Bệnh nhân số 0 ở Milan kể về 4 giờ lấy huyết tương cứu nhiều người nhiễm Covid-19
Huyết tương của người được chữa khỏi virus corona có thể cứu sống những bệnh nhân Covid-19 khác. Bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm bệnh và được chữa khỏi ở Brianza là Morena Colombiai đã không ngần ngại hiến huyết tương của mình để giúp đỡ những người khác.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị tại bệnh viện ở Ý.
Trong tình hình nguy cấp hiện nay, khi mà Italy và toàn thế giới phải đối mặt, chính những cử chỉ như vậy có thể thay đổi tình hình.
Morena Colombiai sống ở tỉnh Milan, chị là một trong những người đầu tiên bị nhiễm Covid-19 ở Italy và các bác sĩ bệnh viện ở Bergamo đã liên lạc với chị đề nghị hiến huyết tương cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng. Trong khi cộng đồng khoa học đang tìm kiếm vaccine để chống lại virus corona, thì huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục là một trong những phương pháp điều trị có thể tiếp cận.
Việc lấy huyết tương diễn ra như thế nào? Tại sao hành động dũng cảm như vậy lại rất quan trọng trong dịch Covid-19 này? Sputnik phỏng vấn Morena Colombiai, chị đã chia sẻ kinh nghiệm với Covid-19 của bản thân và nói về quy trình lấy huyết tương.
Sputnik: Hãy cho chúng tôi biết, chị đã nhiễm Covid-19 như thế nào?
Video đang HOT
- Triệu chứng đầu tiên tôi có vào ngày 14/2 là ớn lạnh, tôi cảm thấy mệt mỏi, đau họng và bắt đầu ho. Lúc đầu tôi dùng thuốc cảm cúm thông thường, nhưng các triệu chứng vẫn không mất. Tôi đi khám bác sĩ ngày 17/2, và ông ấy cũng kê cho tôi loại thuốc tiêu chuẩn chữa cúm. Khi đó bi kịch chỉ mới bắt đầu. Tôi là một trong những bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm Covid-19 ở Milan.
Đến ngày 20/2, nhiệt độ tăng lên 38,5, ho tăng thêm và ngày hôm sau tôi bắt đầu gọi nhiều số điện thoại khẩn cấp khác nhau. Không ai trả lời tôi, tất cả các đường dây đều bận rộn. Vì vậy, tôi đã gọi cho bệnh viện ở Milan, nơi mà vài năm trước tôi phải nhập viện vì viêm phổi nặng. Họ bảo tôi đi cấp cứu. Vì vậy, tôi đã đến khoa cấp cứu của bệnh viện Treviglio (Ospedale di Treviglio). Tôi làm việc trong công ty có nhiều người đi du lịch nước ngoài, có người trở về từ Trung Quốc. Tại bệnh viện, họ quyết định đưa tôi vào phòng cách ly và làm xét nghiệm ngay trong đêm. Ngay đêm hôm đó, tôi không còn cảm nhận được mùi vị và khứu giác của tôi cũng biến mất.
Sputnik: Và kết quả xét nghiệm Covid-19 là dương tính?
- Khoảng 3 giờ sáng, bác sĩ đến gặp tôi, nói rằng các xét nghiệm Covid-19 đều dương tính và họ sẽ chuyển tôi đến khoa truyền nhiễm của bệnh viện Bergamo. Tôi đã trải qua 2 ngày ở Bergamo, tình trạng của tôi ổn định, tôi có thể thở khá dễ và họ cho tôi về cách ly tại nhà. Đến ngày 17/3, bệnh viện ở Bergamo gọi cho tôi, hỏi tôi có thể nộp xét nghiệm để kiểm tra, xem huyết tương và kháng thể trong máu của tôi có thể sử dụng để điều trị bệnh nhân bị nhiễm virus corona khác hay không.
Sputnik: Việc hiến huyết tương diễn ra như thế nào?
- Một ống thông được đưa vào động mạch đùi ở bẹn, thủ thuật được thực hiện khi gây mê, vì vậy không đau. Một thiết bị đặc biệt lấy máu ra, lọc, tách huyết tương và kháng thể, rồi trả máu không huyết tương cho cơ thể. Khoảng 700 ml huyết tương đã được lấy ra từ tôi. Sau đó ống thông được lấy ra, cầm máu, vì dù sao đó cũng là động mạch. Toàn bộ thủ tục kéo dài khoảng 4 giờ. Rốt cuộc, điều đó giúp cứu người khác, giúp họ ra khỏi sự chăm sóc tích cực.
Sputnik: Như vậy, những người nhiễm Covid-19 đã hồi phục có thể cứu sống người khác?
