm nay (2-10), vừa bước chân vào cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM, tôi nhủ thầm trong bụng: Vậy là chấm dứt cảnh bệnh nhân ung thư phải “ngồi viện” rồi, vậy là bệnh nhân được “nằm viện” đúng nghĩa khi phải điều trị ung thư rồi. Điều này thực sự quá vui” – GS Hùng chia sẻ.
Theo GS Hùng, cách đây gần 15 năm, trước sự quá tải của BV Ung bướu TP.HCM (số 3 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh), ông mong ước có được một cơ sở mới rộng rãi, khang trang và hiện đại với 1.000 giường bệnh.
“Sau đó, tôi bày tỏ sự mong ước đó với ông Nguyễn Minh Triết, lúc này là bí thư Thành ủy TP.HCM. Tôi rất vui khi ông Triết gật đầu đồng ý. Chưa hết, trong lần gặp Chủ tịch nước Trần Đức Lương vào dịp tết Nguyên đán cách đây đã lâu, tôi cũng bày tỏ nguyện vọng xây dựng “BV ung thư 1.000 giường” ở TP.HCM với quy mô hiện đại. Chủ tịch nước cười và đồng thuận” – GS Hùng trải lòng.
“Tuy nhiên, do thủ tục, lại thêm chuyện này chuyện kia nên mong ước có “BV ung thư 1.000 giường” của tôi tưởng chừng không thành. Thế rồi qua nhiều đời lãnh đạo, cuối cùng tôi cũng bước vào BV hằng mong ước. Cũng cần nói thêm, mong ước có “BV ung thư 1.000 giường” ở TP.HCM không chỉ riêng tôi mà còn là của đông đảo bà con trong và ngoài TP.HCM. Cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM được xây dựng khang trang, máy móc hiện đại. Từ nay, bệnh nhân ung thư có được chỗ chăm sóc và điều trị tốt, không phải đi xa, chen lấn, chờ đợi…” – GS Hùng bộc bạch.
GS-TS Nguyễn Chấn Hùng (mang cà vạt) cùng lãnh đạo BV Ung bướu TP.HCM bên thiết bị hiện đại tại cơ sở 2. Ảnh: TRẦN NGỌC
Video đang HOT
Bệnh nhân tới cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM đang khai báo y tế. Ảnh: TRẦN NGỌC
Gắn bó bệnh viện lâu dài
Khám bệnh xong, bà M. (50 tuổi, ở Long An) rảo một vòng quanh BV tham quan đến mỏi cả chân. “Chèn đét, BV gì mà lớn quá, sạch quá, gạch láng coóng tôi đi muốn té” – bà M. nói.
Mẹ bà M. mất do ung thư đại trực tràng cách đây bốn năm. Nghe nói bệnh này có tính di truyền nên con cái khuyên bà M. đi khám. Tuy nhiên, nghe nói tới BV Ung bướu TP.HCM là bà M. ngán ngẩm vì bệnh nhân lúc nào cũng đông, phải chen lấn, chờ đợi.
Tương tự, ông H. (52 tuổi) chạy xe máy từ Đồng Nai tới cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM không đầy 30 phút. “Nếu không có cơ sở này, cực chẳng đã tôi mới tới BV Ung bướu TP.HCM ở quận Bình Thạnh. BV lúc nào cũng đông người, chờ từ sáng sớm tới trưa chưa chắc tới lượt khám” – ông M. bày tỏ.”Vài ngày qua, đọc báo biết cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM sẽ tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân ung thư từ ngày 2-10 nên tôi kêu con lấy xe máy chở đi. Do đường sá thuận tiện nên tôi không mất nhiều thời gian. Tới nơi, thủ tục nhanh chóng và được bác sĩ (BS) khám kỹ càng nên tôi vui cái bụng. BV Ung bướu TP.HCM có cơ sở 2 như thế này, bà con đỡ hết sức” – bà M. nói thêm.
Do có biểu hiện tiểu khó, tiểu rát, tiểu đêm, nước tiểu có máu… nên gia đình khuyên ông M. tới BV Ung bướu TP.HCM tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Nghĩ tới cảnh chờ đợi nên ông M. lắc đầu. “Báo chí nói cơ sở 2 khang trang, máy móc hiện đại nên tôi đi thử. Dè đâu mọi chuyện đúng y. Tôi không phải chờ lâu, được BS khám kỹ, xét nghiệm cũng nhanh… Đây đúng là BV mong ước của nhiều bệnh nhân” – ông M. chia sẻ.
Không chỉ người bệnh, nhân viên y tế cũng hài lòng khi được làm việc tại cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM.
ThS-BS Nguyễn Huy Thịnh chia sẻ: “Tôi là BS chuyên ngành giải phẫu bệnh của BV Ung bướu TP.HCM. Tôi năm nay 28 tuổi, công tác tại BV được hai năm. Tôi là một trong những BS được điều động về công tác tại cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM. Cơ sở này được trang bị máy móc hiện đại nên kết quả phân tích khối bướu để xác định bản chất ung thư là lành tính hay ác tính rất chính xác. Từ đó, BS sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân”.
“Cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM sẽ là nơi tạo điều kiện giúp tôi phát triển chuyên môn, tay nghề. Từ đáy lòng tôi hứa sẽ gắn bó với nơi đây dài lâu và hết lòng với bệnh nhân ung thư” – BS Thịnh trải lòng.
TP.HCM: 500 y bác sĩ về bệnh viện ung bướu mới
Khi cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM (số 12, đường 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, quận 9) hoạt động đủ các khoa, phòng, nơi đây sẽ giảm tải 70%-90% bệnh nhân cho cơ sở chính.
