Bệnh nhân nội trú chưa được quan tâm dinh dưỡng
Sau 3 năm hướng dẫn công tác dinh dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá bệnh nhân chưa được bệnh viện phục vụ tốt.
Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, kết quả kiểm tra việc thực hiện thông tư về dinh dưỡng và tiết chế tại bệnh viện cho thấy vẫn còn nhiều việc phải chấn chỉnh và tiếp tục hoàn thiện.
Cụ thể, chỉ khoảng nửa số bệnh viện trong cả nước có phòng khám, tư vấn dinh dưỡng; khu bếp chế biến và cung cấp suất ăn đúng quy cách liên hoàn chỉ đạt 66,6%. Gần 20% bệnh viện chưa đảm bảo hệ thống nước sạch, hơn 72% bệnh viện có nhà ăn riêng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện phải có chế độ ăn bệnh lý dành riêng cho người bệnh. Ảnh minh họa: Thiên Chương
Cũng theo ông Khuê, có đến hơn nửa khoa/tổ dinh dưỡng của các bệnh viện chưa đủ dụng cụ chuyên dụng phục vụ công tác khám chữa bệnh; hơn 80% bệnh viện chưa có sẵn phương tiện kiểm tra vệ sinh dụng cụ mẫu kiểm tra nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Một khiếm khuyết lớn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ dinh dưỡng cho người bệnh là có đến gần 30% bệnh viện chưa có tổ hoặc khoa dinh dưỡng, hoặc nếu có thì người phụ trách dinh dưỡng chưa có chuyên môn (chỉ khoảng 45% là bác sĩ, còn lại là nữ điều dưỡng, hộ sinh). So với các địa phương trong cả nước, TP HCM là nơi thực hiện tốt nhất công tác dinh dưỡng cho người bệnh. Kiểm tra sau 3 năm cho thấy 97% bệnh viện ở thành phố này đã có khoa/tổ dinh dưỡng, chất lượng cán bộ dinh dưỡng trong mỗi bệnh viện cũng được nâng cao, song cũng tồn tại không ít hạn chế.
Bà Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân nội ngoại trú và xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng, cung cấp suất ăn chưa thực hiện đầy đủ. “Nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ công tác dinh dưỡng còn thiếu hụt. Một số bệnh viện giao khoán việc chế biến suất ăn bệnh lý cho căng tin nên chưa đảm bảo chất lượng chuyên môn”, bà Diệp nói.
Tại Đồng Tháp, đại diện bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết có khoa dinh dưỡng, hàng tháng trên 3.000 suất ăn theo chế độ bệnh lý được mang đến tận giường cho bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn. Tình hình dịch bệnh luôn quá tải nên công tác dinh dưỡng chưa chú trọng; bác sĩ dinh dưỡng chưa được đào tạo chính quy nên chưa tạo được niềm tin. Ngoài ra, người bệnh cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ăn để hỗ trợ điều trị, mà chỉ tập trung vào thuốc.
Năm 2011, Bộ Y tế ra thông tư hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện, thông tư yêu cầu các bệnh viện tổ chức, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú. Với bệnh nhận nội trú, cơ sở y tế phải ghi chế độ ăn bệnh lý vào y bạ hoặc đơn thuốc điều trị ngoại trú.
Theo thông tư này, bác sĩ điều trị đánh giá và ghi nhận xét tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lúc nhập viện và quá trình điều trị. Bác sĩ chỉ định chế độ ăn hàng ngày phù hợp với bệnh của bệnh nhân và ghi mã số chế độ ăn theo quy định của Bộ Y tế vào phiếu điều trị trong hồ sơ bệnh án.
Cũng theo Bộ Y tế, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý và được cung cấp suất ăn tại buồng bệnh. Bệnh viện cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thức ăn từ chế biến, bảo quản đến vận chuyển.
Thiên Chương
Theo VNE
ĐH Kinh tế Quốc dân: Loại 1.280 hồ sơ dự thi vì trùng tên
GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, sau khi rà soát hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh, nhà trường đã loại 1.280 hồ sơ đăng ký của thí sinh.
Trao đổi với báo chí ngày 3/7, GS.TS Phạm Quang Trung - Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, nhà trường đã rà soát và loại bỏ được 1.282 hồ sơ ảo, bởi đây là những hồ sơ trùng lặp tên tuổi, ngày tháng năm sinh, trường học... do tình trạng một thí sinh đăng ký nhiều hồ sơ vào nhiều ngành khác nhau của trường. Thậm chí, có thí sinh đăng ký tới 7 bộ hồ sơ. Trong ngày làm thủ tục dự thi, nhà trường cho phép thí sinh chốt lại ngành thi trong nhiều ngành đã đăng ký.
"Qua việc loại hồ sơ "ảo" này, nhà trường đã tiết kiệm được nhân lực tương đương với việc phục vụ cho một điểm thi lớn với chi phí hơn 220 triệu đồng. Đây có thể coi là điểm mới trong công tác tuyển sinh của nhà trường" - GS Trung cho hay.
Thí sinh làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng nay 3/7.
Được biết, tuyển sinh 2014, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có tổng số 17.598 hồ sơ đăng ký dự thi. Ngoài các địa điểm thi tại Hà Nội, đối với Cụm thi tại Hải Phòng, Vinh, Quy nhơn, Nhà trường đã bố trí 3 điểm thi với 57 phòng thi. Trường đã điều động hơn 1.100 cán bộ, viên chức và sinh viên, đảm bảo mỗi phòng thi có ít nhất 01 giám thị là cán bộ viên chức. Đặc biệt, về phòng chống gian lận công nghệ cao trong thi, nhà trường đã trình chiếu những thiết bị công nghệ cao đang bán trên thị trường như bút, kính gắn camera, tai nghe truyền tin... trong buổi tập huấn cán bộ coi thi.
GS Trung cho biết, thực tế có rất nhiều phương tiện công nghệ thông tin hiện đại người bình thường rất khó phát hiện. Điều quan trọng nhất để giữ kỷ luật phòng thi là cán bộ coi thi, ngoài thực hiện đúng theo quy chế quy định phải tập trung quan sát các thí sinh sẽ phát hiện ra ngay nếu thí sinh đó có biểu hiện gian lận. Đến thời điểm này các điểm thi đã được kiểm tra lần cuối, đảm bảo về cơ sở vật chất, thuận tiện cho thí sinh tham gia kỳ thi. Nhà trường chỉ đạo, tăng cường công tác, nghiệp vụ, quy trình của tuyển sinh, do đó công tác tập huấn đã được triển khai đến từng cán bộ coi thi, đảm bảo đầy đủ, đúng quy trình, không để xảy ra sai sót nào dù nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, nhằm giúp thí sinh có tâm lý tốt nhất để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi, đối với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đã miễn phí 1.200 suất ăn chính, 2000 suất bánh Kinh đô và sữa, 500 chỗ ở cho thí sinh và một người thân đi cùng, miễn phí tiền gửi xe máy, xe đạp cho thí sinh ở điểm thi tại trường, các điểm căng tin, nhà ăn tại trường phục vụ cho thí sinh và gia đình khi có nhu cầu.
GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đến thăm, động viên và tặng quà cho thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con thương binh, Gia đình Liệt sĩ đang ở tại khu Nội trú của trường.
Theo Dân Trí
Khánh Hòa: 11 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% Trưa nay 16/6, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa đã công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở hệ THPT là 99,29%, hệ GDTX là 90,82%. Đặc biệt có 11 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Nha Trang trao đổi sau buổi...