- Đúng thế, và điều này rất quan trọng. Tôi đã viết lời kêu gọi trên Facebook của mình: nếu bác sĩ gọi cho bạn, hãy đồng ý hiến huyết tương, điều đó không hề đau đớn. Bạn sẽ chỉ ở bệnh viện trong 4 giờ, nhưng nhờ điều này, bạn sẽ có thể cứu sống những người khác. Những người sau hồi sức rất cần kháng thể để chống virus.
Sputnik: Theo chị, chính phủ giải quyết dịch Covid-19 như thế nào?
- Nếu nói về mấy tuần gần đây, tôi cho là tốt. Có lẽ nên bắt đầu thực hiện tất cả các biện pháp này sớm hơn để ngăn chặn tình trạng hiện nay. Tôi tán thành các biện pháp cách ly, mặc dù tôi hiểu ngồi trong nhà khó đến mức nào. Tôi đã ở nhà từ ngày 14/2. Tôi chỉ đi mua đồ ăn, và như vậy tôi đã ở trong bốn bức tường được hai tháng. Tiếc thay, tự cách ly là vũ khí duy nhất của chúng ta ngày hôm nay, vì chưa có vắc-xin và chúng ta không biết ai là người không có triệu chứng nhưng đã mang mầm bệnh. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thực hiện các xét nghiệm Covid-19 toàn dân để phát hiện người bị nhiễm bệnh. Bệnh này phá hủy phổi rất nhanh. Tuổi của bệnh nhân không có ý nghĩa gì cả.
Sputnik: Chị có muốn nhắn gửi điều gì không?
- Cách ly xã hội là vô cùng quan trọng, mặc dù đó không phải là đặc tính của con người. Cách ly là cần thiết nếu chúng ta muốn giải quyết vấn đề, nếu chúng ta muốn giúp các bác sĩ và nhân viên y tế trên toàn thế giới. Bệnh viện đang quá tải, thiếu nhân viên trầm trọng. Cần phải thực hiện các quy định. Nếu được đề nghị hiến huyết tương, xin hãy đồng ý! Điều đó không hề đau, hãy tin tôi, một người vốn rất sợ tiêm. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể cứu giúp người khác.
Bất ngờ cách người đầu tiên nhiễm Covid-19 ở Vũ Hán lây bệnh
Người đầu tiên nhiễm virus corona Covid-19- bệnh nhân số 0 ở Vũ Hán, Trung Quốc là một phụ nữ bán tôm đã lên tiếng kể về việc bà lây nhiễm như thế nào.
Một gian hàng trong chợ Vũ Hán.
Virus corona Covid-19 lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu sau khi căn bệnh viêm phổi lạ được báo cáo lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Bà Wei Guixian, 57 tuổi, một phụ nữ bán tôm ở chợ Hải Sản Vũ Hán được xác nhận là người đầu tiên nhiễm căn bệnh này. Chợ Vũ Hán cũng từng là nơi được cho rằng virus corona covid-19 xuất phát ở đó.
Theo Wall Street Journal, bà Wei Guixian là người đầu tiên thử nghiệm dương tính với Covid-19. Bà Wei đã làm việc ở chợ và bắt đầu nhiễm bệnh, xuất hiện các triệu chứng giống như cảm lạnh sau khi bà đi vào một nhà vệ sinh trong chợ, theo The Paper - một cửa hàng Trung Quốc.
Sau khi cảm thấy bị bệnh, bà Wei đã đến một phòng khám địa phương trước khi đi làm trở lại, có khả năng lây lan virus trong quá trình này.
Bà Wei nói rằng, mỗi khi mùa đông đến, bà thường hay bị cúm," Vì vậy, tôi nghĩ rằng đó là cúm. Tôi cảm thấy hơi mệt, nhưng không mệt như những năm trước".
Bà Wei đã đến phòng khám ngày 11/2 và đã được tiêm thuốc nhưng không thấy tình hình tốt lên. Sau đó bà Wei đến bệnh viện số 11.
Bà kể: "Tại bệnh viện số 11, bác sĩ tiếp tục cho tôi đơn thuốc. Sau đó tôi cảm thấy tồi tệ hơn rất nhiều và rất khó chịu. Tôi không có tí sức lực nào trong người".
Bà Wei sau đó đã hồi phục và rời bệnh viện vào tháng 1.
Bà Wei tin rằng sự lây nhiễm Covid-19 đến từ một nhà vệ sinh trong chợ. Con gái, cháu gái và chồng của bà cũng bị virus corona tấn công.
Trung Quốc lần đầu tiên công bố bài thuốc y học cổ truyền dùng cho bệnh nhân Covid-19 Y học cổ truyền hiện đang được truyền thông Trung Quốc quảng bá như một phương pháp điều trị chính thức cho người nhiễm Covid-19 với hơn 90% bệnh nhân nhiễm virus tại nước này được điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Trong khi nhiều nhà khoa học vẫn đang tỏ ra hoài nghi về công dụng thực sự của y...