Bệnh nhân ở Đà Nẵng âm tính với Ebola
Chiều 2/11, kết quả PCR lần 2 cho thấy bệnh nhân Ch. 100% âm tính với virus Ebola, Sở Y tế Đà Nẵng thông báo kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
16h ngày 2/11, ông Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết kết quả xét nghiệm PCR lần 2 khẳng định bệnh nhân Ch. không mắc Ebola. Sáng cùng ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thông báo kết quả xét nghiệm Real time PCR lần 1 mẫu phẩm của bệnh nhân Ch. cho thấy 99% âm tính với loại virus này. Tuy nhiên, khu vực điều trị bệnh nhân này tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đến giờ vẫn được đóng cửa cách ly.
Các bác sĩ ở khu vực cách ly Đà Nẵng đã thở phào khi nhận kết quả bệnh nhân âm tính với Ebola. Ảnh: Nguyễn Đông
“Huyết áp và các chỉ số khác của bệnh nhân ổn định và đang được tiếp tục theo dõi”, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Ch. nói. “6 bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thay phiên nhau một cách thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân Ch. và không được ra khỏi khu vực cách ly”, bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nam, từ khi nhập viện, bệnh nhân Ch. luôn tỏ ra lo lắng. Hơn một ngày nằm điều trị, anh chủ yếu nghỉ ngơi, không nói chuyện trực tiếp hay qua điện thoại với ai. Sáng nay, khi biết kết quả 99% âm tính với Ebola, anh Ch. mới vui vẻ, lạc quan hơn.
Hiện tại, khu vực cách ly dành cho bệnh nhân Ch. nằm ở tầng trên cùng của Khoa Y học nhiệt đới (bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) tình hình đã bớt căng thẳng. Nếu có kết quả âm tính với Ebola, bệnh viện sẽ không cách ly bệnh nhân nữa mà chuyển ra bên ngoài để điều trị bệnh sốt rét như bình thường. Tuy nhiên phải theo dõi tình trạng bệnh nhân trong vòng 21 ngày tiếp theo.
Danh sách các hành khách, bác sĩ tiếp xúc với bệnh nhân Ch. đã được cơ quan chức năng xác định để có thể giám sát khi phát sinh tình huống xấu. Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho hay Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TP HCM đã phối hợp nhanh với Đà Nẵng để xác định được những hành khách đi cùng chuyến bay ngồi gần anh Ch. “Qua trường hợp của bệnh nhân Ch. chúng ta cần tập trung giám sát những người ở trong vùng dịch đến Việt Nam”, bà Yến nói.
Trưa 1/11 bệnh nhân Ch. (26 tuổi, quê xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị sốt và vào bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cấp cứu. Anh này cho biết mình vừa trở về từ Guinea – quốc gia đang có dịch Ebola – nên lập tức được chuyển đến Khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) điều trị theo quy trình ứng phó với dịch bệnh này.
Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức họp và phát thông báo khẩn về việc tiếp nhận ca bệnh nghi nhiễm Ebola, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để chuyển ra Hà Nội cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Việc cách ly bệnh nhân, xử lý môi trường tuân thủ theo đúng quy trình điều trị bệnh nhân Ebola.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Sierra Leone: Nhiều ngôi làng bị "xóa sổ" vì virus Ebola
Số lượng người thiệt mạng do nhiễm virus Ebola tại Sierra Leone có thể cao hơn nhiều so với thông kê trước đây, khi nhiều ngôi làng không còn người dân nào sống sót do ảnh hưởng của dịch bệnh này.
Theo Rony Zachariah, điều phối viên hoạt động nghiên cứu của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), ảnh hưởng của dịch Ebola tại Sierra Leone thực tế không được báo cáo đầy đủ. Điều này đồng nghĩa số lượng người tử vong do nhiễm virus Ebola trên thế giới có thể tăng lên con số 20.000.
Nhiều ca tử vong do nhiễm Ebola tại Sierra Leone không được thống kê.
"Tình hình rất thê thảm. Một số làng và cộng đồng về cơ bản đã bị xóa sổ. Một trong những làng tôi tới thăm, 39/40 cư dân đã tử vong (do nhiễm Ebola)", ông Zachariah cho biết. "Nhiều cộng đồng đã biết mất, nhưng không được thống kê. Tình hình thực tế tồi tệ hơn nhiều."
Theo thống kê mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ebola đã cướp đi sinh mạng của 4.951 người trong tổng số 13.567ca nhiễn. Nhưng ông Zachariah cho rằng số lượng người chết thực tế có thể là 20.000. Ông lập luận: "WHO cho biết tỷ lệ chính xác của thống kê là 2,5, nên số lượng người chết do Ebola thực tế có thể cao hơn 2,5 lần so với thống kê. Con số này có thể là 10.000, 15.000 hay 20.000."
Ông Zachariah cho biết Sierra Leone đang thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng. "Sierra Leone có 1 y tế cho 10.000 người, nhưng đã mất 12 nhân viên. Hệ thống y tế sẽ làm việc như thế nào?"
Trong khi đó, nhưng trường hợp nhiễm Ebola mới nhất ở Tây Ban Nha và Mỹ gây ra lo ngại bệnh dịch này có thể bùng phát mạnh hơn.
Canada đã tăng cường an ninh biên giới để hạn chế nguy cơ Ebola xâm nhập vào nước này. Chính phủ Canada ngày 31/10 thông báo nước này tạm dừng thủ tục làm visa cho những người từng ở tại Guinea, Liberia và Sierra Leone trong 3 tháng qua.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Khám phá)
Nhà nước Hồi giáo âm mưu dùng Ebola làm vũ khí sinh học Giới chức Tây Ban Nha cho hay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) muốn tiêu diệt người phương Tây bằng mọi cách, trong đó có cả việc sử dụng virus Ebola làm vũ khí. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: AFP Mirror dẫn lời Bộ trưởng an ninh Tây Ban Nha Francisco Martinez trong cuộc họp với quốc hội...