Bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở TP HCM tăng
Số ca mắc mới, nhập viện và tử vong do Covid-19 tăng trở lại cho thấy dịch trên địa bàn vẫn khó lường, theo lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM.
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại cuộc họp cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/11.
Ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Theo ông Hải, số ca nhập viện những ngày gần đây xu hướng tăng cao, trên dưới 1.000 mỗi ngày. Cụ thể, ngày 1/11 ghi nhận 989 ca nhập viện, sang ngày 2/11 có 1.025 ca và hôm qua là 944 ca. Số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn cũng chiều hướng tăng, ngày 30/10 chỉ 21 ca, hôm 31/10 tăng lên 25, ngày 1/11 lên 31, ngày 2/11 số tử vong tăng lên 40 và hôm qua là 28 ca.
“Những con số thông kê này cho thấy tình hình dịch tại thành phố vẫn rất phức tạp, hết sức quan ngại”, ông Hải nói.
Video đang HOT
Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cũng nêu thực trạng những ngày qua vẫn còn khá nhiều người dân trên địa bàn không tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Nhiều người chở trẻ con ra đường nhưng không cho con đeo khẩu trang. Nhiều người tụ tập ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên nhưng không giữ khoảng cách, không đeo khẩu trang và nhiều người vào nhà hàng, quán ăn chưa tuân thủ khuyến cáo của ngành y tế…
Biểu đồ số ca tử vong do Covid-19 tại TP HCM. Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM
Trước đó, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng cho biết 1-2 tuần qua, số ca mắc mới bắt đầu tăng trở lại. Số ca nhập viện ở tầng 2 tăng nhẹ. Theo ông, sau khi thành phố gỡ bỏ giãn cách xã hội, nguy cơ tiếp xúc nhiều hơn, nếu không tuân thủ nguyên tắc 5K thì số ca mắc mới còn tăng lên nữa. Độ phủ vaccine tại TP HCM đã khá cao, nhưng xu hướng người từ các tỉnh trở về thành phố làm việc đang tăng lên. Có thể những người này chưa được tiêm vaccine nên cần cảnh giác các nguy cơ.
Cũng theo ông Châu, qua thống kê cho thấy các ca mắc mới ghi nhận tại các khu công nghiệp đa phần là người chưa tiêm đủ vaccine. Trong số F0 nhập viện ở tầng 2, ghi nhận 14% trường hợp chưa tiêm vaccine, 90% dưới 18 tuổi. “Đáng lưu ý, khoảng 86% số ca bệnh nhập viện tầng 2 đã được tiêm 1 và 2 mũi. May mắn là đa số có triệu chứng nhẹ, không cần hồi sức. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được chủ quan và phải tuân thủ 5K”, ông Châu nói.
Sau khi ghi nhận nhiều trường hợp mắc Covid-19 (F0) từ các tỉnh, thành khác trở về, UBND TP HCM đã có công văn đề nghị các địa phương quản lý dân cư chặt chẽ, ghi nhận đầy đủ thông tin người từ các tỉnh, thành phố khác trở về để có biện pháp giám sát, chăm sóc sức khỏe.
Thành phố yêu cầu tổ chức xét nghiệm, cách ly y tế trường hợp đến từ địa bàn cấp độ dịch 4 hoặc đang phong tỏa; trường hợp nghi ngờ hoặc chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn dịch cấp 3. Người dân từ các tỉnh, thành khác trở về phải được rà soát tiền sử tiêm vaccine. Các địa phương tổ chức tiêm ngay cho người chưa tiêm đủ vaccine, ưu tiên người từ 50 tuổi trở lên, có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại khu, cụm công nghiệp.
Các quận huyện phải tăng cường truyền thông, vận động người dân khai báo y tế với trạm y tế địa phương ngay khi trở về từ các tỉnh, thành khác để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm đúng quy định.
9/24 thanh niên Hà Nội cùng lúc phát hiện dương tính, Thủ đô có chùm ca bệnh mới rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây
Nhóm 24 người trẻ tuổi vào bệnh viện ở Hà Đông đề nghị xét nghiệm COVID-19, cùng lúc phát hiện 9 ca dương tính. Việc điều tra, truy vết đang rất khó khăn.
Chiều 4/11, thông tin từ lãnh đạo UBND quận Hà Đông, sáng nay, qua lấy mẫu xét nghiệm cho nhóm 24 người theo yêu cầu, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phát hiện 9 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR.
Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, bà Lê Thị Thanh Bình - Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông - cho biết trong 9 ca này, có 8 người có địa chỉ tại quận Hà Đông và 1 người tại huyện Chương Mỹ. Họ đã được đưa đi cách ly, điều trị tại bệnh viện thu dung điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa (cùng quận Hà Đông). Sáng nay những người còn lại được đưa đi cách ly tập trung.
Trong 9 trường hợp dương tính trên đây có 7 người (6 nữ, 1 nam, tuổi từ 19-25) cùng trọ tại khu DV4 Văn Phú, tổ 2, phường Phú La.
Theo bà Bình, với chùm ca bệnh này, các cơ quan chức năng đang điều tra dịch tễ, xác định nguồn lây tuy nhiên hiện đang rất khó khăn. Nhóm 24 người cùng lúc vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đề nghị xét nghiệm, không có ca bệnh chỉ điểm, cùng lúc phát hiện 9 ca dương tính.
Điều phức tạp trong chùm ca bệnh này là nhóm nam, nữ thanh niên nói trên đều không có việc làm cố định, không có nơi lưu trú ổn định, thời gian vừa rồi đã di chuyển nhiều nơi. Hơn nữa, việc điều tra, truy vết còn khó khăn hơn khi bản thân họ dù giao tiếp nhiều người nhưng họ không thể nhớ được hết.
"Xác định đây là vấn đề nguy cơ rất lớn, chúng tôi đã báo cáo Sở Y tế và UBND thành phố" - bà Bình nói.
Tại cuộc họp khẩn sáng nay, UBND quận Hà Đông đã giao công an chủ trì, phối hợp với UBND các phường kiểm tra, rà soát những cơ sở kinh doanh dịch vụ có tính chất nhạy cảm, những tụ điểm có nguy cơ trên địa bàn quận. Nắm bắt, quản lý chặt chẽ người về từ các địa phương khác; yêu cầu thực hiện khai báo y tế, thực hiện nghiêm thông điệp 5K.
Trong gần 2 tuần gần đây, Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca mắc cộng đồng không rõ nguồn lây. TP cũng liên tục ghi nhận các ổ dịch mới, phức tạp, lây lan nhanh như ổ dịch ở Quốc Oai (từ 24/10 đến tối 3/11) đã có 131 ca mắc, ổ dịch ở Mê Linh (từ 27/10) đã có 108 ca mắc, ổ dịch Lĩnh Nam (từ 30/10) có 23 ca, ổ dịch Hoài Đức (từ 31/10) có 13 ca, ổ dịch Mỹ Đình (từ 31/10) có 10 ca; ổ dịch Ninh Hiệp (Gia Lâm) có 7 ca.
Phú Thọ phải chủ động hơn một bước, cao hơn một mức so với tốc độ lây của dịch COVID-19 Cùng với kế hoạch ứng phó dịch bệnh, tỉnh Phú Thọ phải "lường trước kịch bản xấu để có sự chuẩn bị, chủ động hơn một bước, cao hơn một mức so với tốc độ lây của dịch". Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc...