Bệnh nhân tâm thần: Quản lý “què quặt”
Nếu hết 45 ngày mà bệnh tình chưa dứt thì bệnh nhân tâm thần vẫn phải xuất viện trở về nhà hoặc chuyển đến một trung tâm bảo trợ xã hội của địa phương (nếu có) – bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ I cho biết.
Chỉ được ở viện 45 ngày dù bệnh nặng
Theo số liệu điều tra người tâm thần năm 2010 của Bộ Y tế, hiện cả nước có tới 60.000 người tâm thần đi lang thang. Nguy hiểm hơn là có tới 94.000 người có hành vi nguy hiểm đến cộng đồng. Con số này đến năm 2011, 2012 đã tăng lên.
Lý giải nguyên nhân trên, bác sĩ La Đức Cương cho biết, hiện mạng lưới bệnh viện tâm thần chỉ quản lý những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt vì đây là dạng bệnh nặng, được Nhà nước giao quản lý, cấp thuốc miễn phí.
Nếu hết 45 ngày mà bệnh tình chưa dứt thì bệnh nhân vẫn phải xuất viện. Ảnh: Hoàng Sơn
Còn những bệnh tâm thần dạng khác như: trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi, sa sút tinh thần, kích động do loạn thần vì uống rượu, chậm phát triển tâm thần… vẫn chưa quản lý được.
Không những thế, bệnh viện chỉ có thể quản lý được những bệnh nhân đã đến khám bệnh, có bệnh án tại bệnh viện. Còn những người mắc bệnh vẫn ở trong cộng đồng thì không thể.
Theo quy định của Viện Tâm thần TƯ I, trước đây, thời gian nằm viện của bệnh nhân mỗi đợt không quá 90 ngày, nhưng đến nay, do điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện cũng như số bệnh nhân nhập viện tăng liên tục, nên thời gian thực tế chỉ còn 45 ngày.
Vì thế, nếu hết 45 ngày mà bệnh tình chưa dứt thì bệnh nhân vẫn phải xuất viện về nhà hoặc chuyển đến một trung tâm bảo trợ xã hội của địa phương (nếu có).
Video đang HOT
Bác sĩ La Đức Cương: “Nói như thế, không phải chúng tôi bỏ mặc người bệnh”.
Ông Cương cho biết thêm, hiện Bệnh viện Tâm thần TƯ I đã xây dựng và trình lên Bộ Y tế một văn bản hướng dẫn điều trị tâm thần, trong đó quy định một số hành vi nguy hiểm bắt buộc người tâm thần phải đi viện điều trị.
“Nếu hướng dẫn này được phê duyệt thì bệnh viện và lãnh đạo địa phương mới có một “cái gậy” để căn cứ vào đó, buộc người tâm thần phải đi điều trị tập trung, cho dù người nhà có đồng ý hay không. Điều này sẽ hạn chế được nguy hiểm cho cộng đồng”.
Cần mở thêm mạng lưới chữa tâm thần ở địa phương
Đồng tình với quan điểm của bác sĩ La Đức Cương, PGS.TS Trần Hữu Bình – Nguyên viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần cho rằng, trong tương lai, cần phải thiết lập thêm mạng lưới bệnh viện tâm thần ở các tỉnh, tổ chức thêm các khoa tâm thần trong các bệnh viện đa khoa tỉnh.
Hiện nay, số người bị rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng, trong khi đó, số người chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng giảm đi.
Vì thế, việc quản lý người bệnh tại cộng đồng chủ yếu phụ thuộc vào gia đình, mà quản lý tại gia đình thì phải có nhân viên hiểu biết về sức khỏe tâm thần giúp đỡ.
Thực tế, hiện các gia đình người bệnh vẫn tự xoay xở, tự quản. Có thể nói, việc quản lý người tâm thần ở cộng đồng vẫn còn “ què quặt”.
PGS.TS Trần Hữu Bình -Nguyên viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần
Theo PGS.TS Trần Hữu Bình, việc quản lý bệnh nhân tâm thần, đầu tiên vẫn là trách nhiệm của phường, xã, địa phương.
Cần có những quy hoạch cụ thể tới từng địa bàn dân cư, thôn xóm. Chính quyền địa phương phải quản lý những người bị tâm thần đã được viện đưa về địa phương, phải có trách nhiệm buộc người bị tâm thần đi viện điều trị, không để những người mắc bệnh tự do nhởn nhơ, gây hại cho cộng đồng.
Đưa người tâm thần đi chữa bệnh, bác sĩ còn bị kiện
“Bây giờ, chúng tôi chỉ đến tận nơi đưa bệnh nhân tới viện khi bản thân bệnh nhân đó có hành động liên quan đến luật pháp, cần giám định pháp y” – bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ I cho biết.
Cách đây không lâu, có trường hợp hai bác sĩ trong TP.HCM từng bị bệnh nhân kiện, do các bác sĩ này đã đến nhà đưa bệnh nhân đến viện điều trị theo yêu cầu của người nhà.
Thế nhưng, bệnh nhân này khăng khăng rằng anh không bị bệnh và đã đâm đơn kiện bác sĩ khắp nơi. Dù không phải trực tiếp ra tòa, nhưng suốt thời gian đó, hai vị bác sĩ cũng đã khốn khổ vì những phiền toái mà bệnh nhân mang đến.
