Bệnh nhân phi công Anh: ‘Xin đừng chủ quan với Covid-19′
Stephen Cameron, phi công người Anh và từng là ‘ bệnh nhân 91′, vẫn đang điều trị phục hồi tại quê nhà, khuyên công chúng Anh “không chủ quan với Covid-19″.
Cameron, 43 tuổi, là một trong những bệnh nhân Covid-19 nghiêm trọng nhất từng được đội ngũ y tế Việt Nam điều trị.
“Tôi là một ví dụ sống động cho thấy tác động và mức độ nghiêm trọng của virus”, ông trả lời phỏng vấn của truyền thông địa phương từ giường bệnh.
“Tôi không nghĩ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) có thể chống đỡ nổi nếu xuất hiện một làn sóng các bệnh nhân ở tình trạng như tôi, cần số tiền chữa trị và các biện pháp tương tự”, ông bổ sung.
Lời cảnh báo của Cameron đưa ra ngay khi Anh và một số nước châu Âu có nguy cơ đối mặt với làn sóng thứ hai của Covid-19. Số ca nhiễm nCoV của Anh hôm 27/7 đã vượt quá 300.000. Hôm 24/7, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo nước này sẽ phải đối phó với đại dịch đến giữa năm 2021 và tuyên bố chính phủ đang chuẩn bị cho một đợt bùng phát nữa vào mùa đông.
Nhân viên y tế ở Anh cho biết Cameron vẫn “còn chặng đường dài” để trở lại bình thường. Bác sĩ Manish Patel, chuyên gia tư vấn hô hấp, người chịu trách nhiệm chăm sóc cho phi công kể từ khi ông trở về Scotland ngày 12/7, cho biết: “Quá trình phục hồi chức năng giống như chạy việt dã. Tôi nghĩ anh ấy còn cần chạy nhiều chặng nữa”.
Mục tiêu của ông Cameron là tiếp tục công việc vào đầu năm tới. Tuy nhiên quá trình phục hồi có thể khó khăn và tốn thời gian hơn.
Video đang HOT
Stephen Cameron đang trong quá trình phục hồi chức năng tại bệnh viện Wishaw. Ảnh: BBC
“Bệnh nhân 91″, theo cách ghi nhận của Việt Nam, cũng được xác định là một trong những ca nặng nhất của khu vực. Trong 68 ngày liên tiếp, ông ta phải thở ECMO – hình thức hồi sức dành cho các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng.
Y bác sĩ Việt Nam gần như đã tính đến phương án ghép phổi khi chức năng phổi của ông giảm xuống còn 10%. Cameron cũng bị suy đa tạng, giảm 30 kg khi đang hôn mê.
“Tôi được cho biết tôi là bệnh nhân nặng nhất châu Á. Các bác sĩ Việt Nam có thể sử dụng những kinh nghiệm rút ra từ quá trình điều trị tôi để giúp những người bệnh nặng khác”, Cameron nói. “Khi thức dậy lần đầu tiên, tôi đã nghĩ liệu mình có thể đi lại không. Tôi lo lắng về việc bị liệt cả đời, không chắc đây có phải dấu chấm hết cho sự nghiệp hàng không”.
Cameron cho rằng điều quan trọng là mỗi người phải tuân thủ khuyến cáo giãn cách xã hội và biện pháp vệ sinh mà chính phủ đưa ra. “Mọi người có thể htấy bực bội vì phải đi găng hay phải giãn cách 2 mét. Nhưng các bạn thấy đấy, nếu bị nhiễm, như tôi phải sống nhờ máy móc suốt 10 tuần”.
“Đây không phải chuyện vớ vẩn. Đây là vấn đề nghiêm trọng. Mọi người đừng chủ quan, cho đến khi nào chúng ra diệt sạch được (dịch bệnh)”.
Tính đến ngày 28/7, thế giới ghi nhận hơn 16 triệu ca dương tính nCoV và khoảng 650.000 người chết. Mỹ và Brazil vẫn là hai nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dịch bệnh cũng có chiều hướng leo thang ở châu Phi và tái bùng phát ở nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Bệnh nhân 91 có nhịp tự thở khi giảm liều an thần, tiên lượng còn nặng
Bệnh nhân 91 (phi công người Anh) có nhịp tự thở (15 - 25 lần/phút) khi giảm liều an thần. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân còn nặng, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO và nhiễm trùng phổi chưa được khống chế.
Từ chiều 22-5, bệnh nhân 91 (phi công người Anh) được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đó, bệnh nhân có 2 tháng 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - Ảnh: MỸ THƯƠNG
Trưa 23-5, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết bệnh nhân 91 (phi công người Anh) còn hôn mê dưới thuốc an thần và dãn cơ.
Khi giảm liều an thần, bệnh nhân có nhịp tự thở với nhịp dao động 15 - 25 lần/phút, mạch 102 lần/phút; huyết áp 156/77; thở máy (tần số FiO2 40%; PEEP 10; Pi 14)...
Chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do Burkholderia cepacia (nhóm vi khuẩn phức tạp, một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm), nhiễm nấm máu, tổn thương thận cấp.
"Đánh giá so với một tuần trước, bệnh nhân không có gì tiến triển tích cực, tiên lượng còn nặng, còn phụ thuộc gần hoàn toàn vào ECMO và nhiễm trùng phổi chưa khống chế được" - bác sĩ Thức thông tin.
Về hướng điều trị sắp tới, bác sĩ Thức cho hay bệnh nhân tiếp tục ECMO, thở máy, ngưng lọc máu siêu liên tục, dùng thuốc lợi tiểu tiêm mạch, kháng sinh, an thần, dãn cơ và từng bước giảm liều dần tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được truyền dinh dưỡng tĩnh mạch và đường tiêu hóa, nội soi phế quản hút đàm và cấy dịch rửa phế quản, vật lý trị liệu hô hấp, theo dõi điều chỉnh nước điện giải và đông máu, săn sóc vết loét cùng cụt.
Bệnh nhân 91 điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới (TP.HCM) từ ngày 18-3 và đến ngày 22-5 thì chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân tiếp tục duy trì thở máy xâm nhập ngày thứ 49, can thiệp ECMO và lọc máu ngày thứ 48, mở khí quản ngày thứ 30.
Trong buổi tiếp nhận bệnh nhân 91, bác sĩ Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết sẽ huy động toàn lực để cứu chữa bệnh nhân, đến khi bệnh nhân có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về sức khỏe sẽ tiến hành ghép phổi theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19.
Báo Mỹ: Phi công người Anh là biểu tượng chống COVID-19 thành công của Việt Nam Ngày 11/7, New York Times dẫn theo tờ Reuters đưa tin bệnh nhân phi công người Anh là "biểu tượng cho thành công trong đại dịch của Việt Nam". Tờ báo bình luận câu chuyện của viên phi công trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - "nơi kết hợp xét nghiệm có mục tiêu và kiểm dịch nghiêm ngặt giúp giới...