Bệnh nhân suy thận dễ bị mắc Covid-19
Đại dịch Covid-19 đang thách thức hệ thống y tế trên toàn cầu, và đặc biệt với những bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo. Các báo cáo cho thấy, những bệnh nhân bị tổn thương thận dễ bị nhiễm virus và biến chuyển xấu nhanh hơn trong các triệu chứng lâm sàng.
Giáo sư Vivekanand Jha, Giám đốc điều hành Viện Sức khỏe Toàn cầu George, Ấn Độ, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thận học quốc tế cho rằng, không giống như những người khác, những bệnh nhân suy thận không thể ở nhà mà không tương tác với người khác. Mặc dù có nguy cơ cao, họ vẫn phải đến bệnh viện để lọc máu hai đến ba lần mỗi tuần. Điều này làm tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm bệnh cho chính bệnh nhân, người nhà, nhân viên y tế và tất cả những người khác.
Có sự liên quan giữa thận với việc mắc Covid-19 và khi bệnh trở nặng, nó có tỷ lệ tử vong cao.
Trong một bài báo mang tên “Dịch bệnh do virus corona chủng mới 2019 và bệnh thận”, được một nhóm chuyên gia thận từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Trung Quốc viết, các tác giả đã chỉ ra rằng tất cả các thành viên gia đình sống chung với bệnh nhân suy thận phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa và các quy định dành cho bệnh nhân để ngăn ngừa lây truyền Covid-19 từ người sang người trong gia đình. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay và báo cáo kịp thời về những người có khả năng bị bệnh. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Thận quốc tế ( Kidney International).
Giáo sư Jha cho biết, việc quản lý bệnh nhân chạy thận nhân tạo bị nghi ngờ đã tiếp xúc với Covid-19 nên được thực hiện theo các quy trình nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro cho các bệnh nhân khác và nhân viên y tế chăm sóc những bệnh nhân này. Những hướng dẫn này đã được cung cấp trên trang web của Hiệp hội thận học quốc tế.
Theo các báo cáo trước đây về nhiễm SARS và MERS-CoV, chấn thương thận cấp tính (AKI) đã phát triển trong 5 đến 15% trường hợp và khoảng 60 đến 90% các trường hợp này đã tử vong.
Trong thực tế bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, các báo cáo sơ bộ cho thấy tỷ lệ mắc AKI thấp hơn (3 đến 9%); nhưng các báo cáo sau đó cho thấy tần suất cao hơn của bất thường với thận. Một nghiên cứu trên 59 bệnh nhân mắc Covid-19 cho thấy khoảng 2/3 bệnh nhân bị rò rỉ protein trong nước tiểu trong thời gian nằm viện.
Khuyến cáo cho rằng, những người suy thận có nguy cơ Covid-19 tiềm năng phải được chăm sóc hỗ trợ tương tự như đối với bệnh nhân bị bệnh nặng. Chăm sóc hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi tại giường, hỗ trợ dinh dưỡng và chất lỏng, duy trì huyết áp và oxy hóa, phòng ngừa và điều trị các biến chứng bằng cách cung cấp hỗ trợ nội tạng, duy trì sự ổn định huyết động và ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
HOÀNG DƯƠNG
Theo Techexploris
Bỗng dưng một ngày bác sĩ bảo phải 'chạy thận', vì sao?
Nhiều người đang nghĩ mình khỏe mạnh bình thường, bỗng một ngày đi khám bệnh, được bác sĩ yêu cầu phải chạy thận.
Khi 85 - 90% chức năng thận không còn hoạt động bình thường, có nghĩa là đã bị suy thận. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính - Ảnh minh họa: Shutterstock
Điều gì đã xảy ra?
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa, cân bằng nước và khoáng chất trong máu, kiểm soát huyết áp và giúp sản xuất các tế bào hồng cầu.
Nếu thận không thể thực hiện một trong những chức năng này, có nghĩa là thận đã bị tổn thương và bị suy.
Sau đây chúng ta phải tìm hiểu xem điều gì gây ra suy thận, triệu chứng và cách điều trị, theo Boldsky.
Suy thận là gì?
Video đang HOT
Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Khi thận mất khả năng loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, sẽ dẫn đến suy thận.
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ, khi 85 - 90% chức năng thận không còn hoạt động bình thường, có nghĩa là đã bị suy thận. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính.
Nguyên nhân gây ra suy thận
Vấn đề về đường tiểu
Khi cơ thể không thể loại bỏ nước tiểu, độc tố bắt đầu tích tụ trong cơ thể và làm cho thận quá tải. Các chứng bệnh ngăn cản việc đi tiểu là sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cục máu đông trong đường tiết niệu và các dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị tổn thương.
Lưu lượng máu đến thận thấp
Lưu lượng máu đến thận thấp cũng có thể gây suy thận.
Một số chứng bệnh ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận gồm cơn đau tim, mất nước, bệnh tim, suy gan, nhiễm trùng huyết, huyết áp cao và bị dị ứng nghiêm trọng.
Những nguyên nhân khác gây suy thận là:
Quá tải chất độc do nhiễm độc kim loại nặng
Nhiễm trùng cục máu đông trong và xung quanh thận
Ung thư tủy xương
Lupus
Viêm ống dẫn tinh
Viêm cầu thận
Một số loại kháng sinh
Bệnh tiểu đường
Thuốc hóa trị
Bệnh da xơ cứng
Hội chứng tan huyết tăng ure máu
Xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, theo Boldsky.
Triệu chứng suy thận
Lượng nước tiểu ít
Sưng phù chân, mắt cá chân và bàn chân
Khó thở không có lý do
Mệt mỏi quá mức
Suy nghĩ không rõ ràng, hay nhầm lẫn
Buồn nôn
Hôn mê
Co giật
Đau ở ngực
Đau bụng
Tiêu chảy
Sốt
Ra máu cam
Nôn
Đau lưng
Giảm cân
Các yếu tố nguy cơ của bệnh suy thận
Tiểu đường
Hút thuốc
Béo phì
Bệnh tim
Huyết áp cao
Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
Biến chứng suy thận
Bệnh về xương
Bệnh tim
Thiếu máu
Giảm ham muốn chăn gối
Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Khả năng miễn dịch thấp
Biện pháp phòng ngừa
Duy trì lối sống lành mạnh
Thường xuyên kiểm tra chức năng thận
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và huyết áp cao, theo Boldsky.
Theo thanhnien.vn
Dấu hiệu nhận biết căn bệnh khiến nhiều người Việt phải chạy thận nhân tạo Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận. Ảnh minh họa: Internet Hiện nay, người Việt đang phải chịu...