Vì thế, bây giờ, gia đình người bệnh gọi điện thoại nhờ các bác sĩ đến nhà trợ giúp để chuyển bệnh nhân đang lên cơn kích động đến viện điều trị, bệnh viện cũng e ngại.
“Nói như thế, không phải chúng tôi bỏ mặc người bệnh. Cái chúng tôi mong muốn là trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xây dựng được những quy định hướng dẫn điều trị và quản lý người bị tâm thần, để đảm bảo quyền lợi cho họ và cộng động”.
Theo Thu Nguyên (Bee.net)
Bệnh nhân tâm thần: "Dẹp đường ra, đại ca đến đây!"
"Cởi trần trùng trục kèm theo điệu cười khềnh khệch, bước đi khật khưỡng, đến đâu cũng la: Dẹp đường ra, đại ca đến đây! Chồng em đấy chị ạ" - chị Nguyễn Thị Ngà - Quảng Cát - Quảng Xương - Thanh Hoá nghẹn ngào.
"Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi"
Chị Ngà, vợ anh Đào Viết Tiến cho hay: "Cách đây 3 năm, do một tai nạn nên chồng tôi có dấu hiệu lúc nhớ lúc quên. Rồi trạng thái tâm lý thay đổi nhiều, luôn tự phong mình là đại ca. Gia đình tôi đã cho anh đi khám tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Các bác sĩ xác định chồng tôi bị thần kinh phân liệt thể Paranoid (hoang tưởng ảo giác)."
Gia đình cho anh nhập viện một thời gian dài. Thấy bệnh có dấu hiệu ổn định, tôi đưa anh về nhà điều trị ngoại trú. Một thời gian sau, thấy anh có dấu hiệu đập phá, tính tình hung hăng. Ai cũng phải chịu, phải nhịn anh nếu không biết tay với... đại ca. Không những thế còn phải biết "nịnh", dỗ dành đại ca không thì khổ với đại ca lắm - chị Ngà kể.
"Bản thân tôi cũng không ít lần bị phang vì ngăn cản anh phá đồ. Đánh xong, anh hỏi cô là ai mà dám ngáng đường tôi. Muốn sống thì tránh ra, không thì liệu cái thần hồn".
Đôi lúc tỉnh táo anh lại hỏi thăm mọi người trong gia đình, nhận diện được tôi là vợ của anh. Những lúc ấy, tôi lấy làm hạnh phúc, nhưng cái cảm giác đó chỉ được trong một khoảnh khắc ngắn thôi. Sau đó đâu lại đấy... lại hỏi: "Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi". Nghĩ mà thương mình, thương chồng lắm - chị Ngà tâm sự.
Vì nhà tôi cũng gần Trung tâm Bảo trợ xã hội Thanh Hoá nên gia đình tôi xin được điều trị ngoại trú để có điều kiện chăm sóc chồng. Nhưng thú thật nhiều lúc cả nhà tôi náo loạn vì "đại ca đến đây".
Nhiều lúc cả nhà tôi náo loạn vì... "đại ca đến đây"
Đám ma thì cười, đám cưới thì khóc
Chị Ngà tâm sự: khổ nhất là từ khi chồng tôi mắc căn bệnh này thì lúc tỉnh, lúc mê, hay đi lang thang, nhặt nhạnh những thứ vớ vấn để về làm dao, làm kiếm cho... đệ tử. Đặc biệt là trạng thái tâm lý liên tục biến đổi.
Đợt cuối năm ngoái đứa cháu ngoại cưới. Cả nhà sang giúp việc cho đám cưới để anh ở nhà với đứa con trai 15 tuổi nhằm tránh để anh sang quậy phá. Thế nhưng, anh vẫn trốn sang đám cưới được.
Đúng lúc, nhà trai sang xin dâu... thì cả hội trường hốt hoảng nín lặng vì có tiếng khóc vang lên. Tôi quay ra, giật mình nhận ra chồng mình. Dỗ cách mấy chồng cũng không chịu, cứ ngồi khóc tu tu đòi thả cháu gái ra.
Chưa hết đâu, hễ trong làng có đám ma thì kiểu gì anh cũng lẻn đến. Vừa đến ngõ nhà người ta, chồng tôi cứ lăn ra cười, rồi chỉ chỉ trỏ trỏ... Ấy thế, ai mà đụng vào, không biết cách "nịnh" thì liệu hồn vì "ta là đại ca đây, dẹp ra, không ta giết hết. Không ít người hoảng sợ. Thật nhiều lúc tôi cũng cực lắm!
Xác định bệnh hoang tưởng Bác sĩ, Nguyễn Hữu Hiệp, Giám đốc BV tâm thần Thanh Hoá cho biết, nguyên nhân bệnh do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức) rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc. Như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin yêu đi dự đám ma thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.... Bệnh nhân còn biểu hiện như: đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình. Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế... Tuy nhiên, BS Hiệp cho biết thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng ảo giác nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường.
Theo Ngọc Liên (Bee.net)
Rối loạn tâm thần do... nghiện "net" Nghiện "nét" (internet) quá mức là một thói quen đang lan tràn rộng rãi trong giới trẻ, văn phòng và giới sinh viên. Ngoài nguy cơ gây tử vong thì nghiện "nét" mới đây còn được công bố là nguy cơ gây ra tâm thần trong thời đại công nghệ số. Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa...