Bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc kháng sinh
Ít phút sau khi được y tá tiêm thuốc kháng sinh, một bệnh nhân người Thanh Hóa từ từ ngất xỉu rồi tử vong. Một cuộc họp khẩn giữa các bên liên quan đã diễn ra, phía bệnh viện đã đồng ý hỗ trợ gia đình nạn nhân 100 triệu đồng.
Người nhà đau xót khi biết tin ông Thực qua đời. Ảnh: Lê Hoàng.
Sáng 13/7 ông Lê Văn Thực, 52 tuổi, trú tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá được mổ trĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sau ca mổ, ông được chuyển về phòng ngoại Trĩ để tiếp tục theo dõi. Đến khoảng 9h30 thì y tá của bệnh viện đến thử test một loại thuốc kháng sinh. Kết quả thử thuốc âm tính nên cô đã tiến hành tiêm cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Sau khi tiêm khoảng 3 phút thì ông Thực kêu khó thở rồi lịm đi. Người nhà mời bác sĩ đến cấp cứu thì nhìn thấy ông đã tử vong.
Người nhà nạn nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Thực là do lỗi của y bác sỹ bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, vì sau khi mổ ông vẫn tỉnh táo, không có biểu hiện gì bất thường.
Chiều cùng ngày, lãnh đạo bệnh viện, cán bộ Sở Y tế Thanh Hóa đã làm việc với gia đình nạn nhân. Theo đó, bệnh viện đồng ý hỗ trợ gia đình 100 triệu đồng tiền mai táng do hoàn cảnh khó khăn.
Ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng nghiệp vụ Y tế, Sở Y tế Thanh Hóa cũng cho biết, sự việc xảy ra là do rủi do, nguyên nhân tử vong hiện đang được Cơ quan pháp y tỉnh Thanh Hóa điều tra làm rõ.
“Chúng tôi sẽ công bố nguyên nhân gây ra cái chết của bệnh nhân Lê Văn Thực sau khi có kết quả. Nếu cán bộ bệnh viện trong quá trình thực hiện quy chế và qui trình có sai sót dẫn đến việc bệnh nhân bị tử vong chúng tôi sẽ xử lý”, ông Uyển nói.
Theo VNE
Bụng không vô cớ mà đầy hơi
Trong khung ruột bao giờ cũng phải có hơi từ phản ứng lên men phế phẩm dưới bàn tay thúc đẩy của vi khuẩn, nấm mốc sống thường trực trong lòng ruột. Nhờ hơi mà ruột có độ căng thích hợp để phân được thải ra ngoài với số lượng và tiến độ khiến gia chủ thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng chuyện gì cũng phải có giới hạn. Thiếu hơi đương nhiên không xong vì táo bón không mời mà đến nhưng quá thừa hơi cũng tai hại không kém vì vừa khổ thân gia chủ với cảm giác khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi... vừa gây trì trệ tiến trình tiêu hóa rồi dẫn đến rối loạn biến dưỡng.
Tất nhiên, chuyện gì cũng có lý do. Thông thường, đầy hơi ít khi xảy ra nếu không có bệnh trên đường tiêu hóa, nếu gia chủ có chế độ dinh dưỡng cân đối (không thiếu nước, không thiếu chất xơ), cũng như nếu không vì thuốc kháng sinh khiến vi sinh "phe ta" bị diệt hàng loạt. Hơn nữa, phần lớn hơi trong khung ruột, nếu đừng ứ đọng trong đó quá lâu, sẽ được hấp thu vào máu rồi sau đó được thải ra ngoài qua đường hô hấp. Nói thế có nghĩa là cơ thể chắc chắn không vui gì nếu hơi được đưa vào máu là hơi độc tích lũy trong khung ruột!
Đáng nói là ngay cả ở người khỏe mạnh, đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến nạn nhân vừa đầy hơi vừa tiêu chảy. Cũng không hiếm trường hợp do gia chủ quá mạnh miệng với rau cải khiến lượng chất xơ lọt vào khung ruột trở thành món khó tiêu. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa với bụng căng trướng chẳng khác gì mang thai, với hơi xả ra đúng mùi xú uế, nếu gia chủ quen tiêu thụ các món dễ sinh hơi như củ hành, cải chua, bắp cải, trứng gia cầm, đậu...
Đầy hơi vẫn có thể xuất hiện nếu dị ứng với thực phẩm nào đó mà không biết, thường gặp nhất với chất đường trong sữa và sản phẩm từ sữa khiến nạn nhân vừa đầy hơi vừa tiêu chảy (anh minh hoa)
May mắn cho chúng ta là giải pháp trong đa số trường hợp đầy hơi lại không quá phức tạp, chẳng hạn các phương pháp dưới đây:
- Chườm nóng vùng bẹ sườn bên phải và vùng quanh rốn.
- Xoa đều vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn bên phải sang trái, xuống dưới, sang phải rồi trở về điểm xuất phát cho đến khi ợ hơi.
- Uống từng ngụm nước nóng có ít lát gừng tươi hay vài giọt dầu bạc hà.
- Chiêu ngụm rượu vang trắng có ngâm thì là sau mỗi bữa ăn.
Trong mọi trường hợp, đừng quên hai điều quan trọng nếu muốn đầy hơi đừng trở lại thăm viếng quá sớm. Đó là dùng trà atisô, bồ công anh hay đại hồi 2 tuần liên tục sau mỗi bữa ăn; bổ sung vi sinh đường ruột loại Acidobacillus hay Bifidum có trong sữa chua (1-2 lần trong ngày, cũng tối thiểu 2 tuần liên tục).
Không nên xem thường đầy hơi vì nó không chỉ khó chịu cho mình mà còn cho cả người lân cận. Đáng nói hơn nữa là các loại hơi "độc" trong ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến dị ứng, đau đầu, mất ngủ..., thậm chí ung thư.
(Theo Ngươi lao đông)
Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm? Tôi rất hay bị viêm thanh quản, mỗi lần bị là khàn tiếng. Đợt này khàn tiếng kéo dài mặc dù tôi đã dùng thuốc kháng sinh để uống. Không biết bệnh này có nguy hiểm không? Lê Thanh Giang (Lạng Sơn) Tra lơi Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh...