Bệnh nhân “siêu lây nhiễm” thực sự là gì và mối nguy họ mang lại khi dịch virus corona Covid-19 đang lây lan?
Có những trường hợp người nhiễm không lây cho bất kỳ ai. Và có cả những trường hợp “siêu lây nhiễm” – những bệnh nhân có xu hướng khiến dịch bệnh lây lan cho nhiều người hơn so với bình thường.
Xét một cách khoa học, trung bình một người khi nhiễm virus – kể cả các virus cũ hay virus corona chủng mới (Covid-19) – có thể lây ra khoảng 2 – 3 người.
Nhưng đó là con số trung bình! Có những trường hợp người nhiễm không lây cho bất kỳ ai. Và có cả những trường hợp ’siêu lây nhiễm’ – những bệnh nhân có xu hướng khiến dịch bệnh lây lan cho nhiều người hơn thế.
Một ví dụ điển hình của siêu lây nhiễm là ở một doanh nhân người Anh. Người này đã nhiễm virus tại Singapore buổi tọa đàm doanh nhân tại khách sạn Grand Hyatt, rồi lây cho 11 người khác trên đường trở về. Hay mới đây nhất là tại Hàn Quốc, bệnh nhân thứ 31 – một phụ nữ 61 tuổi đã lây nhiễm cho ít nhất 23 người cùng dự buổi lễ tại nhà thờ ở thành phố Daegu.
23 cũng chưa phải con số cuối cùng, vì theo các nhà chức trách dự đoán, số người nhiễm từ bệnh nhân này rơi vào khoảng 40 người, chưa kể bà còn tiếp xúc với 166 người khác, và buổi lễ hôm đó có tận 1000 người tham dự.
Đến đây, liệu bạn có tò mò chính xác thì những bệnh nhân ’siêu lây nhiễm’ là gì? Và liệu đây có phải là mối lo ngại trong cuộc chiến chống lại sự lây lan từ virus corona Covid-19 của các nước?
‘Siêu lây nhiễm’ thực sự là gì?
Theo giáo sư Tikki Pangestu từ Trường Y Lee Kuan của Singapore, ’siêu lây nhiễm’ nhằm ám chỉ những trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh lại di chuyển đi nhiều nơi, khiến virus lan rộng đến nhiều người ở các địa điểm khác nhau. Trên thực tế, các dịch bệnh bùng nổ trong quá khứ cũng đều xuất hiện những trường hợp ’siêu lây nhiễm’, kể cả SARS và MERS.
Leong Hoe Nam – chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Trung tâm Mount Elizabeth Novena (Singapore) bổ sung, một bệnh nhân cần lây nhiễm cho ít nhất 5 – 10 người khác mới có thể xem là một dạng ’siêu lây nhiễm’.
Nhưng dẫu vậy, các chuyên gia cho biết thông tin về các trường hợp như thế thực chất vẫn còn quá ít. Bởi vậy, khoa học hiện vẫn chưa thể lý giải vì sao một số bệnh nhân có thể trở thành ’siêu lây nhiễm’, trong khi số khác thì không. Ngoài ra, giáo sư Pangestu cũng nhấn mạnh rằng con số 2 – 3 người là ước tính trung bình, dựa trên các dữ liệu thu thập được đến thời điểm hiện tại.
‘Thực sự rất khó để xác định số ca lây nhiễm bắt nguồn từ một người, nhất là khi tình hình thay đổi mỗi ngày,’ – Pangestu chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
‘Có thể có trường hợp 1 người lây cho 100 người, nhưng cũng có thể 10 người chẳng lây cho bất kỳ ai.’
Hình ảnh kiểm tra thân nhiệt tại Malaysia
Nguồn gốc của các ’siêu lây nhiễm’ và liệu họ có thể khiến mầm bệnh lan nhanh hơn?
Thực ra, không có câu trả lời nào chắc chắn về việc các bệnh nhân ’siêu lây nhiễm’ là nguồn lây lan virus nhanh và hiệu quả hơn người thường. Dẫu vậy, một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cũng đặt ra được một vài giả thuyết cho câu chuyện này.
Video đang HOT
Ooi Eng Eong, giám đốc Chương trình Bệnh truyền nhiễm tại Trường y Duke-NUS (Singapore), mọi chuyện có khi đơn giản chỉ nằm ở việc người bệnh có giao tiếp xã hội nhiều hay không.
Kiểm tra thân nhiệt nơi công cộng tại Bangkok
‘Chẳng hạn, họ vô tình lấy tay che miệng khi ho rồi chưa rửa mà đã bắt tay người khác, hoặc ăn chung bàn thôi… đó là cách virus lây lan,’ – Eong cho biết.
Một khả năng khác được chuyên gia Leong chia sẻ, là tồn tại những người bản thân chứa lượng virus lớn hơn số còn lại do hệ miễn dịch quá kém. Họ có khả năng giải phóng lượng virus lớn hơn qua các chất dịch trong cơ thể. Ngoài ra, một số người với tính lịch sự không cao (ho hoặc hắt hơi không che miệng tại nơi công cộng) cũng có thể khiến nhiều người khác mắc bệnh.
Dẫu vậy, tất cả vẫn chỉ là giả thuyết. Theo Ooi, dù có nhiều yếu tố sinh học trong câu chuyện này, nhưng khoa học khó mà có câu trả lời chính xác trong một sớm một chiều.
‘Chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu về virus mới, và tôi không nghĩ khoa học sẽ sớm làm được, bởi số lượng các bệnh nhân như vậy là rất nhỏ,’ – Ooi chia sẻ. ‘ Khi số lượng là quá nhỏ, chúng ta không thể biết đây là ngẫu nhiên, hay có tồn tại những con người như vậy thật.
Trả lời cho câu hỏi liệu các trường hợp ’siêu lây nhiễm’ có dễ xuất hiện khi virus lan ra biên giới nước khác, Pangetsu cho rằng hiện tại không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ quan điểm này. ‘Siêu lây nhiễm’ dễ xảy ra hơn ở những chốn đông người, và những đối tượng dễ trở thành ’siêu lây nhiễm’ thường là người già, trẻ nhỏ, hoặc những ai đang mắc bệnh nặng khiến hệ miễn dịch suy yếu.
‘Sự tồn tại của các bệnh nhân siêu lây nhiễm là đáng lo ngại, nhưng cũng cần hiểu rằng đây vốn là hiện tượng bình thường trong các dịch bệnh,’ – Hsu Li Yang, giám đốc chương trình truyền nhiễm tại ĐH Quốc gia Singapore.
‘Về tổng quan, không nên phân biệt đối xử với những người siêu nhiễm. Đa số các trường hợp đó không phải lỗi của họ.’
Nhân viên nhà tang lễ tại Vũ Hán di chuyển thi thể người nhiễm virus Covid-19 (Ảnh: AP)
Các bệnh nhân ’siêu lây nhiễm’ khiến quá trình kiểm soát dịch bệnh thay đổi?
Về cơ bản thì có! Việc một nguồn bệnh có khả năng lây lan nhanh xuất hiện sẽ đòi hỏi phản ứng hết sức nhanh chóng. Trong hầu hết các trường hợp, cách hiệu quả nhất để chặn đứng hiện tượng siêu nhiễm là phải đảm bảo người tiếp xúc bị cách ly nhanh chóng.
Leong cho biết, cách tốt nhất để xác định tồn tại trường hợp siêu lây nhiễm là phải đảm bảo tính chính xác khi theo dõi dữ liệu. ‘Theo dõi càng chính xác bao nhiêu, khả năng kiểm soát dịch bệnh sẽ nhanh chóng bấy nhiêu.’
*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.
Theo Ooi, dù là siêu lây nhiễm hay không, các biện pháp phòng ngừa đối với từng cá nhân thì vẫn như vậy. Ông cho biết tất cả mọi người nên tập thói quen giữ vệ sinh tốt – rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, và đặc biệt là không chạm tay lên mặt sau khi sờ vào những bề mặt nơi công cộng. Ngoài ra, các trường hợp thấy triệu chứng bị cúm thông thường: đau họng, sổ mũi, sốt… cần hạn chế ra ngoài.
Tham khảo: SCMP
Theo J.D/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Bí ẩn những loài chim trong thế giới siêu nhiên
Những nhà nghiên cứu cho rằng, loài vật cũng có linh hồn và nếu có thế giới siêu nhiên thì chúng cũng là một thành phần ở đó.
Loài chim trong thế giới siêu nhiên. Ảnh minh họa
Một số tài liệu cho thấy, chim thường xuất hiện trong những trường hợp không ngờ và biến mất như tan vào không khí, để lại những nghi vấn cho đến nay chưa được giải đáp.
Những cuộc chạm trán đầy kinh hãi
Những tài liệu về chim trong thế giới siêu nhiên dễ được tìm thấy, trong đó có nhiều câu chuyện rất lôi cuốn. Đáng kể nhất là các tác phẩm của Elliott O'Donnell, người được cho là có uy tín trong giới nghiên cứu linh hồn và kiếp sau.
Sinh năm 1872, O'Donnell làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời vào năm 1965 ở tuổi 93. Quan tâm sâu sắc đến các báo cáo về sinh vật lạ, ông tập hợp và công bố một tài liệu hồi thế kỷ 19 với nội dung như sau:
- Henry Spicer, trong quyển Strange Things Among Us có kể, thuyền trưởng Morgan, một quý ông hoạt bát và đáng kính, đến London, Anh vào năm 1841, nghỉ qua đêm trong một khách sạn kiểu cũ khá lớn. Căn phòng ông ngủ có đầy đồ đạc cổ, gợi nhớ lại thời vua George I, một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử của nước Anh.
Do mệt mỏi, thuyền trưởng lên giường nằm và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Bất thình lình ông giật mình thức giấc bởi tiếng vỗ cánh. Nhìn lên, ông thấy một con chim to màu đen với đôi cánh giang rộng, cặp mắt nảy lửa nhìn ông, đang đậu trên một trong 4 cọc của chiếc giường.
Sinh vật bay đến tìm cách mổ vào mắt ông. Thuyền trưởng Morgan chống lại và sau một nỗ lực mạnh mẽ, ông đã dồn nó đến chiếc sofa trong góc phòng. Lúc này, nó bắt đầu dịu xuống và nhìn ông với ánh mắt đầy sợ hãi.
Ông lao đến quyết bóp chết nó, nhưng trước sự ngạc nhiên của ông, con chim như tan vào không khí, không để lại dấu vết gì.
Ông rời khỏi khách sạn vào sáng sớm hôm sau, nghĩ rằng những gì đã thấy là một hồn ma, nhưng không đưa ra lời giải thích nào về hiện tượng này. Có thể đó là linh hồn của một tội phạm còn lưu luyến thế gian hoặc của một người đầy tội lỗi đã từng sống ở đây, hoặc là hồn ma của một con chim thật sự.
Sau khi thuật lại câu chuyện, O'Donnell nói thêm: "Tôi từng nghe về một ngôi nhà cũ gần Poole ở Dorset và một cái khác ở Essex, là nơi thường lui tới của những con chim ma. Vào cuối năm 1860, hồn ma của một con chim kích cỡ như một con quạ thường được nhìn thấy bởi những người sống trong ngôi nhà tại Dean Street, Soho.
Cuối cùng họ cũng đã quen với sự xuất hiện của nó. Chim không chỉ ám ảnh trong những ngôi nhà, người ta còn gặp chúng ở bên ngoài, nhưng rất ít gặp ở rừng và những cánh đồng hoang. Tôi thường nhìn thấy linh hồn của nhiều loài chim ở các công viên tại Dublin và London".
Một nhà nghiên cứu khác là F.G Lee, tác giả của một quyển sách có tên là Glimpses in the Twilight, xuất bản vào năm 1888, với nội dung đầy những câu chuyện rùng rợn, trong đó có kể về một con quái vật chim ghê gớm.
Ông cho biết: "Vào khoảng năm 1749, nhiều cư dân ở một ngôi làng tin rằng các hầm mộ dưới nhà thờ West Drayton, gần Uxbridge, bị ma ám.
Những tiếng động kỳ lạ thường được nghe ở bên trong tòa nhà linh thiêng này và người trông nom nhà thờ lúc đó, một người hoàn toàn không mê tín, phải thừa nhận rằng có những chuyện kỳ quặc liên quan đến hầm mộ đã xảy ra.
Những người khác kể rằng có 3 người từ một ngôi nhà trong trang viên liền kề đã nhìn qua một lưới sắt ở khuôn viên nhà thờ - nơi có ống thông khói của hầm mộ, họ nghe tiếng la hét, tiếng ồn ào liên tục và đến gần thì thấy một con quạ đen rất to đậu trên một trong những chiếc quan tài.