"Tôi năm nay 52 tuổi, bán cơm tấm tại nhà. Cách đây hai năm, anh tôi chết do ung thư. Hôm đi khám bệnh ở phòng mạch tư, bác sĩ (BS) khuyên tôi nên đi tầm soát ung thư bởi gia đình có người chết vì bệnh này" - bà H. (quận 9, TP.HCM) nói với Pháp Luật TP.HCM vào sáng 29-9.
Xẹt cái là tới bệnh viện
Do bận bịu buôn bán, bà H. chưa sắp xếp được thời gian tới Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM (số 3 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) để khám. Với lại con cái có công việc riêng nên không thể đưa bà đi. Hơn nữa, từ nhà bà H. tới BV khá xa, xe cộ không thuận đường nên năm lần bảy lượt bà vẫn chưa thể đi khám bệnh. "Tôi cứ lo chẳng may mắc bệnh ung thư, không điều trị sớm thì e sẽ xảy ra chuyện không hay" - bà H. chia sẻ.
Khoảng hai năm trước, nghe tin BV Ung bướu TP.HCM xây dựng thêm cơ sở trên địa bàn quận 9, bà H. rất vui. Ngày nào bà cũng ngóng tin và mong BV sớm đi vào hoạt động. Cách đây vài ngày, địa phương lập danh sách những người có nhu cầu tầm soát ung thư, bà H. đăng ký ngay. "Sáng nay tôi được khám, thực hiện một số xét nghiệm mà không tốn tiền. BV gần nhà, xẹt cái là tới, không mất thời gian đi lại nên tôi rất ưng cái bụng" - bà H. trải lòng.
Tương tự, do thường xuyên hút thuốc lại hay ho khan nên con cái khuyên ông M. (54 tuổi, ở quận 9) tới BV Ung bướu TP.HCM để khám. Mặc con nài nỉ, ông M. nằng nặc không đi khám bệnh với lý do "chen lấn vì bệnh nhân đông, đứng chờ mỏi cẳng cũng chưa tới lượt".
Ngày khởi công xây dựng cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM trên địa bàn quận 9, ông M. lội bộ tới xem và mong cơ sở này mau hoàn thành. Và rồi ngày đó cũng tới, sáng 29-9 ông được BS khám và cho thực hiện một số xét nghiệm miễn phí để tầm soát ung thư. "Tận mắt thấy BV khang trang, máy móc hiện đại, BS ân cần, không phải chờ đợi, tôi ngỡ nằm mơ. Vậy là mong muốn có BV gần nhà để khám và tầm soát ung thư của tôi thành hiện thực" - ông M. cười nói.
Máy xạ trị gia tốc thế hệ mới nhất tại cơ sở 2 BV Ung bướu TP.HCM. Ảnh: HL
Bác sĩ cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM siêu âm cho một bệnh nhân. Ảnh: HL
Bệnh nhân hết khổ vì chen lấn, chờ lâu
"Thứ Sáu (ngày 2-10) tới, cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM mới chính thức đón nhận người tới khám. Tuy nhiên, hai ngày nay, cơ sở 2 tổ chức tầm soát ung thư miễn phí cho bà con có nhu cầu trên địa bàn quận 9" - BS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, nói.
Theo BS Tuấn, từ ngày 2-10, cơ sở 2 đưa vào hoạt động các khoa khám bệnh, cấp cứu, xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh. Trường hợp bệnh nhân phải điều trị nội trú, cơ sở 2 có xe đưa về BV Ung bướu TP.HCM trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Bệnh nhân đến khám tại cơ sở 2 sẽ được cấp "thẻ khám bệnh tích hợp thanh toán". Thẻ này lưu lại thông tin cá nhân người bệnh, khi tái khám chỉ cần quét mã vạch. Chưa hết, bệnh nhân có thể nạp tiền qua thẻ và sử dụng thẻ này để thanh toán các khoản chi phí trong quá trình khám bệnh, điều trị, mua thuốc. Điều này giúp bệnh nhân tránh được tình trạng móc túi, mất cắp.
Trước mắt, 100 BS, điều dưỡng được phân công làm việc tại cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM. Sau này, khi tất cả khoa, phòng cùng hoạt động, BV bổ sung 400 BS, điều dưỡng cho cơ sở 2. Do 500 BS, điều dưỡng này được BV Ung bướu TP.HCM ứng tuyển ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng cơ sở 2 nên không ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tại cơ sở chính của BV."Để không phải đi sớm, chờ đợi, chen lấn, bệnh nhân trên địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức của TP.HCM nên khám tại cơ sở 2. Chưa hết, bệnh nhân ở các tỉnh thuộc khu vực miền Đông, miền Tây cũng nên khám tại cơ sở 2 vì đường sá hiện nay khá thuận tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân thuộc diện tái khám cũng nên tới cơ sở 2 để không tiêu tốn nhiều thời gian" - BS Tuấn khuyến cáo.
"Theo kế hoạch, tới tháng 9-2021, cơ sở 2 của BV Ung bướu TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động các khoa còn lại, kể cả phẫu thuật. Khi cơ sở 2 hoạt động đủ các khoa, phòng, nơi đây sẽ giảm tải 70%-90% bệnh nhân cho cơ sở chính" - BS Tuấn cho biết.
Giúp các bệnh viện vượt qua thách thức trong tình hình mới Góp phần giúp lãnh đạo các bệnh viện vượt qua những thách thức; sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển bệnh viện, lần đầu tiên, Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm phát triển năng lực quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức Khóa đào tạo quản lý bệnh viện cho các bệnh viện thuộc đồng bằng sông Cửu...