Bệnh nhân tốn 6 giờ cho một lần khám, xét nghiệm
Sáng 2.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy. PGS-TS Nguyễn Văn Khôi, Phó giám đốc BV, cho biết BV Chợ Rẫy là tuyến cuối cùng, luôn “tắm” mình trong quá tải.
Hằng ngày luôn có từ 2.300 – 2.400 bệnh nhân điều trị nội trú, và hơn 3.000 lượt bệnh ngoại trú. Do vậy, bình quân người bệnh mỗi lần đi khám, làm xét nghiệm phải mất trên dưới 6 giờ. BV điều chỉnh giá viện phí mới bằng 85 đến hơn 90% giá của Bộ Y tế duyệt. Với trường hợp người bệnh bế tắc tài chính, nhưng BV không bế tắc về chuyên môn thì BV vẫn chữa trị… BV kiến nghị Bộ Y tế cần tăng nguồn kinh phí cấp từ ngân sách cho BV (năm 2011, cấp gần 19 tỉ đồng) ngành y tế xây dựng một chương trình công nghệ thông tin chung tổng thể cho toàn ngành, để các BV dễ dàng hội chẩn từ xa, quản lý người bệnh… Các đại biểu cho rằng, BV cần tính đến các giải pháp giảm tải xem lại chất lượng của công tác chuyển giao chuyên môn cho BV tuyến dưới, để người bệnh an tâm điều trị, không dồn lên tuyến trên quan tâm hơn nữa đến những người bệnh nghèo…
Chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Quốc hội TP làm việc với BV Nhân dân Gia Định. Lãnh đạo BV này cũng cho biết, với 1.500 giường bệnh đúng ra số nhân lực đáp ứng phải là 2.200 người. Nhưng hiện tại BV chỉ có khoảng 1.600 người. Do vậy, BV phải cắt giảm nhân sự ở khâu hành chính để tăng cường người cho khâu chuyên môn. Bình quân 25 – 30 nhân viên y tế chia nhau 10 m2 để làm việc là không thể chật chội hơn.
Theo TNO
"Không có tiền đâu mà chữa cho nó!"
Hơn 20 tháng nhưng A Huỳnh chưa biết nói, chưa biết ngồi, chưa biết lẫy; chỉ biết khóc, biết cười và ngủ lim dim suốt ngày...
A Huỳnh là con của chị Y Đoi (sinh năm 1991) và anh A Điên (1988) người Xê Đăng, ngụ tại làng Kon Srệt, thôn 10, xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Năm lên 4 tháng tuổi, hai anh chị đã đưa A Huỳnh đi khám khi bé bị sốt thì bác sĩ đã cảnh báo bé bị thiếu canxi. Thế nhưng, hai vợ chồng trẻ người Xê Đăng này kiếm ăn từng bữa, lấy đâu ra thuốc thang bồi bổ cho bé, chỉ biết cho con bú sữa mẹ, còn sống sót được hay không là do trời.
Y Đoi bảo: "Chỉ bú sữa mẹ thôi, hết sữa thì cho nó uống nước cơm thêm vào!". Cũng phải, nhà Y Đoi mỗi năm có đến 3 tháng cơm độn mì còn không đủ để ăn thì làm sao có tiền mà nghĩ đến chuyện mua sữa, thức ăn dinh dưỡng cho con...
Điều kiện ăn uống thiếu thốn khiến căn bệnh của bé ngày càng nặng. Đến nay đã hơn 20 tháng (A Huỳnh sinh tháng 12/2010) nhưng A Huỳnh èo uột như đứa trẻ sơ sinh, chỉ có thể nằm một chỗ, không biết lẫy, chẳng biết bò hay ê a một tiếng...
Dù đã hơn 20 tháng, A Huỳnh vẫn cứ như đứa trẻ sơ sinh, luôn phải có người ẵm bồng
Ngày chúng tôi đến thăm nhà vợ chồng Y Đoi, A Điên thì hai vợ chồng vừa đưa đứa con lớn là A Khánh (sinh năm 2009) đi bệnh viện Kon Tum khám vì bé bị viêm phổi nặng. Trong căn nhà trống hoác được lắp bằng vài tấm mành nứa mỏng manh, lợp mái tranh chỉ có độc một chiếc giường là tài sản lớn nhất. Vắt vẻo xung quanh là vài bộ quần áo cũ, hai chiếc nồi đen nhẻm và vài cái chai nhựa đựng nước...
Video đang HOT
A Huỳnh đang được Y Hết, chị gái của Y Đoi địu trên lưng kể: "Thằng bé lớn nhà nó bệnh dữ quá mà không có tiền đi chữa bệnh. Hai vợ chồng nó mới mượn được tiền nên đưa nó đi bệnh viện khám rồi".