Con chim kỳ lạ này cũng được nhìn thấy bởi một tu sĩ của giáo khu lúc đó, khi ông khoét tấm lưới để nhìn qua ống thông khói những gì xảy ra bên trong hầm mộ đóng kín. Người vợ của mục sư giáo khu và con gái của bà ta cũng thường nhìn thấy nó.
Cuối cùng, một buổi chiều nọ khi một thanh niên cho biết có một con quạ to lớn đang bay ở bên trong thánh đường, bốn người đàn ông và hai thiếu niên trang bị gậy, gạch đá, xách đèn lồng đến và tìm thấy nó vẫy cánh giữa mái nhà. Họ đuổi theo tìm cách bắt nó.
Bay từ bên này sang bên nọ, và bị đánh trúng bởi những chiếc gậy, một cánh của nó dường như bị gãy. Nó kêu thét và cố bay vào trong thánh đường thì hai người đàn ông lao đến và dồn nó vào một góc.
Khi mọi người tin chắc sẽ bắt giữ được con chim quái quỷ thì nó biến mất như tan vào không khí!".
Có phải trùng hợp ngẫu nhiên?
Nick Redfern là nhà văn, nhà báo, giảng viên, thường viết về những bí ẩn chưa giải đáp như Người tuyết, UFO và quái vật hồ Loch Ness, cùng các thuyết âm mưu. Câu chuyên của ông về loài chim trong thế giới siêu linh được giới nghiên cứu quan tâm:
Quyển sách "Strange Things Among Us" của Henry Spicer kể nhiều chuyện siêu nhiên huyền bí.
- Năm 2010, mẹ tôi mất vì ảnh hưởng của căn bệnh Alzheimer. Có một điều gì đó rất lạ xảy ra vào thời điểm đau buồn này.
Điều mà tôi không bao giờ quên. Vào một buổi sáng của ngày tang lễ, tại nhà của bố tôi ở Anh, chúng tôi đang ngồi trò chuyện trong phòng khách thì bỗng nghe một tiếng động thật lớn phát xuất từ đâu đó bên ngoài.
Chúng tôi ra ngoài tìm kiếm thấy một con chim màu đen nằm chết dưới đất. Các dấu vết cho thấy nó đâm sầm vào cửa sổ nhà bếp với lực thật mạnh.
Ngày hôm sau, chúng tôi đến nhà dưỡng lão nơi mẹ tôi đã sống kể từ năm 2002. Mục đích của chuyến đi là để cảm ơn những nhân viên ở đây đã giúp đỡ và chăm sóc bà trong những năm qua.
Bước xuống xe, chúng tôi gặp ngay bên ngoài cửa chính của cơ sở này một con chim nhỏ lông màu sáng nằm chết. Chúng tôi phải bước tránh sang một bên để vào tòa nhà.
Khoảng một tuần sau tang lễ của mẹ tôi, chúng tôi phải bay trở về Mỹ. Quay về nhà, chúng tôi thấy ngay bậc cửa ra vào, một con chim nằm chết thẳng cẳng. Và một điều lạ là nó cũng có màu lông sáng.
Dĩ nhiên, ở một vài thời điểm trong cuộc sống, nhiều người đã từng vấp phải một con chim chết ở đâu đó. Nhưng đến 3 con, tình cờ gặp trong vòng chưa đến 2 tuần tại nhà bố tôi ở Anh, tại Arlington, Texas nơi tôi sống và nơi an dưỡng của mẹ tôi, tất cả đều diễn ra sau cái chết của bà có đáng được quan tâm không?
Có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi không phải là một người tin hoàn toàn vào thế giới siêu nhiên nhưng với nhiều trường hợp, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thấu đáo.
Thiên Lý
Theo giaoducthoidai.vn/Mysteriousuniverse
Hé lộ bí mật 'động trời' về cái chết của Hoàng đế Quang Tự Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng Quang Tự, vị hoàng đế đời nhà Thanh của Trung Quốc, đã bị chết vì đầu độc. Tên tuổi của vua Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nổi tiếng bị thất bại trong Trung Quốc. Quyền lực hầu hết vẫn bị Từ Hy Thái Hậu với tư tưởng bảo...