Bệnh nhân thiệt vì bị kê thuốc đắt tiền
Sau gần 4 tháng áp dụng giá viện phí mới, tại nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng kê đan xen các loại thuốc biệt dược giá cao, đắt tiền và cố tình sử dụng vật tư y tế ngoài quy định vào thanh toán khiến bệnh nhân chịu nhiều thiệt thòi.
16 tỉnh bội chi
BHXH Việt Nam cho biết, tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, vẫn xảy ra tình trạng kê thêm các khoản chi phí ngoài quy định vào thanh quyết toán với cơ quan BHXH.
Ở nhiều địa phương, khi thanh toán chi phí khám chữa bệnh, nhiều bệnh nhân phải chịu thiệt thòi.
Nguyên nhân là do, các cơ sở khám chữa bệnh cố tình kê đan xen các loại thuốc biệt dược giá cao, đắt tiền và sử dụng vật tư y tế ngoài quy định vào hoá đơn thanh toán.
Theo ông Phạm Lương Sơn – Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (thuộc BHXH Việt Nam), tính đến hết quý III-2012, đã có 16 tỉnh bội chi Quỹ khám chữa bệnh BHYT.
Trong khi đó, theo đại diện Ban Dược và vật tư y tế, Trung tâm giám định và thanh toán đa tuyến, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến việc quản lý Quỹ khám chữa bệnh BHYT hiện nay đó là chưa thống nhất được phương thức đấu thầu thuốc.
Để tháo gỡ khó khăn, ông Lê Bạch Hồng – Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết sẽ sớm có văn bản gửi Bộ Y tế, để đề nghị sớm giải quyết các vướng mắc, đảm bảo tính hợp lý trong chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Theo ông Hồng, trong thời gian còn lại của tháng 12, các ban nghiệp vụ của BHXH Việt Nam cần phải tăng cường chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố triển khai các giải pháp để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012. Sớm giao kế hoạch năm 2013 cho BHXH các tỉnh, thành phố để chủ động khi thực hiện.
Cũng theo ông Hồng, các ban nghiệp vụ BHXH Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và tập trung chỉ đạo BHXH các địa phương trong việc xây dựng và thẩm định giá dịch vụ y tế theo Thông tư 04.
Video đang HOT
Phải làm sao đảm bảo đúng chi phí thực tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Ngoài ra, cần phải tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình cân đối Quỹ BHYT năm 2012 để xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Luật BHXH Luật BHYT và đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.
Phải làm sao đảm bảo đúng chi phí thực tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
“Việc cần phải làm là sớm triển khai việc xây dựng chương trình hành động và kế hoạch cụ thể để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020″ – ông Hồng nói.
Thu hơn 118.000 tỷ đồng bảo hiểm
Ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) cho biết, tính đến hết tháng 11-2012, số thu BHXH, BHYT đạt 90,93% kế hoạch, các địa phương có nhiều nỗ lực trong việc tăng thu, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
Theo ông Liệu, trong tháng 11-2012, BHXH các tỉnh, thành phố đã rất nỗ lực trong việc đôn đốc các đơn vị đóng BHXH, BHYT nên kết quả thu được rất khả quan.
Trong tháng 11, toàn ngành thu được trên 12.115 tỷ đồng, nâng số thu từ đầu năm đến hết tháng 11-2012 lên trên 118.112 tỷ đồng, đạt 90,93% so với kế hoạch Thủ tướng giao (tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2011).
Theo ông Phạm Lương Sơn – Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tiếp tục được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Các địa phương đã phối hợp với các cơ sở y tế thực hiện công tác giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giải quyết kịp thời những vướng mắc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lạm dụng Quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân BHYT.
Ông Đỗ Văn Khoan – Quyền giám đốc Trung tâm Giám định và thanh toán đa tuyến cho biết, với những nỗ lực trong việc tăng cường kiểm soát, đảm bảo thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hợp lý, trong quý III-2012, mặc dù nhiều bệnh viện, địa phương đã áp dụng mức giá dịch vụ y tế theo Thông tư 04 cao hơn so với trước đây, nhưng chi phí khám chữa bệnh BHYT chỉ tăng 10,7% so với quý trước.
Số cơ sở sử dụng vượt Quỹ cũng giảm. “Ngoài ra, Trung tâm đã từ chối thanh toán trên 27 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh không hợp lý” – ông Khoan cho biết.
Về chất lượng khám chữa bệnh, ông Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế nhưng chất lượng khám chữa bệnh vẫn chưa tăng nhiều, tình trạng quá tải vẫn nặng nề.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cơ sở vật chất kém, không đủ giường bệnh là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng quá tải, nằm ghép tại các bệnh viện.
Bên cạnh đó, vấn đề y đức, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế cũng là vấn đề đáng quan tâm, gây bức xúc trong dư luận dù giá dịch vụ y tế đã tăng.
Theo Phong Cầm (Tiền Phong)
Đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng BHYT đối với HSSV lên 50%
Tại hội nghị "Tổng kết, đánh giá 3 năm thực hiện luật BHYT và định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của luật" do Bộ Y tế cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) tổ chức vào ngày 10.12, BHXH VN đã đề xuất nâng hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của đối tượng là học sinh, sinh viên từ 30% lên 50%, và hỗ trợ 30% mức đóng cho đối tượng thuộc hộ nông lâm ngư diêm nghiệp.
Theo thống kê của BHXH VN, tính đến ngày 30.9.2012, cả nước có 57.082 triệu người tham gia BHYT, tương đương 65% dân số, tăng hơn 4 triệu người so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, vùng trung du và miền núi phía Bắc là khu vực có tỷ lệ bao phủ BHYT cao nhất, đạt tới 77% dân số. Khu vực có tỷ lệ bao phủ BHYT thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long, chưa đến 50% dân số.
Người dân còn gặp nhiều nhiêu khê khi khám chữa bệnh bằng BHYT - Ảnh: Nguyên Mi
Các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao với gần 100% là nhóm làm công ăn lương, nhóm đối tượng được quỹ BHXH đóng toàn bộ kinh phí mua BHYT như người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi...
Hiện tại, cả nước còn trên 30 triệu người chưa tham gia BHYT.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục bổ sung và sửa đổi luật BHYT theo hướng cải cách về thủ tục, điều kiện khám chữa bệnh để tạo được sự thoải mái cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm giảm bớt tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Đề án giảm tải bệnh viện với mỗi bệnh viện quá tải sẽ có 5 bệnh viện vệ tinh và Đề án Bác sĩ gia đình và Bác sĩ đa khoa thực hành.
Song song đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết sắp tới cũng sẽ có thông tư về phân tuyến và vượt tuyến bệnh viện nhằm giảm tải, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tình trạng hết quỹ bảo hiểm.
Cũng theo bà Tiến, hạn chế ở nhóm học sinh, sinh viên tham gia BHYT là do sự phối hợp giữa Bộ GD-ĐT và BHXH VN trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật BHYT chưa chặt chẽ và hiệu quả, nhất là khối các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Mặt khác, hoạt động của y tế trường học cũng còn hạn chế, hiện mới có khoảng 51,5% số trường có y tế trường học, hoạt động chủ yếu là kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên cũng đang tham gia nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác nên ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT.
Theo TNO
Đà Nẵng lập đoàn liên ngành "đòi nợ" bảo hiểm UBND TP.Đà Nẵng vừa thành lập Đoàn thanh tra liên ngành nhằm chấn chỉnh tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng ngày 23.11 đã chính thức công bố quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra thành phố, Bảo hiểm xã hội, Sở Lao...