Bệnh nhân sởi có thể lây cho bao nhiêu người?
Con trai tôi vừa phát hiện mắc bệnh sởi. Nhưng trước đó mấy ngày cháu có ít dấu hiệu nên vẫn tiếp xúc nhiều người.
Xin hỏi bệnh có nguy cơ lây nhiễm như thế nào?
Con trai tôi vừa phát hiện mắc bệnh sởi. Nhưng trước đó mấy ngày cháu có ít dấu hiệu nên vẫn tiếp xúc nhiều người. Xin hỏi bệnh có nguy cơ lây nhiễm như thế nào?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nó lây lan dễ dàng khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi. Nó có thể gây bệnh nặng, biến chứng và thậm chí tử vong.
Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh sởi lây nhiễm qua đường hô hấp và sau đó lây lan khắp cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban khắp cơ thể.
Bất kỳ người nào chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và người mang thai có nguy cơ cao nhất bị biến chứng nặng do bệnh sởi.
Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nhất trên thế giới, lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết mũi hoặc họng bị nhiễm trùng (ho hoặc hắt hơi) hoặc hít phải không khí mà người mắc bệnh sởi hít phải.
Video đang HOT
Virus vẫn hoạt động và lây lan trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ. Vì vậy, nó rất dễ lây lan và một người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho 9/10 người tiếp xúc gần chưa được tiêm chủng với người bệnh.
Nó có thể lây truyền từ người bị nhiễm bệnh từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban.
Tiêm vaccine trên toàn cộng đồng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi. Tất cả trẻ em đều phải được tiêm phòng sởi. Vaccine này an toàn, hiệu quả và không tốn kém.
Trẻ em nên được tiêm hai liều vaccine để đảm bảo được miễn dịch. Liều đầu tiên thường được tiêm lúc 9 tháng tuổi ở những quốc gia phổ biến bệnh sởi và 12-15 tháng tuổi ở các quốc gia khác. Liều thứ hai nên tiêm muộn hơn, thường là lúc 15-18 tháng.
Vaccine sởi được tiêm riêng lẻ hoặc thường kết hợp với vaccine quai bị, rubella và/hoặc thủy đậu.
Dấu hiệu của bệnh sởi
Gần nơi tôi sinh sống đang có dịch sởi. Được biết bệnh này rất dễ lây lan, vậy xin hỏi bệnh có triệu chứng gì điển hình và có biến chứng nguy hiểm không?
Gần nơi tôi sinh sống đang có dịch sởi. Được biết bệnh này rất dễ lây lan, vậy xin hỏi bệnh có triệu chứng gì điển hình và có biến chứng nguy hiểm không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Nó lây lan dễ dàng khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi. Nó có thể gây bệnh nặng, biến chứng và thậm chí tử vong.
Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Tiêm vaccine là cách tốt nhất để ngăn ngừa mắc bệnh sởi hoặc lây bệnh sang người khác.
Bất kỳ người nào chưa có miễn dịch (chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng nhưng chưa phát triển khả năng miễn dịch) đều có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và người mang thai có nguy cơ cao nhất bị biến chứng nặng do bệnh sởi.
Các triệu chứng của bệnh sởi thường bắt đầu từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Phát ban trên da là triệu chứng dễ thấy nhất. Các triệu chứng ban đầu thường kéo dài 4-7 ngày, bao gồm:
Chảy nước mũi
Ho
Mắt đỏ và chảy nước
Đốm trắng nhỏ bên trong má
Phát ban bắt đầu khoảng 7-18 ngày sau khi tiếp xúc, thường ở mặt và cổ trên. Nó lây lan trong khoảng 3 ngày, cuối cùng đến tay và chân. Triệu chứng này thường kéo dài 5-6 ngày trước khi mờ dần.
Hầu hết trường hợp tử vong do bệnh sởi đều do các biến chứng liên quan đến căn bệnh này. Các biến chứng có thể bao gồm:
Mù lòa
Viêm não (bệnh nhiễm trùng gây sưng não và có khả năng gây tổn thương não)
Tiêu chảy nặng và mất nước
Nhiễm trùng tai
Vấn đề hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi
Phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho người mẹ, dẫn đến sinh non hoặc cân nặng của trẻ khi sinh thấp.
Các biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi. Chúng thường xảy ra ở trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là những trẻ không có đủ vitamin A hoặc có hệ miễn dịch yếu do HIV hoặc các bệnh khác.
Bản thân bệnh sởi cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và có thể khiến cơ thể "quên" cách tự bảo vệ mình trước các bệnh nhiễm trùng, khiến trẻ cực kỳ dễ bị tổn thương.
Những bệnh lý trẻ em thường mắc phải trong những năm đầu đời Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tạo cơ hội tốt cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai. Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị, rubella, viêm gan...