Bệnh nhân Tây Ban Nha nghi nhiễm virus Marburg có kết quả âm tính
Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 25/2 thông báo kết quả xét nghiệm bệnh nhân nghi nhiễm virus chết người Marburg đã cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn cần được xét nghiệm lại trong những tuần tới.
Theo đó, bệnh nhân nam 34 tuổi này, từng đến Guinea Xích đạo. Bệnh nhân được chuyển từ một bệnh viện tư đến một bộ phận cách ly của bệnh viện La Fe ở Valencia, còn các mẫu xét nghiệm được tiến hành ở Madrid. Vụ việc cũng khiến hơn 200 người Guinea Xích đạo bị cách ly.
Marburg là virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự Ebola và có thể gây tử vong. Trước đó, Bộ Y tế Guinea Xích đạo thông báo đã ghi nhận 9 người tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg trong giai đoạn từ ngày 7/1 đến 7/2 tại ổ dịch đầu tiên. Nhà chức trách đã phải phong tỏa tỉnh Kie-Ntem và huyện Mongomo liền kề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn 4 nghìn người.
Virus Marburg làm 9 người tử vong sau khi dự lễ tang: Lây nhiễm thế nào, triệu chứng ra sao?
9 người ở châu Phi tử vong sau khi tham dự một lễ tang dấy lên lo ngại về một căn bệnh lạ, bí ẩn.
Sau đó, WHO xác nhận đây là bệnh do virus Marburg, tỷ lệ tử vong khoảng 23-90%.
Video đang HOT
Ngày 14/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn liên quan tới đợt bùng phát của virus Marburg ở Guinea Xích đạo tại Trung Phi. Đợt bùng dịch này đã làm 9 người thiệt mạng và 16 ca nghi nhiễm.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao (Ảnh minh họa)
Marburg là loại virus gây xuất huyết nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm cao tương tự Ebola. Loại virus này có thể gây tử vong. Vật chủ tự nhiên của virus Marburg là loài dơi ăn quả châu Phi.
Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi nhiễm mầm bệnh từ 23% tới tối đa 90% trong các đợt bùng dịch trước đó, tùy vào chủng của virus và phương thức kiểm soát dịch bệnh ở từng khu vực.
Cụ thể, virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Đáng chú ý, năm 2004, virus tấn công Angola và giết chết 90% trong số 252 người mắc bệnh. Gần đây nhất vào năm 2022, hai trường hợp tử vong do Marburg được ghi nhận ở Ghana.
Tại Việt Nam, theo luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg được xếp vào các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (trong đó có bại liệt, cúm A(H5N1), bệnh dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa, bệnh sốt Tây sông Nile, bệnh Covid-19...)
Theo CDC Hoa Kỳ, bệnh do virus Marburg là một bệnh sốt xuất huyết hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả người và động vật linh trưởng. Bệnh do virus Marburg gây ra, một loại virus RNA độc nhất về mặt di truyền (hoặc từ động vật) thuộc họ filovirus. Virus Ebola cũng thuộc này.
Virus Marburg lây nhiễm thế nào?
WHO cho biết, loại virus sốt xuất huyết hiếm gặp này ban đầu được lây truyền từ dơi ăn quả sang người.
Virus lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, qua vết thương trên da, niêm mạc của mắt, mũi và miệng.
Virus cũng có thể lây truyền qua máu hoặc chất dịch cơ thể (nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, phân, chất nôn, sữa mẹ, nước ối và tinh dịch) của người bệnh. Người chạm vào các đồ vật chứa chất dịch của bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh.
Đối tượng dễ mắc bệnh là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đặc biệt là các thành viên trong gia đình chăm sóc họ tại nhà hoặc nhân viên bệnh viện.
Virus Marburg có khả năng lây lan nhanh chóng (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của Virus Marburg
Sau thời gian ủ bệnh 2-21 ngày, các triệu chứng khởi phát đột ngột với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, nhức đầu và đau cơ. Khoảng ngày thứ 5 sau khi xuất hiện các triệu chứng, có thể xuất hiện ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng). Buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện.
Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan.
Chẩn đoán lâm sàng bệnh do virus Marburg có thể khó khăn. Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác (chẳng hạn như sốt rét hoặc sốt thương hàn) hoặc sốt xuất huyết do virus có thể lưu hành trong khu vực (chẳng hạn như sốt Lassa hoặc Ebola).
Điều trị virus Marburg thế nào?
Hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus Marburg. Tuy nhiên, việc chăm sóc y tế tốt cũng có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh đối với bệnh nhân mắc virus này.
WHO cho biết: "Một loạt phương pháp điều trị tiềm năng, bao gồm các sản phẩm máu, liệu pháp miễn dịch và điều trị bằng thuốc, cũng như các ứng viên vaccine với dữ liệu thử nghiệm ban đầu, đang được nghiên cứu cho vaccine Marburg".
WHO họp khẩn về việc bùng phát căn bệnh nguy hiểm ở châu Phi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp hôm 14.2 trong bối cảnh bùng phát một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi. WHO đã tập hợp các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về cách phát triển vắc xin và phương pháp điều trị khi bị nhiễm...