Vợ chồng Y Đoi bận đưa A Khánh đi bệnh viện nên phải nhờ dì Y Hết trong A Huỳnh giùm
Khi chúng tôi đến bệnh viện Kon Tum thì chỉ gặp Y Đoi vì A Điên đã về nhà (cách bệnh viện khoảng 60km). Y Đoi cho hay: "A Khánh sốt 3 ngày rồi nhưng không đưa đi chữa được. Mình mới mượn được xe máy và 200 ngàn để đổ xăng nên đưa nó đi viện khám. Bác sĩ bảo nó bị viêm phổi nặng nên phải nhập viện, 1 tuần mới về được. Chồng mình phải chạy về để trông thằng nhỏ (A Huỳnh)".
Tôi buộc miệng hỏi đã mua sắm vật dụng gì để chăm bé trong những ngày nằm viện chưa, Y Đoi ngơ ngác: "Chỉ mượn đủ tiền đổ xăng thôi, mấy cái đó để từ từ...". Nhìn xung quanh giường bệnh, chúng tôi không thấy gì ngoài chiếc chăn của bệnh viện phát cho bệnh nhân. Mà cũng phải, 200 ngàn thì cũng chỉ đủ đổ xăng chạy đi chạy lại vài vòng từ nhà Y Đoi cho đến bệnh viện mà thôi, làm sao cô dám mua sắm thứ gì nữa...
Tôi lại buộc miệng hỏi: "Đã ăn cơm chưa?" (vì lúc này là 12h30) thì Y Đoi mở to mắt rồi lắc đầu. "Đã đi mua cơm chưa?"... thì Y Đoi cúi gằm mặt ngượng ngùng. Tôi bỗng thấy xót xa... Bác sĩ bảo A Khánh phải nằm viện 4 ngày mà giờ Y Đoi chẳng còn 1 đồng trong túi, rồi tiền ăn cho 2 mẹ con biết lấy đâu ra... Y Đoi ngượng nghịu giải thích: "Chờ tới tối A Điên đem cơm ra...".
A Khánh phải nằm viện 4 ngày nhưng hành lý Y Đoi mang theo chẳng có gì ngoài bộ đồ mang trên người, trong túi cũng chẳng còn 1 đồng
Khi được hỏi sao không đưa bé A Huỳnh đi chữa bệnh đi, nếu để lâu ngày bé thành tật thì phải nằm liệt suốt cả đời, Y Đoi chỉ biết cúi đầu nói: "Nhà mình làm gì có tiền. Có mượn người ta cũng không cho đâu. Vì mình mượn rồi lấy gì mà trả. Không có tiền đâu mà chữa cho nó!".
Nhà Y Đoi có 3 miếng rẫy mì và 1 rẫy lúa. Nhưng mì thì chỉ thu được vài chục bao một năm; rẫy lúa năm 2009 đã bị lũ bồi lấp mất, mỗi năm chỉ thu được 1 bao lúa. Thu nhập như thế cũng chỉ đủ cả nhà 4 miệng ăn tằn tiện trong 10 tháng, 2 tháng mưa thì cũng có lúc đói ăn.
Ngoài chiếc giường, đây là những tài sản ít ỏi của gia đình A Điên - Y Đoi
Im lặng một lúc rồi Y đoi ngập ngừng bảo: "Bác sĩ nói đưa nó đi Sài Gòn chữa phải ở lâu lắm mới hết. Mà Sài Gòn xa quá, đi xe máy làm sao tới...".
Nghe ý nghĩ ngây thơ của cô gái trẻ người Xê Đăng mà chua xót. Có lẽ cô nghĩ mượn xe máy đi thì chỉ tốn tiền đổ xăng chứ cô không dám nghĩ đến chuyện đi xe khách về Sài Gòn. Có lẽ cô cũng nghĩ nhiều lắm về việc đưa con đến Sài Gòn chữa bệnh với chi phí thấp nhất. Thế nhưng, càng nghĩ càng quẫn...
Cả hai vợ chồng mới ra riêng thì liên tiếp sinh 2 đứa con nhỏ, lại bệnh tật liên miên nên vất vả làm suốt cả ngày cũng chẳng đủ ăn lấy tiền đâu mà chăm cho con khi ốm đau bệnh tật... Làm sao dám tính đến việc chữa cái chứng bệnh hiểm nghèo mà đồng bào Xê Đăng hay bảo là nó bị làm ma, không nói cười, đi đứng gì được... Nghĩ mà xót xa !
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 750: Anh A Điên hoặc chị Y Đoi, làng Kon Srệt, thôn 10, xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Lại xảy ra vụ trẻ sơ sinh tử vong tại bệnh viện Ngày 9/9, Đại tá Dương Văn A - Trưởng Đồn công an Khu kinh tế Dung Quất - cho biết, vào ngày 5/9, tại Bệnh viện Dầu khí Dung Quất đã xảy ra vụ việc làm một trẻ sơ sinh tử vong. Theo đó, vào khoảng 3h00 ngày 5/9, sản phụ Lê Thị Son (ngụ xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi)...