Bệnh nhân tay chân miệng tăng cao
Theo Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, từ đầu tháng 9 đến nay, mỗi ngày khoa nhi của bệnh viện tiếp nhận 10-20 bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng, tăng 2-3 lần so với thời điểm này tháng trước.
Hiện toàn tỉnh có hơn 1.300 ca bệnh tay chân miệng. Theo Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ngãi, vào đầu năm học thường là mùa cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng.
Hiện các trường tiểu học trong tỉnh đã tăng cường các biện pháp vệ sinh trường, lớp học cũng như tập huấn kỹ về quy trình chăm sóc trẻ, vệ sinh trong ăn uống.
Tỉnh Quảng Ngãi đã cấp 2,2 tỉ đồng để mua hóa chất khử trùng, các trang thiết bị cần thiết nhằm khống chế bệnh.
Theo PL
Video đang HOT
Bệnh tay chân miệng tăng vượt dự báo
Có tuần lên đến trên 500 ca nhập viện chỉ tính riêng tại ba bệnh viện lớn (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM), bệnh tay chân miệng (TCM) đang tăng lên đột ngột, vượt mức dự báo của ngành y tế TP.HCM.
Theo số liệu của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, chỉ trong tháng 8.2012, TP.HCM ghi nhận thêm 2.258 ca bệnh TCM. Con số này đã tăng lên gần gấp đôi so với tháng 7.2012 (với 1.212 ca) và gấp 1,5 lần so với tháng 8.2011. Đây cũng là mức tăng cao nhất của bệnh TCM từ đầu năm đến nay tại TP.HCM.
Đặc biệt, có tuần cao điểm, chỉ tính riêng ba bệnh viện lớn là Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đã có đến 500 bệnh nhân TCM nhập viện mỗi tuần.
Bệnh TCM đã vào đỉnh dịch với mức tăng vượt dự báo của ngành y tế - Ảnh: Nguyên Mi
Tính chung 8 tháng (từ đầu năm đến nay), TP.HCM có 7.804 ca mắc TCM, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011 (với 7.843 ca).
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhận định: nếu như mùa dịch TCM năm 2011, đỉnh cao nhất rơi vào tháng 5 và tháng 6 thì trong năm nay, sau khoảng thời gian đầu năm ngành y tế khống chế tốt dịch thì đỉnh dịch lại chuyển rơi về tháng 8 cũng như tháng 9.
"Mặc dù dự đoán bệnh TCM sẽ lại bắt đầu gia tăng vào khoảng tháng 8, tháng 9 khi bước vào đỉnh dịch thứ hai trong năm nhưng số lượng bệnh nhân đang tăng lên đột ngột, vượt dự báo của Sở Y tế", ông Thọ, đánh giá.
Như vậy, theo ông Thọ, diễn biến của bệnh TCM hiện nay là rất khó lường.
Tuy nhiên, ghi nhận tại các bệnh viện, diễn biến bệnh TCM cho đến thời điểm này đa số là ca nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp, với 6 ca tử vong từ đầu năm đến nay (ít hơn 16 ca so với cùng kỳ năm 2011).
Trường học là vùng có nguy cơ lây bệnh cao được xác định cần kiểm soát chặt chẽ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
"Vì diễn biến các ca bệnh nhẹ nên y tế dự phòng và nhiều người dân còn chủ quan, lơ là phòng bệnh. Nếu không tập trung phòng chống dịch thì bệnh sẽ tiếp tục tăng lên", ông Thọ cảnh báo.
Mặt khác, theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh, số lượng bệnh nhân TCM từ các tỉnh chuyển về TP.HCM hiện nay rất lớn vì cũng tạo ra khả năng lây bệnh trên địa bàn TP.HCM.
Vì vậy, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM yêu cầu các quận huyện kiểm soát, phòng dịch theo đối tượng và cả vùng nguy cơ chứ không dựa vào điều tra từng ca bệnh.
Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu kiểm soát các trường học để kiềm chế TCM khi thời gian này học sinh đã tập trung đi học, vì đây là vùng nguy cơ lây lan bệnh cao.
Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, số ca sốt xuất huyết trong tháng 8 đã tăng 17,4% so với tháng 7.
Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết đang có sự quá tải trong chống dịch của các trung tâm y tế dự phòng tuyến dưới vì một lúc phải đối phó với hai bệnh dịch.
Theo TNO
Hà Nội: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nhiễm liên cầu lợn Một bệnh nhân ở quận Tây Hồ, Hà Nội vừa tử vong do bị hôn mê, sốc nhiễm khuẩn vì nhiễm liên cầu lợn quá nặng. Đây là ca tử vong đầu tiên của Hà Nội do liên cầu lợn trong năm 2012. Bệnh nhân liên cầu lợn điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đều là những ca bệnh rất...